(VTC News) – Với lần trở lại 'vương quốc bầy đàn' bán hàng đa cấp lần này, chúng tôi lại một lần nữa tận thấy nơi ăn, chốn ở của học viên vẫn như khu ổ chuột.
Ngoài ra, khu nhà có trên 20 người sử dụng phải có ý kiến thẩm định của cơ quan phòng cháy chữa cháy... Tuy nhiên, mọi quy định trên đều bị “phớt lờ”, thậm chí bị “xem thường” ở vương quốc bầy đàn bán hàng đa cấp.
Nhà trọ vẫn như khu ổ chuột
Tới thôn Nghĩa Chính (xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình) vào những ngày này, không khó để tìm thấy những nhà trọ có diện tích siêu chật hẹp, nhà vệ sinh, nhà tắm dùng chung cho cả nam lẫn nữ, nhà không có giường, sạp hay các thiết bị chữa cháy….
Còn tại thôn Minh Quàn (xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), các nhà trọ rộng, đẹp hơn hẳn, nhưng 90m2 cho 15 người ở đã bao gồm cả diện tích nhà vệ sinh và phần sinh hoạt chung.
Không chỉ thế, những khu nhà có trên 20 người ở cũng chưa có ý kiến thẩm định của cơ quan phòng cháy chữa cháy theo luật định. Theo quan sát của phóng viên VTC News, trong các nhà trọ này còn có những chiếc bếp gas tự chế mà ai cũng biết nếu sự cố xảy ra, sức công phá của nổ gas rất lớn.
Để tránh tình trạng có đoàn kiểm tra về, các chủ nhà trọ chuẩn bị sẵn mọi phương án đối phó, nhóm phóng viên cùng lực lượng an ninh địa phương đã bất ngờ tới thăm các xóm trọ này vào ngày chủ nhật (18/8/2013).
Thừa ủy quyền của Thượng tá Nguyễn Xuân Hậu – Trưởng công an huyện Vũ Thư (người mới lên thay ông Nguyễn Văn Hưng), đồng chí Đặng Thái Sơn – Phó trưởng công an huyện cùng đồng chí Phạm Ngọc Thành – Phó trưởng Công an xã Minh Quang đã cùng chúng tôi vi hành ở thôn Minh Quàn – nơi hàng nghìn học viên của Công ty TNHH Lô Hội đang thuê trọ.
Được biết, ngày 21/5 – không lâu sau loạt bài của VTC News, công an xã Minh Quang đã ra thông báo quy định về tạm trú và quy định về nhà trọ. Nhờ vậy, từ đó đến nay, tình trạng mất trật tự, ồn ào, tụ tập ngoài đường tới đêm khuya của học viên Lô Hội tại thôn Minh Quàn được cải thiện đáng kể.
Thế nhưng điều đó không có nghĩa chất lượng cuộc sống của các học viên Lô Hội đã được nâng cao so với trước.
Theo khảo sát của phóng viên, mỗi phòng trọ với diện tích chừng 90m2 cho 15 – 20 người ở thường có giá cho thuê khoảng 2 – 3 triệu đồng. Trong khi đó, điện được tính 2.000 đồng/số, nước 7.000 đồng/khối.
So với 4 tháng trước, mức giá này đã “mềm” hơn đáng kể. Kể từ khi có sự vào cuộc của nhóm phóng viên VTC News, nhiều học viên Lô Hội đã lũ lượt rời khỏi vương quốc này. Không lâu sau đó, do không tìm được chốn nương thân lý tưởng hơn, họ lại kéo nhau trở lại Thái Bình.
Như những con buôn chuyên nghiệp, nhiều mánh khóe, nắm được điểm yếu của các nông dân trong xã là nếu không cho họ thuê trọ, những căn phòng rộng trị giá cả trăm triệu đồng – vốn đi vay khắp nơi để xây dựng – đành đắp chiếu để đó, các học viên Lô Hội đã mặc cả, ép giá phòng xuống thấp hơn trước rất nhiều.
Chủ một nhà trọ ở thôn Nghĩa Chính (xã Phú Xuân) thừa nhận, giá phòng giờ chỉ bằng 2/3 so với trước và các chủ nhà trọ “bỗng nhiên” bị đẩy vào thế cạnh tranh khốc liệt để giữ chân người thuê trọ.
Hiệu ứng ngược ở chỗ các học viên Lô Hội giờ bỗng trở thành “thượng đế” trong khi người nông dân ở các thôn xóm đã “trót” vay mượn để xây nhà trọ cho thuê nơm nớp lo sợ không đủ sức gồng gánh khoản lãi mẹ đẻ lãi con hàng tháng.
Riêng ở xã Phú Xuân, hầu hết đất nông nghiệp của các hộ gia đình thuộc thôn Nghĩa Chính đều đã được “trưng dụng” để xây các khu công nghiệp. Nếu xây nhà trọ xong mà không có ai tới thuê, người dân chỉ biết hít “khói bụi” để sống.
Theo quan sát của chúng tôi, đồ đạc trong các phòng trọ xập xệ, tạm bợ ở đây thường gồm quạt điện và bóng đèn thắp sáng. Đáng lưu ý, dù trời nắng nóng gay gắt, 20 bạn trẻ ở phòng Super Teen cũng chỉ có 2 chiếc quạt dùng chung.
Thảo – “trưởng phòng” trọ này cho hay, 2 chiếc quạt khác đã bị hỏng và hiện chưa được sửa chữa. Trong khi đó, phòng Phương Đông 2 (như chúng tôi đã đề cập ở bài báo trước) khá khẩm hơn với 3 chiếc quạt cho hơn 15 người.
“20 người 2 chiếc quạt, bọn em vẫn ngủ tốt. Nhà này có mái tôn nên tối ngủ mát lạnh như nằm điều hòa chị ạ”, Thảo vừa khoe với tôi vừa đưa tay lau vội những giọt mồ hôi nhễ nhại trên mặt.
Những phòng trọ sang hơn sẽ có thêm nồi cơm điện và ấm siêu tốc. Tuy nhiên, những vật dụng “xa xỉ” đó chỉ được dùng khi phòng có “khách quý” – thường là các “sếp” thuộc công ty tới thăm.
Đáng lưu ý, do có quá nhiều phòng trọ nằm san sát nhau như một khu phố sầm uất nên điều kiện điện nước sinh hoạt ở thôn Nghĩa Chính xuống cấp nghiêm trọng. Theo chia sẻ của một người dân địa phương, nhiều khi trên tầng 2 nhà họ không hề có nước hoặc nước chảy rất yếu.
Còn Hiếu – người quản lý nhà trọ Phương Đông 2 ở thôn Minh Quàn (xã Minh Quang, Vũ Thư) thừa nhận, do ở cuối nguồn nên nhiều khi phòng trọ này bị mất nước, phải hàng tiếng sau mới có nước trở lại.
Riêng về điện, nhiều khi bóng đèn phát ra thứ ánh sáng lờ mờ như đèn dầu cổ. Không ít người dân địa phương ở các thôn xóm khác trong 2 xã này có cùng lo ngại: “Việc xây nhà trọ một cách tự phát, những ngôi nhà lụp xụp, cơ sở hạ tầng xuống cấp mọc lên như nấm ở đây có phù hợp với tiến trình xây dựng nông thôn mới không?”.
Song song với đó, vấn đề ô nhiễm môi trường – hệ lụy lâu dài về sau cũng là điều nhiều người quan tâm. Khi các cống rãnh, hố xử lý nước thải…bị quá tải, ai cũng có thể hình dung được chuyện gì sẽ xảy ra.
Học viên vẫn trong vòng xoáy vô cực
Có lẽ, ở vương quốc bầy đàn bán hàng đa cấp, duy chỉ có một điều chưa hề thay đổi đó là công việc của các học viên Lô Hội. Hàng ngày, những bạn trẻ ở độ tuổi 18, đôi mươi vẫn chăm chỉ mài quần trên ghế “nhà trường”, nghe chuyên viên đa cấp “nhồi sọ” về giấc mộng đổi đời, giấc mơ Mỹ.
Tối tối, họ lại nhắn tin, gọi điện “mê hoặc” những người tin yêu họ nhất tham gia vào mạng lưới này với những hứa hẹn về một tương lai tươi sáng mà họ bất chấp cả uy tín, sự tin tưởng bao năm gây dựng mới có được để đổi lấy vài % hoa hồng từ việc “mời bạn tới tìm hiểu về công ty”.
Thảo – cô nàng quản lý nhà trọ Super Teen khẳng định: “Có làm thì mới có ăn và chúng em làm công việc này một cách công khai, minh bạch. Những bạn đang học việc, chưa có thu nhập thì phải xin từ gia đình.
Còn một khi đã bán được hàng cho bố mẹ, họ hàng, thu nhập của họ tối thiểu 2 – 3 triệu đồng/tháng. Có người kiếm cả trăm triệu/tháng đấy”.
Cũng theo chia sẻ của Thảo, nếu như trước kia học viên Lô Hội dù mới hay cũ đều kéo nhau tới trung tâm, trực tiếp nghe chuyên viên đào tạo, thì giờ chỉ có nhóm trưởng – người quản lý phòng trọ mới được gặp trực tiếp lãnh đạo của Ban có tên Forever.
Tại trung tâm, các chuyên viên này sẽ đào tạo cho người đứng đầu các phòng trọ những kĩ năng cơ bản nhất. Sau đó họ sẽ truyền đạt lại cho các học viên mới tại chính phòng trọ của mình.
“Bản thân em chỉ bán được các sản phẩm của công ty cho gia đình em. Bố mẹ là người ủng hộ nhiều nhất. Sau khi giới thiệu về công dụng, tính năng của các sản phẩm đó, em chỉ cho bố mẹ dùng 1 – 2 sản phẩm tốt nhất để bố mẹ cảm nhận.
Nếu thấy tốt, bố mẹ em sẽ mua dùng và đưa tiền cho tụi em. Thường mỗi tháng em nhận được 2 – 2,5 triệu đồng tiền bán sản phẩm cho bố mẹ mình. Đến cuối tháng, công ty sẽ tính và trích tiền hoa hồng cho em.
Ngoài ra, em còn nhờ bố mẹ tư vấn cho cô, dì, chú, bác hay ông bà mua các sản phẩm đó chứ người ngoài bọn em giỏi lắm thì cũng chỉ bán được kem đánh răng, lăn khử mùi hay dầu nóng. Công việc của tụi em chỉ đơn giản vậy thôi”, Thảo bộc bạch.
Cũng theo chia sẻ của cô bạn này, việc bán hàng chỉ chiếm 10% tổng khối lượng công việc hàng ngày của cô cũng như các trưởng nhóm khác. Đào tạo chiếm tới 80% trong khi công việc bảo trợ chiếm 10% còn lại.
“Nếu mời được bạn bè cùng làm công việc như mình, ở cấp độ trợ lý giám sát như em, em sẽ được hưởng 5%, tương đương với khoảng 470.000 đồng. Đó là tiền công ty chi trả hoa hồng cho em. Nhờ thế, em chưa bao giờ bị đói”, Thảo nói.
Trong lúc Thảo đang say sưa kể về công việc của mình với khoản thù lao kếch sù “hữu danh vô thực”, tôi chợt nhớ tới câu chuyện mà một vị lãnh đạo ở xã Phú Xuân (thành phố Thái Bình) chia sẻ về những bậc phụ huynh bán bò ra đây chuộc con về.
Họ đều là những nông dân, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời dù đói khổ đến cùng cực vẫn cố chắt chiu, dành dụm từng đồng, thậm chí cầm cố những tài sản có giá trị nhất trong nhà hay chạy vạy thủ tục vay vốn sinh viên cho con ra đây ăn học.
Cứ tưởng rằng con cái ra đây học Y, học dược, học điện tử rồi kiếm được công việc làm thêm với lương cao chứ đâu ngờ…
Người dân địa phương còn truyền tai nhau câu chuyện một bà mẹ đã xây xẩm mặt mày suýt ngất khi chứng kiến cảnh cô con gái rượu mà bà hết lời ca tụng trước xóm làng trắng trợn lừa dối mẹ, bỏ ra Thái Bình sống cảnh “bầy đàn” như thời nguyên thủy.
Ngày họ đón con về, “chuộc” con khỏi vương quốc ấy, giọt nước mắt lăn dài trên những khuôn mặt hốc hác, khắc khổ vì sương gió. Thôi thì “con dại cái mang”, những mái đầu bạc lại một lần nữa xót thương những mái đầu xanh trót dại tự rơi vào chốn “tù đày”.
Mời độc giả đón đọc kì tiếp theo: Cận cảnh khu ổ chuột ở vương quốc bầy đàn
Để giúp chúng tôi đi tới cùng vấn đề, độc giả có thể cung cấp cho chúng tôi thông tin về các mô hình kinh doanh có dấu hiệu lừa đảo hoặc những hình thức kinh doanh kì quái vào ô thảo luận phía dưới bài viết hoặc gửi về địa chỉ email [email protected].
Theo quy định về điều kiện kỹ thuật khi xây dựng nhà trọ cho thuê, diện tích bình quân đầu người ở nhà trọ phải đạt 3m2/người (không tính diện tích nhà vệ sinh và phần sinh hoạt chung).
Ngoài ra, khu nhà có trên 20 người sử dụng phải có ý kiến thẩm định của cơ quan phòng cháy chữa cháy... Tuy nhiên, mọi quy định trên đều bị “phớt lờ”, thậm chí bị “xem thường” ở vương quốc bầy đàn bán hàng đa cấp.
Nhà trọ vẫn như khu ổ chuột
Tới thôn Nghĩa Chính (xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình) vào những ngày này, không khó để tìm thấy những nhà trọ có diện tích siêu chật hẹp, nhà vệ sinh, nhà tắm dùng chung cho cả nam lẫn nữ, nhà không có giường, sạp hay các thiết bị chữa cháy….
Còn tại thôn Minh Quàn (xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), các nhà trọ rộng, đẹp hơn hẳn, nhưng 90m2 cho 15 người ở đã bao gồm cả diện tích nhà vệ sinh và phần sinh hoạt chung.
Mưa lớn, nước dâng cao dễ nhấn chìm "khu ổ chuột" của học viên Lô Hội |
Không chỉ thế, những khu nhà có trên 20 người ở cũng chưa có ý kiến thẩm định của cơ quan phòng cháy chữa cháy theo luật định. Theo quan sát của phóng viên VTC News, trong các nhà trọ này còn có những chiếc bếp gas tự chế mà ai cũng biết nếu sự cố xảy ra, sức công phá của nổ gas rất lớn.
Để tránh tình trạng có đoàn kiểm tra về, các chủ nhà trọ chuẩn bị sẵn mọi phương án đối phó, nhóm phóng viên cùng lực lượng an ninh địa phương đã bất ngờ tới thăm các xóm trọ này vào ngày chủ nhật (18/8/2013).
Thừa ủy quyền của Thượng tá Nguyễn Xuân Hậu – Trưởng công an huyện Vũ Thư (người mới lên thay ông Nguyễn Văn Hưng), đồng chí Đặng Thái Sơn – Phó trưởng công an huyện cùng đồng chí Phạm Ngọc Thành – Phó trưởng Công an xã Minh Quang đã cùng chúng tôi vi hành ở thôn Minh Quàn – nơi hàng nghìn học viên của Công ty TNHH Lô Hội đang thuê trọ.
Được biết, ngày 21/5 – không lâu sau loạt bài của VTC News, công an xã Minh Quang đã ra thông báo quy định về tạm trú và quy định về nhà trọ. Nhờ vậy, từ đó đến nay, tình trạng mất trật tự, ồn ào, tụ tập ngoài đường tới đêm khuya của học viên Lô Hội tại thôn Minh Quàn được cải thiện đáng kể.
Thế nhưng điều đó không có nghĩa chất lượng cuộc sống của các học viên Lô Hội đã được nâng cao so với trước.
Theo khảo sát của phóng viên, mỗi phòng trọ với diện tích chừng 90m2 cho 15 – 20 người ở thường có giá cho thuê khoảng 2 – 3 triệu đồng. Trong khi đó, điện được tính 2.000 đồng/số, nước 7.000 đồng/khối.
So với 4 tháng trước, mức giá này đã “mềm” hơn đáng kể. Kể từ khi có sự vào cuộc của nhóm phóng viên VTC News, nhiều học viên Lô Hội đã lũ lượt rời khỏi vương quốc này. Không lâu sau đó, do không tìm được chốn nương thân lý tưởng hơn, họ lại kéo nhau trở lại Thái Bình.
Như những con buôn chuyên nghiệp, nhiều mánh khóe, nắm được điểm yếu của các nông dân trong xã là nếu không cho họ thuê trọ, những căn phòng rộng trị giá cả trăm triệu đồng – vốn đi vay khắp nơi để xây dựng – đành đắp chiếu để đó, các học viên Lô Hội đã mặc cả, ép giá phòng xuống thấp hơn trước rất nhiều.
Giữa cái nắng nóng 38 độ C, học viên Lô Hội "giam" mình trong phòng kín, chất đầy đồ đạc |
Hiệu ứng ngược ở chỗ các học viên Lô Hội giờ bỗng trở thành “thượng đế” trong khi người nông dân ở các thôn xóm đã “trót” vay mượn để xây nhà trọ cho thuê nơm nớp lo sợ không đủ sức gồng gánh khoản lãi mẹ đẻ lãi con hàng tháng.
Riêng ở xã Phú Xuân, hầu hết đất nông nghiệp của các hộ gia đình thuộc thôn Nghĩa Chính đều đã được “trưng dụng” để xây các khu công nghiệp. Nếu xây nhà trọ xong mà không có ai tới thuê, người dân chỉ biết hít “khói bụi” để sống.
Theo quan sát của chúng tôi, đồ đạc trong các phòng trọ xập xệ, tạm bợ ở đây thường gồm quạt điện và bóng đèn thắp sáng. Đáng lưu ý, dù trời nắng nóng gay gắt, 20 bạn trẻ ở phòng Super Teen cũng chỉ có 2 chiếc quạt dùng chung.
Thảo – “trưởng phòng” trọ này cho hay, 2 chiếc quạt khác đã bị hỏng và hiện chưa được sửa chữa. Trong khi đó, phòng Phương Đông 2 (như chúng tôi đã đề cập ở bài báo trước) khá khẩm hơn với 3 chiếc quạt cho hơn 15 người.
“20 người 2 chiếc quạt, bọn em vẫn ngủ tốt. Nhà này có mái tôn nên tối ngủ mát lạnh như nằm điều hòa chị ạ”, Thảo vừa khoe với tôi vừa đưa tay lau vội những giọt mồ hôi nhễ nhại trên mặt.
Những phòng trọ sang hơn sẽ có thêm nồi cơm điện và ấm siêu tốc. Tuy nhiên, những vật dụng “xa xỉ” đó chỉ được dùng khi phòng có “khách quý” – thường là các “sếp” thuộc công ty tới thăm.
Đáng lưu ý, do có quá nhiều phòng trọ nằm san sát nhau như một khu phố sầm uất nên điều kiện điện nước sinh hoạt ở thôn Nghĩa Chính xuống cấp nghiêm trọng. Theo chia sẻ của một người dân địa phương, nhiều khi trên tầng 2 nhà họ không hề có nước hoặc nước chảy rất yếu.
Còn Hiếu – người quản lý nhà trọ Phương Đông 2 ở thôn Minh Quàn (xã Minh Quang, Vũ Thư) thừa nhận, do ở cuối nguồn nên nhiều khi phòng trọ này bị mất nước, phải hàng tiếng sau mới có nước trở lại.
Riêng về điện, nhiều khi bóng đèn phát ra thứ ánh sáng lờ mờ như đèn dầu cổ. Không ít người dân địa phương ở các thôn xóm khác trong 2 xã này có cùng lo ngại: “Việc xây nhà trọ một cách tự phát, những ngôi nhà lụp xụp, cơ sở hạ tầng xuống cấp mọc lên như nấm ở đây có phù hợp với tiến trình xây dựng nông thôn mới không?”.
Một kiểu học nhóm của học viên Lô Hội |
Song song với đó, vấn đề ô nhiễm môi trường – hệ lụy lâu dài về sau cũng là điều nhiều người quan tâm. Khi các cống rãnh, hố xử lý nước thải…bị quá tải, ai cũng có thể hình dung được chuyện gì sẽ xảy ra.
Học viên vẫn trong vòng xoáy vô cực
Có lẽ, ở vương quốc bầy đàn bán hàng đa cấp, duy chỉ có một điều chưa hề thay đổi đó là công việc của các học viên Lô Hội. Hàng ngày, những bạn trẻ ở độ tuổi 18, đôi mươi vẫn chăm chỉ mài quần trên ghế “nhà trường”, nghe chuyên viên đa cấp “nhồi sọ” về giấc mộng đổi đời, giấc mơ Mỹ.
Tối tối, họ lại nhắn tin, gọi điện “mê hoặc” những người tin yêu họ nhất tham gia vào mạng lưới này với những hứa hẹn về một tương lai tươi sáng mà họ bất chấp cả uy tín, sự tin tưởng bao năm gây dựng mới có được để đổi lấy vài % hoa hồng từ việc “mời bạn tới tìm hiểu về công ty”.
Thảo – cô nàng quản lý nhà trọ Super Teen khẳng định: “Có làm thì mới có ăn và chúng em làm công việc này một cách công khai, minh bạch. Những bạn đang học việc, chưa có thu nhập thì phải xin từ gia đình.
Còn một khi đã bán được hàng cho bố mẹ, họ hàng, thu nhập của họ tối thiểu 2 – 3 triệu đồng/tháng. Có người kiếm cả trăm triệu/tháng đấy”.
Người quản lý phòng thay chuyên viên "nhồi sọ" học viên mới ngay tại phòng trọ |
Tại trung tâm, các chuyên viên này sẽ đào tạo cho người đứng đầu các phòng trọ những kĩ năng cơ bản nhất. Sau đó họ sẽ truyền đạt lại cho các học viên mới tại chính phòng trọ của mình.
“Bản thân em chỉ bán được các sản phẩm của công ty cho gia đình em. Bố mẹ là người ủng hộ nhiều nhất. Sau khi giới thiệu về công dụng, tính năng của các sản phẩm đó, em chỉ cho bố mẹ dùng 1 – 2 sản phẩm tốt nhất để bố mẹ cảm nhận.
Nếu thấy tốt, bố mẹ em sẽ mua dùng và đưa tiền cho tụi em. Thường mỗi tháng em nhận được 2 – 2,5 triệu đồng tiền bán sản phẩm cho bố mẹ mình. Đến cuối tháng, công ty sẽ tính và trích tiền hoa hồng cho em.
|
Cũng theo chia sẻ của cô bạn này, việc bán hàng chỉ chiếm 10% tổng khối lượng công việc hàng ngày của cô cũng như các trưởng nhóm khác. Đào tạo chiếm tới 80% trong khi công việc bảo trợ chiếm 10% còn lại.
“Nếu mời được bạn bè cùng làm công việc như mình, ở cấp độ trợ lý giám sát như em, em sẽ được hưởng 5%, tương đương với khoảng 470.000 đồng. Đó là tiền công ty chi trả hoa hồng cho em. Nhờ thế, em chưa bao giờ bị đói”, Thảo nói.
Trong lúc Thảo đang say sưa kể về công việc của mình với khoản thù lao kếch sù “hữu danh vô thực”, tôi chợt nhớ tới câu chuyện mà một vị lãnh đạo ở xã Phú Xuân (thành phố Thái Bình) chia sẻ về những bậc phụ huynh bán bò ra đây chuộc con về.
Họ đều là những nông dân, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời dù đói khổ đến cùng cực vẫn cố chắt chiu, dành dụm từng đồng, thậm chí cầm cố những tài sản có giá trị nhất trong nhà hay chạy vạy thủ tục vay vốn sinh viên cho con ra đây ăn học.
Cứ tưởng rằng con cái ra đây học Y, học dược, học điện tử rồi kiếm được công việc làm thêm với lương cao chứ đâu ngờ…
Người dân địa phương còn truyền tai nhau câu chuyện một bà mẹ đã xây xẩm mặt mày suýt ngất khi chứng kiến cảnh cô con gái rượu mà bà hết lời ca tụng trước xóm làng trắng trợn lừa dối mẹ, bỏ ra Thái Bình sống cảnh “bầy đàn” như thời nguyên thủy.
Ngày họ đón con về, “chuộc” con khỏi vương quốc ấy, giọt nước mắt lăn dài trên những khuôn mặt hốc hác, khắc khổ vì sương gió. Thôi thì “con dại cái mang”, những mái đầu bạc lại một lần nữa xót thương những mái đầu xanh trót dại tự rơi vào chốn “tù đày”.
Mời độc giả đón đọc kì tiếp theo: Cận cảnh khu ổ chuột ở vương quốc bầy đàn
Để giúp chúng tôi đi tới cùng vấn đề, độc giả có thể cung cấp cho chúng tôi thông tin về các mô hình kinh doanh có dấu hiệu lừa đảo hoặc những hình thức kinh doanh kì quái vào ô thảo luận phía dưới bài viết hoặc gửi về địa chỉ email [email protected].
Nhóm PV VTC News
Bình luận