Nhiều ý kiến cho rằng, cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng đã vi phạm quy định khi chỉ sau 8 tháng rời nhiệm sở đã được một DN trong ngành giao thông 'mời' về làm việc.
Trên website của Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả có dẫn lại bài viết đăng trên một tờ báo có uy tín trong lĩnh vực kinh tế với tựa đề “Cựu Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng: Từ doanh nghiệp lại về doanh nghiệp”.
Trong đó nêu rõ, ngày 14/4/2012, tức là chỉ sau 8 tháng rời nhiệm sở (từ tháng 8/2011), ông Hồ Nghĩa Dũng đã được Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả bầu làm thành viên Hội đồng quản trị. Hiện trên website của công ty cũng ghi rõ (kèm ảnh) ông Hồ Nghĩa Dũng đang giữ cương vị Ủy viên Hội đồng quản trị.
Ngày còn tại vị, không chỉ tạo điều kiện cho DN tiếp xúc với các tổ chức tín dụng trong, ngoài nước, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng còn trực tiếp ký quyết định phê duyệt hồ sơ đề xuất đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả - QL 1A theo hình thức BOT&BT. Sau đó ông còn ký quyết định chỉ định nhà đầu tư của dự án là Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả.
Dựa vào mốc thời gian này, nhiều ý kiến cho rằng, cựu Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã vi phạm Nghị định quy định thời hạn không được kinh doanh trong lĩnh vực có trách nhiệm quản lý đối với những người là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ.
Cụ thể là theo điều 4 về các lĩnh vực có quy định thời hạn không được kinh doanh tại Nghị định số 102/2007/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành, quy định lĩnh vực giao thông vận tải thuộc đối tượng nhóm 2. Tại điều 5 quy định, đối tượng thuộc nhóm 2 thời hạn không được kinh doanh là từ 12 – 18 tháng. Ông Hồ Nghĩa Dũng từng giữ cương vị Bộ trưởng GTVT nên thời gian không được kinh doanh sẽ tuân theo quy định này sau khi thôi giữ chức vụ.
Trao đổi với PV, LS Phạm Văn Phất – Trưởng văn phòng Luật sư An Phát Phạm cho rằng, trong trường hợp tham gia vào Hội đồng quản trị, nghĩa là cựu Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã tham gia quản lý điều hành. Như vậy có thể coi ông Hồ Nghĩa Dũng đã vi phạm quy định thời hạn không được kinh doanh tại Nghị định số 102 của Chính phủ.
Tuy nhiên vấn đề mấu chốt ở đây là xử lý như thế nào đối với những trường hợp vi phạm thì vẫn chưa có chế tài cụ thể. Theo LS Phất, đối với trường hợp cán bộ công chức còn đang làm việc, chẳng hạn như còn tại vị mà lại làm giám đốc, hay phó giám đốc của một công ty nào đó thì việc xử lý khá dễ dàng, vì họ là những người "có tóc". Nhưng còn đối với những người đã về hưu, kể cả với một chức danh như cựu Bộ trưởng đi chăng nữa thì vẫn khó có chế tài xử lý.
“Với những trường hợp vi phạm như vậy thì xử lý như thế nào? Quy định ở đâu? Nếu là xử phạt hành chính thì đã đủ mạnh chưa, nếu chỉ áp dụng xử phạt với vài triệu, trong khi lương của họ lại rất cao? Thậm chí một số quy định về thành lập DN, dù đã có người đứng lên tố cáo, thế mà còn chưa được giải quyết. Theo tôi quy định như vậy cũng chỉ là khẩu hiệu thôi” – LS Phất nêu.
Cùng trao đổi với phóng viên về việc này, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nguyên Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ Nguyễn Sỹ Cương cho biết, nếu không quy định cụ thể điều này thì sẽ rất dở. Về việc này, ở các nước họ quy định rất rõ, trong vòng 5 – 7 năm sau khi thôi giữ chức vụ đó thì anh không được kinh doanh, nhất là đối với các cơ quan liên quan đến quản lý nhà nước, hay chống tham nhũng.
“Họ quy định rõ để hạn chế tình trạng trong thời gian đương chức anh đã chuẩn bị, sắp xếp, thậm chí nói nặng nề hơn là bảo kê, rồi đến lúc rời nhiệm sở anh về đó làm luôn. Như vậy là quan chức đã có chuẩn bị sẵn để sau này về hưu có chỗ làm mới. Việc này ở nước ngoài người ta rất cấm, nhất là những lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của anh” – ông Cương nói.
ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương lấy ví dụ như cán bộ công chức làm ở lĩnh vực GTVT, sau khi về hưu mà làm ở một lĩnh vực hoàn toàn khác thì có thể được, nhưng nếu lại làm ở chính trong lĩnh vực GTVT thì rất dở.
Theo Infonet
Trong đó nêu rõ, ngày 14/4/2012, tức là chỉ sau 8 tháng rời nhiệm sở (từ tháng 8/2011), ông Hồ Nghĩa Dũng đã được Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả bầu làm thành viên Hội đồng quản trị. Hiện trên website của công ty cũng ghi rõ (kèm ảnh) ông Hồ Nghĩa Dũng đang giữ cương vị Ủy viên Hội đồng quản trị.
Ngày còn tại vị, không chỉ tạo điều kiện cho DN tiếp xúc với các tổ chức tín dụng trong, ngoài nước, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng còn trực tiếp ký quyết định phê duyệt hồ sơ đề xuất đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả - QL 1A theo hình thức BOT&BT. Sau đó ông còn ký quyết định chỉ định nhà đầu tư của dự án là Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả.
Cựu Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng thời gian ở nghị trường. (Ảnh: IT) |
Dựa vào mốc thời gian này, nhiều ý kiến cho rằng, cựu Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã vi phạm Nghị định quy định thời hạn không được kinh doanh trong lĩnh vực có trách nhiệm quản lý đối với những người là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ.
Cụ thể là theo điều 4 về các lĩnh vực có quy định thời hạn không được kinh doanh tại Nghị định số 102/2007/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành, quy định lĩnh vực giao thông vận tải thuộc đối tượng nhóm 2. Tại điều 5 quy định, đối tượng thuộc nhóm 2 thời hạn không được kinh doanh là từ 12 – 18 tháng. Ông Hồ Nghĩa Dũng từng giữ cương vị Bộ trưởng GTVT nên thời gian không được kinh doanh sẽ tuân theo quy định này sau khi thôi giữ chức vụ.
Trao đổi với PV, LS Phạm Văn Phất – Trưởng văn phòng Luật sư An Phát Phạm cho rằng, trong trường hợp tham gia vào Hội đồng quản trị, nghĩa là cựu Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã tham gia quản lý điều hành. Như vậy có thể coi ông Hồ Nghĩa Dũng đã vi phạm quy định thời hạn không được kinh doanh tại Nghị định số 102 của Chính phủ.
Tuy nhiên vấn đề mấu chốt ở đây là xử lý như thế nào đối với những trường hợp vi phạm thì vẫn chưa có chế tài cụ thể. Theo LS Phất, đối với trường hợp cán bộ công chức còn đang làm việc, chẳng hạn như còn tại vị mà lại làm giám đốc, hay phó giám đốc của một công ty nào đó thì việc xử lý khá dễ dàng, vì họ là những người "có tóc". Nhưng còn đối với những người đã về hưu, kể cả với một chức danh như cựu Bộ trưởng đi chăng nữa thì vẫn khó có chế tài xử lý.
“Với những trường hợp vi phạm như vậy thì xử lý như thế nào? Quy định ở đâu? Nếu là xử phạt hành chính thì đã đủ mạnh chưa, nếu chỉ áp dụng xử phạt với vài triệu, trong khi lương của họ lại rất cao? Thậm chí một số quy định về thành lập DN, dù đã có người đứng lên tố cáo, thế mà còn chưa được giải quyết. Theo tôi quy định như vậy cũng chỉ là khẩu hiệu thôi” – LS Phất nêu.
Cùng trao đổi với phóng viên về việc này, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nguyên Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ Nguyễn Sỹ Cương cho biết, nếu không quy định cụ thể điều này thì sẽ rất dở. Về việc này, ở các nước họ quy định rất rõ, trong vòng 5 – 7 năm sau khi thôi giữ chức vụ đó thì anh không được kinh doanh, nhất là đối với các cơ quan liên quan đến quản lý nhà nước, hay chống tham nhũng.
“Họ quy định rõ để hạn chế tình trạng trong thời gian đương chức anh đã chuẩn bị, sắp xếp, thậm chí nói nặng nề hơn là bảo kê, rồi đến lúc rời nhiệm sở anh về đó làm luôn. Như vậy là quan chức đã có chuẩn bị sẵn để sau này về hưu có chỗ làm mới. Việc này ở nước ngoài người ta rất cấm, nhất là những lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của anh” – ông Cương nói.
ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương lấy ví dụ như cán bộ công chức làm ở lĩnh vực GTVT, sau khi về hưu mà làm ở một lĩnh vực hoàn toàn khác thì có thể được, nhưng nếu lại làm ở chính trong lĩnh vực GTVT thì rất dở.
Theo Infonet
Bình luận