Công văn khẩn ngày 9/7 của UBND tỉnh Thanh Hóa gửi trực tiếp lên Thủ tướng, con số cán bộ của xã Quảng Vinh bị “lẹm” mất 49 người (205 cán bộ).
Trao đổi với PV, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) Nguyễn Hữu Đức cho biết, một xã có 15 thôn như ở Quảng Vinh (Thanh Hóa) có 254 cán bộ cơ bản là hợp lý; và thực tế cả nước cũng có xã hơn 180 cán bộ.
“Theo báo cáo của địa phương thì xã Quảng Vinh, 15 thôn có 254 cán bộ. Theo tôi con số ấy có thể chấp nhận được”, ông Đức nói.
Tuy nhiên, số 254 cán bộ là do trực tiếp Đảng ủy xã Quảng Vinh đưa ra vào ngày 5/7. Còn công văn khẩn ngày 9/7 của UBND tỉnh Thanh Hóa gửi trực tiếp lên Thủ tướng thì con số của xã bị “lẹm” mất 49 người (205 cán bộ).
Cụ thể, báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa ở xã Quảng Vinh có 22 công chức; người hoạt động không chuyên trách: có 17 chức danh, bố trí 18 người (Phó trưởng Công an bố trí 02 người); người hoạt động không chuyên trách ở thôn có 45 người; tổ an ninh thôn 30 người; thôn đội trưởng 15 người; trưởng các Chi hội, Đoàn thể ở thôn 75 người.
Còn theo báo cáo của Đảng ủy xã Quảng Vinh thì bộ xã có 40 người gồm: 22 cán bộ, công chức xã và 18 người hoạt động không chuyên trách; cán bộ thôn có 214 người/15 thôn gồm: Bí thư chi bộ và trưởng thôn 30 người, công an viên 15 người, tổ an ninh gồm 30 người, thôn đội trưởng 15 người, dân quân tự vệ 19 người; có 7 đoàn thể ở mỗi thôn, tổng toàn xã có 15 thôn tương ứng với 105 người.
“Đây là con số của địa phương báo cáo, chúng tôi chưa có điều kiện để thẩm định đúng hay không đúng. Tuy nhiên, số cán bộ xã Quảng Vinh là 254 người thì có thể chấp nhận được và tốt nhất hiện nay là nên theo báo cáo của địa phương”, ông Đức nói.
Trong thực tế, ông Đức cho biết, điều tra của Vụ này cách đây 7 năm (năm 2005) trên địa bàn cả nước bình quân xã có cán bộ thấp nhất cũng lên tới 120 đến 130 người; nhiều xã cũng có khoảng 170 đến 180 người. Theo ông Đức trên địa bàn cả nước, một số xã lượng cán bộ nhiều hơn số bình quân kể trên là có thật.
“Trước đây, chúng tôi đã điều tra, hệ thống chính quyền cơ sở nếu chỉ riêng cán bộ cấp xã thì rất khó hoàn thành nhiệm vụ. Do vậy, ở địa phương phải có đầy đủ cán bộ mới xây dựng được chính quyền cơ sở”, ông Đức phân tích.
Cũng theo ông Đức, chế độ cán bộ công chức cấp xã cao nhất không quá 25 người. Cán bộ không chuyên trách cấp xã tối đa không quá 22 người. “Số cán bộ theo quy định làm việc ở xã thì không thể vượt lên được, chỉ có ở thôn các chi hội mới nhiều cán bộ làm việc. Cán bộ không chuyên trách ở thôn có thể làm truyền thanh, giao thông, thủy lợi… và cũng có khoảng 22 người”, ông Đức cho biết thêm.
Trao đổi với báo chí trước đó, ông Đức cho biết, cả nước có khoảng 130 nghìn thôn. Hiện mỗi thôn thường có khoảng 3 cán bộ: trưởng thôn, bí thư và công an viên. Tuy nhiên, thực tế ở mỗi thôn có số cán bộ còn nhiều hơn thế vì mỗi thôn còn các tổ chức chính trị xã hội khác nhau. Do vậy, nếu tính tổng cả nước có khoảng 900 nghìn cán bộ không chuyên trách cấp thôn, xã.
Theo Dantri
“Theo báo cáo của địa phương thì xã Quảng Vinh, 15 thôn có 254 cán bộ. Theo tôi con số ấy có thể chấp nhận được”, ông Đức nói.
Tuy nhiên, số 254 cán bộ là do trực tiếp Đảng ủy xã Quảng Vinh đưa ra vào ngày 5/7. Còn công văn khẩn ngày 9/7 của UBND tỉnh Thanh Hóa gửi trực tiếp lên Thủ tướng thì con số của xã bị “lẹm” mất 49 người (205 cán bộ).
ng Nguyễn Hữu Đức cho rằng một xã có 15 thôn như Quảng Vinh mà có 254 cán bộ là chấp nhận được |
Cụ thể, báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa ở xã Quảng Vinh có 22 công chức; người hoạt động không chuyên trách: có 17 chức danh, bố trí 18 người (Phó trưởng Công an bố trí 02 người); người hoạt động không chuyên trách ở thôn có 45 người; tổ an ninh thôn 30 người; thôn đội trưởng 15 người; trưởng các Chi hội, Đoàn thể ở thôn 75 người.
Còn theo báo cáo của Đảng ủy xã Quảng Vinh thì bộ xã có 40 người gồm: 22 cán bộ, công chức xã và 18 người hoạt động không chuyên trách; cán bộ thôn có 214 người/15 thôn gồm: Bí thư chi bộ và trưởng thôn 30 người, công an viên 15 người, tổ an ninh gồm 30 người, thôn đội trưởng 15 người, dân quân tự vệ 19 người; có 7 đoàn thể ở mỗi thôn, tổng toàn xã có 15 thôn tương ứng với 105 người.
“Đây là con số của địa phương báo cáo, chúng tôi chưa có điều kiện để thẩm định đúng hay không đúng. Tuy nhiên, số cán bộ xã Quảng Vinh là 254 người thì có thể chấp nhận được và tốt nhất hiện nay là nên theo báo cáo của địa phương”, ông Đức nói.
Trong thực tế, ông Đức cho biết, điều tra của Vụ này cách đây 7 năm (năm 2005) trên địa bàn cả nước bình quân xã có cán bộ thấp nhất cũng lên tới 120 đến 130 người; nhiều xã cũng có khoảng 170 đến 180 người. Theo ông Đức trên địa bàn cả nước, một số xã lượng cán bộ nhiều hơn số bình quân kể trên là có thật.
“Trước đây, chúng tôi đã điều tra, hệ thống chính quyền cơ sở nếu chỉ riêng cán bộ cấp xã thì rất khó hoàn thành nhiệm vụ. Do vậy, ở địa phương phải có đầy đủ cán bộ mới xây dựng được chính quyền cơ sở”, ông Đức phân tích.
Cũng theo ông Đức, chế độ cán bộ công chức cấp xã cao nhất không quá 25 người. Cán bộ không chuyên trách cấp xã tối đa không quá 22 người. “Số cán bộ theo quy định làm việc ở xã thì không thể vượt lên được, chỉ có ở thôn các chi hội mới nhiều cán bộ làm việc. Cán bộ không chuyên trách ở thôn có thể làm truyền thanh, giao thông, thủy lợi… và cũng có khoảng 22 người”, ông Đức cho biết thêm.
Trao đổi với báo chí trước đó, ông Đức cho biết, cả nước có khoảng 130 nghìn thôn. Hiện mỗi thôn thường có khoảng 3 cán bộ: trưởng thôn, bí thư và công an viên. Tuy nhiên, thực tế ở mỗi thôn có số cán bộ còn nhiều hơn thế vì mỗi thôn còn các tổ chức chính trị xã hội khác nhau. Do vậy, nếu tính tổng cả nước có khoảng 900 nghìn cán bộ không chuyên trách cấp thôn, xã.
Theo Dantri
Bình luận