Vụ việc trao nhầm trẻ sơ sinh cho sản phụ từ hàng chục năm trước đã mang lại những hệ lụy pháp lý phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhiều người.
Sự việc bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (64 tuổi, ngụ tại Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội) bị trao nhầm con cách đây 42 năm đang được dư luận quan tâm những ngày gần đây. Từ những câu chuyện như thế này cũng có thể phát sinh nhiều tình huống pháp lý.
Người trao nhầm trẻ bị xử lý thế nào?
Một vụ việc trao nhầm con tương tự xảy ra tại Pháp vào năm 1994. Hơn 10 năm sau sự việc khi tìm gặp nhau, gia đình hai sản phụ đệ đơn kiện bệnh viện. Nhưng do sự việc đã xảy ra rất lâu nên quyết định sa thải y tá vô trách nhiệm đã mất hiệu lực.
Tòa án Pháp hồi tháng 2/2015 ra phán quyết yêu cầu bệnh viện Cannes-la-Bocca, nơi hai bé gái bị trao nhầm bồi thường hơn 2 triệu USD cho hai gia đình.
Về trường hợp của bà Hạnh, theo một số luật gia, vụ việc xảy ra vào thời điểm năm 1974 khi cả nước đang trong thời kỳ chiến tranh. Trong điều kiện hoàn cảnh xã hội cũng như pháp luật Việt Nam thời kỳ đó còn rất nhiều khó khăn và chưa hoàn thiện.
Việc trao nhầm cháu bé đã xảy ra cách đây đã 42 năm tại Nhà hộ sinh quận Ba Đình, đến nay trải qua các giai đoạn lịch sử nên việc lưu giữ các hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc là khó có thể còn. Nhiều cán bộ y tế trực tiếp làm đã già yếu không nhớ được rõ sự việc…
Mặt khác, hồ sơ cán bộ thời điểm đó có thể không còn lưu giữ. Trường hợp nếu có xác định được cán bộ trao nhầm cháu bé thời điểm đó cũng khó xử lý vì cơ chế giải quyết theo pháp luật lúc đó là không có quy định xử lý. Hơn nữa, theo quy định hiện hành, rất khó để hồi tố giải quyết vụ việc cách đây đã 42 năm.
Nếu vụ việc xảy ra trong thời điểm hiện nay thì sẽ có nhiều cơ chế giải quyết và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong trường hợp trao nhầm con thì tùy theo tính chất, mức độ, động cơ, mục đích, hành vi vi phạm mà người trực tiếp để xảy ra việc trao nhầm lẫn trẻ sơ sinh sẽ bị xem xét để xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Nếu hành vi trao nhầm con do cán bộ chăm sóc y tế được thực hiện do lỗi vô ý thì tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật và cơ sở y tế phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Hệ lụy pháp lý
Theo một số luật gia, trong các trường hợp trao nhầm con, dù không cùng huyết thống nhưng trên thực tế đã phát sinh mối quan hệ cha mẹ và con cái được pháp luật công nhận bảo hộ.
Người con bị trao nhầm khi tìm lại được bố mẹ ruột rồi cần thì phải làm thủ tục xác nhận. Thủ tục này hiện không phức tạp, chỉ cần làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống và một vài thủ tục hành chính là có thể xác lập cha, mẹ, con về pháp lý.
Điều 31 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định về thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con quy định: Sở Tư pháp nơi đăng ký thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con, công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
Trong trường hợp người được nhận là cha, mẹ, con là công dân Việt Nam không có đăng ký thường trú nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Sở Tư pháp nơi đăng ký tạm trú của người đó công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài là cha, mẹ, con thì cơ quan đại diện tại nước nơi cư trú của một trong hai bên, công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.”
Tuy nhiên, không đơn giản như việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, thực tiễn đã xảy ra nhiều trường hợp xung đột pháp lý xoay quanh vấn đề thừa kế. Ví dụ như trường hợp gia đình có một con duy nhất và việc quản lý tài sản, sự nghiệp giao hết cho người con này.
Khi biết con không phải là con mình thì dễ phát sinh nhiều hệ lụy từ pháp lý cũng như mâu thuẫn tình cảm. Trường hợp này, khi người con có cùng huyết thống tìm được bố mẹ ruột và yêu cầu chia thừa kế thì có thể phát sinh tranh chấp.
Trường hợp khác, anh A sống trong một gia đình, khi cha (mẹ) qua đời, những thành viên khác trong gia đình nghi ngờ anh này không phải là ruột thịt, yêu cầu phải thử ADN xác định huyết thống thì mới đồng ý chia thừa kế. Giả sử nếu anh này không có quan hệ huyết thống với người đã mất và những đồng thừa kế khác thì quyền lợi của người này được giải quyết như thế nào?.
Theo Điều 675 Bộ luật Dân sự, trong trường hợp người để lại di sản thừa kế mất mà không để lại di chúc, việc chia di sản cho những người thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 676, trong số những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất có con đẻ, con nuôi của người chết. Dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ hôn nhân và gia đình, pháp luật quy định những người thừa kế cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau mà không phân biệt con đẻ, con nuôi.
Như vậy, người con bị trao nhầm sẽ được hưởng thừa kế của cha mẹ có cùng huyết thống khi đã làm thủ tục xác nhận. Còn với cha mẹ đã nuôi mình thì khi đó họ được coi là con đẻ hay con nuôi và có được hưởng thừa kế theo pháp luật không?
Nguồn: Công lý
Sự việc bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (64 tuổi, ngụ tại Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội) bị trao nhầm con cách đây 42 năm đang được dư luận quan tâm những ngày gần đây. Từ những câu chuyện như thế này cũng có thể phát sinh nhiều tình huống pháp lý.
Người trao nhầm trẻ bị xử lý thế nào?
Một vụ việc trao nhầm con tương tự xảy ra tại Pháp vào năm 1994. Hơn 10 năm sau sự việc khi tìm gặp nhau, gia đình hai sản phụ đệ đơn kiện bệnh viện. Nhưng do sự việc đã xảy ra rất lâu nên quyết định sa thải y tá vô trách nhiệm đã mất hiệu lực.
Tòa án Pháp hồi tháng 2/2015 ra phán quyết yêu cầu bệnh viện Cannes-la-Bocca, nơi hai bé gái bị trao nhầm bồi thường hơn 2 triệu USD cho hai gia đình.
Chị Tạ Thị Thu Trang, người bị trao nhầm 42 năm qua. (ảnh: KT) |
Việc trao nhầm cháu bé đã xảy ra cách đây đã 42 năm tại Nhà hộ sinh quận Ba Đình, đến nay trải qua các giai đoạn lịch sử nên việc lưu giữ các hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc là khó có thể còn. Nhiều cán bộ y tế trực tiếp làm đã già yếu không nhớ được rõ sự việc…
Mặt khác, hồ sơ cán bộ thời điểm đó có thể không còn lưu giữ. Trường hợp nếu có xác định được cán bộ trao nhầm cháu bé thời điểm đó cũng khó xử lý vì cơ chế giải quyết theo pháp luật lúc đó là không có quy định xử lý. Hơn nữa, theo quy định hiện hành, rất khó để hồi tố giải quyết vụ việc cách đây đã 42 năm.
Nếu vụ việc xảy ra trong thời điểm hiện nay thì sẽ có nhiều cơ chế giải quyết và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong trường hợp trao nhầm con thì tùy theo tính chất, mức độ, động cơ, mục đích, hành vi vi phạm mà người trực tiếp để xảy ra việc trao nhầm lẫn trẻ sơ sinh sẽ bị xem xét để xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Video: Nuôi nhầm con suốt 42 năm
Nếu Cơ quan điều tra xác định hành vi đó được thực hiện với lỗi cố ý thì sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em với khung hình phạt thấp nhất từ 3-10 năm tù và cao nhất từ 10 - 20 năm hoặc tù chung thân. Nếu hành vi trao nhầm con do cán bộ chăm sóc y tế được thực hiện do lỗi vô ý thì tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật và cơ sở y tế phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Hệ lụy pháp lý
Theo một số luật gia, trong các trường hợp trao nhầm con, dù không cùng huyết thống nhưng trên thực tế đã phát sinh mối quan hệ cha mẹ và con cái được pháp luật công nhận bảo hộ.
Người con bị trao nhầm khi tìm lại được bố mẹ ruột rồi cần thì phải làm thủ tục xác nhận. Thủ tục này hiện không phức tạp, chỉ cần làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống và một vài thủ tục hành chính là có thể xác lập cha, mẹ, con về pháp lý.
Điều 31 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định về thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con quy định: Sở Tư pháp nơi đăng ký thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con, công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
Trong trường hợp người được nhận là cha, mẹ, con là công dân Việt Nam không có đăng ký thường trú nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Sở Tư pháp nơi đăng ký tạm trú của người đó công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
Video: Thêm một vụ trao nhầm con ở Hà Nội
Cơ quan đại diện tại nước tiếp nhận công nhận và đăng ký việc người nước ngoài nhận công dân Việt Nam cư trú tại nước đó là cha, mẹ, con, nếu việc đăng ký không trái với pháp luật của nước tiếp nhận. Trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài là cha, mẹ, con thì cơ quan đại diện tại nước nơi cư trú của một trong hai bên, công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.”
Tuy nhiên, không đơn giản như việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, thực tiễn đã xảy ra nhiều trường hợp xung đột pháp lý xoay quanh vấn đề thừa kế. Ví dụ như trường hợp gia đình có một con duy nhất và việc quản lý tài sản, sự nghiệp giao hết cho người con này.
Khi biết con không phải là con mình thì dễ phát sinh nhiều hệ lụy từ pháp lý cũng như mâu thuẫn tình cảm. Trường hợp này, khi người con có cùng huyết thống tìm được bố mẹ ruột và yêu cầu chia thừa kế thì có thể phát sinh tranh chấp.
Trường hợp khác, anh A sống trong một gia đình, khi cha (mẹ) qua đời, những thành viên khác trong gia đình nghi ngờ anh này không phải là ruột thịt, yêu cầu phải thử ADN xác định huyết thống thì mới đồng ý chia thừa kế. Giả sử nếu anh này không có quan hệ huyết thống với người đã mất và những đồng thừa kế khác thì quyền lợi của người này được giải quyết như thế nào?.
Theo Điều 675 Bộ luật Dân sự, trong trường hợp người để lại di sản thừa kế mất mà không để lại di chúc, việc chia di sản cho những người thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 676, trong số những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất có con đẻ, con nuôi của người chết. Dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ hôn nhân và gia đình, pháp luật quy định những người thừa kế cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau mà không phân biệt con đẻ, con nuôi.
Như vậy, người con bị trao nhầm sẽ được hưởng thừa kế của cha mẹ có cùng huyết thống khi đã làm thủ tục xác nhận. Còn với cha mẹ đã nuôi mình thì khi đó họ được coi là con đẻ hay con nuôi và có được hưởng thừa kế theo pháp luật không?
Nguồn: Công lý
Bình luận