(VTC News) - Dù kinh tế Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo mức tăng trưởng đạt 6%, nhưng vẫn còn phải đối mặt với một số rủi ro như về nợ công - hiện đã bắt đầu ăn vào các khoản chi hỗ trợ sản xuất khác.
Trong bản báo cáo cập nhật về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam 2015 của Ngân hàng Thế giới (World Bank) được công bố vào sáng ngày 5/10, viễn cảnh trung hạn của nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là tích cực, dù vẫn còn tiềm ẩn một số rủi ro.
Cụ thể trong bản báo cáo của World Bank cho biết, tăng trưởng nửa đầu năm 2015 của Việt Nam đạt 6% - mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm năm qua.
Quá trình phục hồi tăng trưởng này được thúc đẩy là nhờ bởi tăng trưởng trong ngành công nghiệp chế tạo và du lịch. Trong bản báo cáo đã nêu rằng "cả 2 lĩnh vực này đóng góp gần một nửa tổng tăng trưởng GDP".
"Mặc dù lĩnh vực bán lẻ tăng mạnh nhưng lĩnh vực dịch vụ (chiếm gần 40% GDP) chỉ tăng 5,9% trong nửa đầu đầu 2015”. Ngoài ra hai lĩnh vực đầu tư và tiêu dùng cá nhân cũng đóng góp lớn trong chỉ số tăng trưởng này.
Đáng chú ý nhất là trong bản báo cáo đã chỉ ra việc mất cân đối tài khóa kéo dài đang gây quan ngại trong bối cảnh nợ công tăng, với mức thâm hụt ngân sách (tính cả trả nợ gốc) dự kiến đã lên tới 5,6% GDP chỉ trong 6 tháng đầu năm 2015.
“Điều đó thể hiện hiệu quả ngân sách kém trong khi chi thường xuyên và chi cho đầu tư cơ bản tăng. Tổng nợ công và nợ do Chính phủ bảo lãnh tiếp tục tăng và đạt mức 59,6% trong năm 2014 (54,5% năm 2013).
Tuy nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn bền vững nhưng chi phí trả nợ đã bắt đầu "ăn" vào các khoản chi hỗ trợ sản xuất khác trong ngân sách”, World Bank đánh giá.
Ngoài ra, một vấn đề nữa là Việt Nam còn chưa có được tiến bộ trong quá trình tái cơ cấu, đặc biệt là sự tái cơ cấu không đồng đều trong lĩnh vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước.
Theo World Bank, tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn đầu tư ngoài ngành đã bị chậm lại trong năm 2015.
Trong khi đó việc đẩy nhanh và hiệu quả quá trình tái cơ cấu sẽ giúp mức tăng trưởng có thể lên tới gần 7%. Hơn nữa Việt Nam sẽ có thể thực hiện được tham vọng trở thành một nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Hoạt động củng cố ngành ngân hàng, trong đó có việc sáp nhập và mua bán ngân hàng thương mại đã tăng tốc trong nửa đầu năm 2015.
Tuy nhiên, nợ xấu vẫn là một vấn đề lớn, khi VAMC vẫn chưa có khả năng thực hiện giải quyết bởi các yếu tố về nguồn tài chính, năng lực chuyên môn và các khung pháp lý.
Một vấn đề đáng quan ngại nữa trong bản báo cáo này của World Bank, đó là cán cân ngoại thương suy giảm đã khiến cho cán cân thương mại của Việt Nam bị thâm hụt khá lớn trong quý I của năm 2015.
Theo tính toán của tổ chức này, trong 7 tháng đầu năm 2015, thâm hụt thương mại đã lên tới 3,5 tỷ USD (trong khi thặng dư thương mại năm 2014 là 2,1 tỷ USD).
“Kết quả đó thể hiện xuất khẩu đang giảm đi trong khi nhập khẩu tăng lên, nhất là nhập khẩu hàng hóa trung gian và hàng hóa vốn” - World Bank phân tích.
Qua đó các ngân hàng trong nước có thể duy trì một mức lãi suất cho vay thấp hơn trước đây, làm cho tín dụng tính đến cuối tháng 6/2015 đã tăng trưởng thêm 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt chỉ tiêu do Ngân hàng Nhà nước đã đề ra.
Đi tới kết luận, bản báo cáo của World Bank nêu: "Viễn cảnh trung hạn của Việt Nam nói chung là tích cực nhưng vẫn còn tiềm ẩn một số rủi ro tiêu cực. Dự kiến tăng trưởng sẽ đạt trên 6% trong năm 2015 nhờ cầu tiêu dùng trong nước mạnh."
Ngoài ra, tổ chức này cũng cho rằng, dù chính sách tiền tệ mở rộng nhưng lạm phát vẫn sẽ ở mức thấp do ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, trong đó có giá lương thực và giá năng lượng (xăng, dầu) được đánh giá là ở mức thấp.
Cụ thể trong tháng 8/2015, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4,9%.
Động thái nới lỏng tiền tệ, cắt giảm lãi suất mới đây của Ngân hàng Nhà nước cũng được đánh giá là được hỗ trợ bởi các biện pháp kinh tế vĩ mô cẩn trọng, trong đó có nới lỏng giới hạn tiền gửi ngắn hạn và giảm rủi ro đối với một số hoạt động cho vay.
Huyền Trân
Trong bản báo cáo cập nhật về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam 2015 của Ngân hàng Thế giới (World Bank) được công bố vào sáng ngày 5/10, viễn cảnh trung hạn của nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là tích cực, dù vẫn còn tiềm ẩn một số rủi ro.
World Bank đánh giá nợ công của Việt Nam vẫn trong giới hạn bền vững |
Quá trình phục hồi tăng trưởng này được thúc đẩy là nhờ bởi tăng trưởng trong ngành công nghiệp chế tạo và du lịch. Trong bản báo cáo đã nêu rằng "cả 2 lĩnh vực này đóng góp gần một nửa tổng tăng trưởng GDP".
"Mặc dù lĩnh vực bán lẻ tăng mạnh nhưng lĩnh vực dịch vụ (chiếm gần 40% GDP) chỉ tăng 5,9% trong nửa đầu đầu 2015”. Ngoài ra hai lĩnh vực đầu tư và tiêu dùng cá nhân cũng đóng góp lớn trong chỉ số tăng trưởng này.
Đáng chú ý nhất là trong bản báo cáo đã chỉ ra việc mất cân đối tài khóa kéo dài đang gây quan ngại trong bối cảnh nợ công tăng, với mức thâm hụt ngân sách (tính cả trả nợ gốc) dự kiến đã lên tới 5,6% GDP chỉ trong 6 tháng đầu năm 2015.
“Điều đó thể hiện hiệu quả ngân sách kém trong khi chi thường xuyên và chi cho đầu tư cơ bản tăng. Tổng nợ công và nợ do Chính phủ bảo lãnh tiếp tục tăng và đạt mức 59,6% trong năm 2014 (54,5% năm 2013).
Tuy nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn bền vững nhưng chi phí trả nợ đã bắt đầu "ăn" vào các khoản chi hỗ trợ sản xuất khác trong ngân sách”, World Bank đánh giá.
Ngoài ra, một vấn đề nữa là Việt Nam còn chưa có được tiến bộ trong quá trình tái cơ cấu, đặc biệt là sự tái cơ cấu không đồng đều trong lĩnh vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước.
Theo World Bank, tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn đầu tư ngoài ngành đã bị chậm lại trong năm 2015.
Trong khi đó việc đẩy nhanh và hiệu quả quá trình tái cơ cấu sẽ giúp mức tăng trưởng có thể lên tới gần 7%. Hơn nữa Việt Nam sẽ có thể thực hiện được tham vọng trở thành một nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Hoạt động củng cố ngành ngân hàng, trong đó có việc sáp nhập và mua bán ngân hàng thương mại đã tăng tốc trong nửa đầu năm 2015.
Tuy nhiên, nợ xấu vẫn là một vấn đề lớn, khi VAMC vẫn chưa có khả năng thực hiện giải quyết bởi các yếu tố về nguồn tài chính, năng lực chuyên môn và các khung pháp lý.
Một vấn đề đáng quan ngại nữa trong bản báo cáo này của World Bank, đó là cán cân ngoại thương suy giảm đã khiến cho cán cân thương mại của Việt Nam bị thâm hụt khá lớn trong quý I của năm 2015.
Theo tính toán của tổ chức này, trong 7 tháng đầu năm 2015, thâm hụt thương mại đã lên tới 3,5 tỷ USD (trong khi thặng dư thương mại năm 2014 là 2,1 tỷ USD).
“Kết quả đó thể hiện xuất khẩu đang giảm đi trong khi nhập khẩu tăng lên, nhất là nhập khẩu hàng hóa trung gian và hàng hóa vốn” - World Bank phân tích.
Qua đó các ngân hàng trong nước có thể duy trì một mức lãi suất cho vay thấp hơn trước đây, làm cho tín dụng tính đến cuối tháng 6/2015 đã tăng trưởng thêm 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt chỉ tiêu do Ngân hàng Nhà nước đã đề ra.
Đi tới kết luận, bản báo cáo của World Bank nêu: "Viễn cảnh trung hạn của Việt Nam nói chung là tích cực nhưng vẫn còn tiềm ẩn một số rủi ro tiêu cực. Dự kiến tăng trưởng sẽ đạt trên 6% trong năm 2015 nhờ cầu tiêu dùng trong nước mạnh."
Ngoài ra, tổ chức này cũng cho rằng, dù chính sách tiền tệ mở rộng nhưng lạm phát vẫn sẽ ở mức thấp do ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, trong đó có giá lương thực và giá năng lượng (xăng, dầu) được đánh giá là ở mức thấp.
Cụ thể trong tháng 8/2015, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4,9%.
Động thái nới lỏng tiền tệ, cắt giảm lãi suất mới đây của Ngân hàng Nhà nước cũng được đánh giá là được hỗ trợ bởi các biện pháp kinh tế vĩ mô cẩn trọng, trong đó có nới lỏng giới hạn tiền gửi ngắn hạn và giảm rủi ro đối với một số hoạt động cho vay.
Huyền Trân
Bình luận