Đó là xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, một trong những trung tâm cách mạng nổi bật của tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 1930 - 1945. Xã có 2 thanh niên yêu nước tham gia tổ chức yêu nước Tân Việt từ năm 1925.
Tháng 1/1931, Ban chấp hành Tỉnh bộ lâm thời Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập có 5 người thì 2 là người xã Xuân Minh.
Sau khi bị địch khủng bố trắng trong phong trào 1930-1931, BCH Tỉnh bộ đã được thành lập lại tại xã Xuân Minh vào ngày 17/3/1934 và sau đó họp một số lần ở đây trong giai đoạn đến năm 1945.
Xã cũng chính là nơi xảy ra vụ án đánh Tây đoan Béc-nác-đơ khiến hắn bắn chết người, dẫn đến phiên tòa với kết quả là tên thực dân này bị kết án 6 tháng tù treo, bị trục xuất khỏi xứ Trung kỳ - phiên tòa rất nổi tiếng trên báo chí Pháp giai đoạn Mặt trận Bình dân 1936… Địch lập đồn bốt, đàn áp nhiều lần nhưng không bao giờ dập tắt được phong trào cách mạng ở đây.
Trong giai đoạn 1930 – 1945, Xuân Minh có 105 chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, bị thực dân Pháp tuyên phạt tổng cộng hơn 500 năm tù và thực tế đã bị cầm tù tổng cộng hơn 300 năm.
Bên trong một nhà tù của thực dân Pháp (Ảnh minh họa) |
106 người của xã được công nhận là cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945, 50 gia đình được công nhận gia đình ân nhân cách mạng, Cụm di tích Xuân Minh (gồm 13 điểm) được công nhận cụm di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
Truyền thống cách mạng luôn được nhân dân Xuân Minh phát huy qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống Mỹ và xây dựng hòa bình.
Hôm qua, 30/8, xã Xuân Minh đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giai đoạn chống Pháp và danh hiệu Xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Video: Hà Nội 20 năm sau độc lập
Nguồn: Tiền phong
Bình luận