Suốt thời gian qua, thị trường vàng và chứng khoán có nhiều biến động mạnh đã làm lu mờ thị trường công nghệ. Mặc dù nhiều mẫu smartphone “hot” như iPhone, iPhone 7S rầm rộ đón ngày ra mắt nhưng thị trường công nghệ vẫn khá im lìm.
Tuy nhiên, chỉ trong vài ngày đầu tháng 7, game mới của Nintendo ra mắt đã “đốt nóng” toàn cầu. Đó là Pokémon Go. Pokémon Go, trò chơi tương tác thực tế (AR) dựa trên bộ truyện tranh nổi tiếng cùng tên do Nintendo và hãng Niantic Labs phát triển.
Pokemon Go “đẻ” 8,14 tỷ USD
Ra mắt trên iOS và Android trong ngày 6/7, ngay lập tức, Pokémon Go khiến cả thế giới phải sôi sục, phải dõi theo. Pokémon Go trở thành từ khóa “hot” trên google. Theo thống kê của SimilarWeb, thời gian mỗi game thủ dành để chơi Pokémon Go trên smartphone là 43 phút, 23 giây mỗi ngày. Và tất nhiên, người được hưởng lợi nhất chính là Nintendo, đơn vị sản xuất Pokémon Go.
Sức nóng của game Pokémon Go tác động rất mạnh tới cổ phiếu Nintendo. Trong ngày ra mắt sản phẩm (6/7), Pokémon Go chưa có độ lan tỏa mạnh mẽ nên cổ phiếu Nintendo giảm nhẹ từ 14.490 JPY (đồng yên Nhật) xuống 14.380 JPY. Nhưng chỉ 1 ngày sau (phiên giao dịch 7/7), Pokemon Go tạo “bão”, cổ phiếu Nintendo vọt lên 14.935 JPY.
Tới phiên, cuối tuần trước (8/7), cổ phiếu Nintendo bắt đầu bứt phá và vọt lên 16.270 JPY. Sau hai ngày nghỉ cuối tuần, sang Thứ Hai (11/7), cổ phiếu Nintendo trở thành hiện tượng toàn cầu khi tăng trần. Chốt phiên, Nintendo vọt lên 20.260 JPY sau khi tăng 25%.
Đi kèm với đà tăng mạnh của giá, lượng giao dịch cổ phiếu Nintendo cũng tăng mạnh và đạt mức cao của tháng 10/2015. Cụ thể, trong ngày 11/7, đã có gần 7,5 triệu cổ phiếu Nintendo, tương đương giá trị 160 tỷ JPY (khoảng 1,6 tỷ USD) được trao tay.
Bên cạnh sức nóng của Pokémon Go, cổ phiếu Nintendo bứt phá trong phiên 11/7 một phần cũng do thị trường chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh. Đóng cửa phiên ngày 11/7, chỉ số NIKKEI tăng 601,84 điểm, tương ứng 3,98% lên 15.708,82 điểm.
Như vậy, sau 3 phiên giao dịch trên thị trường chứng khoán và sau 5 ngày Pokémon Go ra mắt, cổ phiếu Nintendo tăng 5.880 JPY, tương ứng 41%. Đây là đà tăng rất mạnh chỉ trong thời gian ngắn. Nhờ đó, vốn hóa thị trường Nintendo tăng 835 tỷ JPY (tương đương 8,14 tỷ USD) lên 2.870 tỷ JPY (28 tỷ USD).
Sẽ còn “đẻ” thêm lợi nhuận khủng
8,14 tỷ USD mới chỉ là khởi đầu cho Pokémon Go và Nintendo. Giới chuyên gia dự báo, trò chơi trên smartphone này sẽ tiếp tục giúp Nintendo gặt hái được thêm nhiều khoản lợi nhuận khủng. Trò chơi này có thể mang về doanh số ít nhất từ 15 tới 20 tỷ JPY (tương ứng từ 140 triệu USD tới 196 triệu USD) mỗi tháng cho Nintendo.
Hiện tại, người dùng có thể download miễn phí Pokémon Go được dowload trên App Store và Google Play. Nhưng tới khi các ứng dụng này thu phí, chắc chắn doanh số mà Nintendo nhận được sẽ tăng rất mạnh.
Nagasaka cho biết thêm, theo ước tính, trong ngày đầu tiên Pokémon Go ra mắt, doanh số mà trò chơi này mang lại dao động từ 400 tới 500 triệu JPY (từ 3,9 triệu tới 4,9 triệu USD). Và nếu muốn đạt doanh thu cao, trò chơi này phải được đặt ở vị trí tốt để bán hàng.
Hiện tại, cũng có vài game đạt được doanh số khủng như Pokémon Go. Đó là Game of War và Mobile Strike. Game of War đạt doanh thu từ 400 triệu tới 500 triệu JPY mỗi ngày (tương ứng 14 tỷ JPY mỗi tháng). Phát hành hồi tháng 6, Mobile Strike đạt doanh thu từ 300 triệu tới 400 triệu JPY mỗi ngày (khoảng 10 tỷ JPY hàng tháng).
Nagasaka nhận xét nếu Pokémon Go được đặt bán ở vị trí đầu, giống như vị trí trang chủ của một tờ báo thì doanh thu hàng tháng của game này có thể 10 tỷ JPY mỗi tháng hoặc cao hơn. Tuy nhiên, tùy vào từng đặc tính riêng của từng ứng dụng, Nagasaka không dám chắc đà tăng doanh thu của game này có bền vững hay không.
Trong khi đó, Gibson và Aya Haruyama của Macquarie lại có cái nhìn thoáng hơn về Pokémon G. Họ cho rằng Pokémon sẽ có nhiều cơ hội lớn hơn cả mong đợi.
Bình luận