Ngày 17/12, 3 nghi can vụ thảm sát ở Bình Phước sẽ ra hầu toà, hiện tại cả 3 đều khoẻ mạnh, tâm lý khá ổn định.
Theo Công an tỉnh Bình Phước, sau mỗi lần hỏi cung, khi được truyền đạt nội dung cáo trạng hay trong những ngày chuẩn bị đưa ra xét xử, tâm lý Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, quê An Giang), Vũ Văn Tiến và Trần Đình Thoại đều khá ổn định. "Ở buồng giam cả ba đều ít nói. Có ngày hầu như họ không nói gì. Riêng Tiến nhiều lúc tỏ ra lo sợ, khóc, muốn gặp ba mẹ", một cán bộ trại giam nói.
Luật sư Hoàng Kim Vinh - bào chữa chỉ định cho Dương - cho biết, các bị can tỏ ra khá bình tĩnh, ăn uống bình thường, thoải mái hơn so với những ngày mới vào trại tạm giam. "Vì đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng nên quá trình điều tra, các bị can đều không được gặp mặt người thân, chỉ được quyền gặp luật sư", ông Vinh nói.
Nhận bào chữa cho Thoại, luật sư Phạm Quốc Hưng nói rằng, trong lần gặp gần nhất cách đây hai tuần, thân chủ vẫn khỏe mạnh và tâm lý khá ổn định. Lúc đầu Thoại nghĩ mình không thực hiện hành vi phạm tội nên sẽ không bị gì. Tuy nhiên, khi được giải thích việc tham gia giúp sức cho Dương gây án, theo quy định của pháp luật cũng bị xử lý thì Thoại tỏ ra ăn năn.
Ông cũng cho biết, Thoại mồ côi cha từ nhỏ, mẹ già yếu ở quê làm ruộng. Nhận bào chữa theo yêu cầu cho Thoại nhưng ông không cảm thấy quá áp lực bởi vai trò của Thoại trong vụ án cũng hạn chế. "Gia đình bị hại phải chịu nỗi đau rất lớn, tội ác phải bị trừng trị. Nhưng với trách nhiệm của những người bảo vệ công lý thì việc xét xử phải đảm bảo đúng người, đúng tội. Việc Thoại bị truy tố cùng tội danh và khung hình phạt với Dương và Tiến tôi cho là hơi nặng", luật sư nêu quan điểm.
Hàng ngày vẫn làm việc miệt mài từ sớm đến tận khuya trong xưởng gỗ ở xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn (TP HCM), cha của Nguyễn Hải Dương cho biết đó là cách ông giết thời gian để bớt đau lòng về chuyện con trai gây ra. Sau khi Dương bị bắt, ông đưa vợ, con gái lên Sài Gòn ở cùng.
Hôm 18/11 là sinh nhật của Linh (bạn gái cũ của Dương, nạn nhân vụ thảm sát), gia đình ông đến trước mộ cô gái thắp nhang xin lỗi. “Phải đợi đến trưa chúng tôi mới dám vào mộ Linh vì sợ giáp mặt người nhà cháu nó. Dẫu biết lời xin lỗi giờ này đã muộn nhưng nói ra còn hơn không”, ông nói bằng giọng ngậm ngùi.
Từ hôm Dương bị bắt gia đình ông chưa được vào thăm mà chỉ được đến trại giam gửi đồ cho con. "Dương nó muốn gặp mẹ. Mà mẹ nó chắc phiên tòa sắp tới không lên được vì bả chịu không nổi. Nhưng điều khiến tôi trăn trở nhất là việc Vũ Văn Tiến đã bị nó đưa vào vòng phạm pháp", ông lại thở dài.
Ông bảo, nếu Tiến phải nhận mức án cao nhất là do lỗi của Dương. "Áy náy của tôi sẽ chất chồng. Thằng đó hiền khô, chắc bị thằng Dương rủ đi đòi nợ rồi ép tham gia giết người. Nó có liên can, thù hằn gì với gia đình nạn nhân đâu", ông phân trần và cho hay đã chuẩn bị tâm lý về việc con trai khó thoát mức án cao nhất. Việc đến dự phiên tòa gia đình ông còn lấn cấn vì sợ đối mặt với gia đình nạn nhân.
Cách xưởng gỗ của gia đình Dương khoảng một km, bố mẹ Tiến sống trong căn phòng trọ chừng 12m2. Mắt thâm quầng, mẹ Tiến cho biết, từ lúc được phép gửi đồ thăm nuôi bà được người thân, hàng xóm giúp ít tiền mua thức ăn gửi vào cho con trai.
Lần dở từng tấm áo nhàu nhĩ của con trai, bà nghẹn ngào: "Tính đến nay tôi đã gửi được 9 lần, lúc thì 2 cái quần đùi, lúc thùng mì tôm. Quần áo nó chỉ chừng này, có mấy bộ thôi. Có 1-2 bộ lành lặn nó dành mặc đi chơi, còn quần áo rách mặc đi làm. Nó ở nhà có bao giờ đòi mua gì đâu".
Bà bảo các cán bộ trại giam nói Tiến thường xuyên nhắc muốn gặp cha mẹ. Con trai bà cũng gầy đi và rất hối hận. "Tôi mong gặp con coi nó người ngợm sao rồi. Hôm bị bắt tôi cũng khuyên cháu phải thành khẩn khai hết. Tôi mong nó thoát khỏi án tử bởi đây là lần đầu nó phạm tội, gia đình tôi cũng có công với đất nước", người đàn bà khắc khổ đưa tay lau nước mắt.
Theo cáo trạng, Dương mang lòng hận thù với gia đình ông Mỹ, đại gia ngành gỗ ở Bình Phước, do bị ngăn cấm tình cảm với Lê Thị Ánh Linh (con gái ông Mỹ). Hắn nảy sinh ý định giết cả nhà ông này để cướp tài sản, rủ Thoại tham gia. Sau chuyến đi bất thành vào rạng sáng 5/7, Thoại từ chối nhưng vẫn mua dao cho Dương.
Dương quay sang rủ Tiến phối hợp gây án nhưng nói dối là đến đòi vợ chồng ông Mỹ 900 triệu đồng đã góp vốn làm ăn từ hồi còn là người yêu của Linh. Hắn hứa sẽ chia tiền cho bạn. Rạng sáng 7/7, cả hai đột nhập biệt thự sát hại 6 người, cướp điện thoại, iPad, laptop, tiền... trị giá khoảng 50 triệu đồng. Riêng bé Na (18 tháng tuổi, con út ông Mỹ) không bị Dương sát hại.
Bốn ngày sau, Dương và Tiến bị bắt. Sau một tháng điều tra, từ lời khai của Dương, cảnh sát bắt thêm Thoại. Với hành vi này, cả 3 bị truy tố về hai tội danh Giết người và Cướp tài sản ở khung hình phạt cao nhất là tử hình với nhiều tình tiết tăng nặng như: giết nhiều người, giết trẻ em, giết để thực hiện một tội danh khác, mang tính chất man rợ, côn đồ, đê hèn.
Sáng 17/12, 300 cảnh sát sẽ bảo vệ phiên xét xử lưu động nhóm thanh niên này.
Theo Công an tỉnh Bình Phước, sau mỗi lần hỏi cung, khi được truyền đạt nội dung cáo trạng hay trong những ngày chuẩn bị đưa ra xét xử, tâm lý Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, quê An Giang), Vũ Văn Tiến và Trần Đình Thoại đều khá ổn định. "Ở buồng giam cả ba đều ít nói. Có ngày hầu như họ không nói gì. Riêng Tiến nhiều lúc tỏ ra lo sợ, khóc, muốn gặp ba mẹ", một cán bộ trại giam nói.
Tiến, Dương và Thoại bị truy tố trong vụ giết 6 người trong căn biệt thự. Ảnh: Khánh Vinh. |
Nhận bào chữa cho Thoại, luật sư Phạm Quốc Hưng nói rằng, trong lần gặp gần nhất cách đây hai tuần, thân chủ vẫn khỏe mạnh và tâm lý khá ổn định. Lúc đầu Thoại nghĩ mình không thực hiện hành vi phạm tội nên sẽ không bị gì. Tuy nhiên, khi được giải thích việc tham gia giúp sức cho Dương gây án, theo quy định của pháp luật cũng bị xử lý thì Thoại tỏ ra ăn năn.
Ông cũng cho biết, Thoại mồ côi cha từ nhỏ, mẹ già yếu ở quê làm ruộng. Nhận bào chữa theo yêu cầu cho Thoại nhưng ông không cảm thấy quá áp lực bởi vai trò của Thoại trong vụ án cũng hạn chế. "Gia đình bị hại phải chịu nỗi đau rất lớn, tội ác phải bị trừng trị. Nhưng với trách nhiệm của những người bảo vệ công lý thì việc xét xử phải đảm bảo đúng người, đúng tội. Việc Thoại bị truy tố cùng tội danh và khung hình phạt với Dương và Tiến tôi cho là hơi nặng", luật sư nêu quan điểm.
Hàng ngày vẫn làm việc miệt mài từ sớm đến tận khuya trong xưởng gỗ ở xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn (TP HCM), cha của Nguyễn Hải Dương cho biết đó là cách ông giết thời gian để bớt đau lòng về chuyện con trai gây ra. Sau khi Dương bị bắt, ông đưa vợ, con gái lên Sài Gòn ở cùng.
Hôm 18/11 là sinh nhật của Linh (bạn gái cũ của Dương, nạn nhân vụ thảm sát), gia đình ông đến trước mộ cô gái thắp nhang xin lỗi. “Phải đợi đến trưa chúng tôi mới dám vào mộ Linh vì sợ giáp mặt người nhà cháu nó. Dẫu biết lời xin lỗi giờ này đã muộn nhưng nói ra còn hơn không”, ông nói bằng giọng ngậm ngùi.
Từ hôm Dương bị bắt gia đình ông chưa được vào thăm mà chỉ được đến trại giam gửi đồ cho con. "Dương nó muốn gặp mẹ. Mà mẹ nó chắc phiên tòa sắp tới không lên được vì bả chịu không nổi. Nhưng điều khiến tôi trăn trở nhất là việc Vũ Văn Tiến đã bị nó đưa vào vòng phạm pháp", ông lại thở dài.
Ông bảo, nếu Tiến phải nhận mức án cao nhất là do lỗi của Dương. "Áy náy của tôi sẽ chất chồng. Thằng đó hiền khô, chắc bị thằng Dương rủ đi đòi nợ rồi ép tham gia giết người. Nó có liên can, thù hằn gì với gia đình nạn nhân đâu", ông phân trần và cho hay đã chuẩn bị tâm lý về việc con trai khó thoát mức án cao nhất. Việc đến dự phiên tòa gia đình ông còn lấn cấn vì sợ đối mặt với gia đình nạn nhân.
Cách xưởng gỗ của gia đình Dương khoảng một km, bố mẹ Tiến sống trong căn phòng trọ chừng 12m2. Mắt thâm quầng, mẹ Tiến cho biết, từ lúc được phép gửi đồ thăm nuôi bà được người thân, hàng xóm giúp ít tiền mua thức ăn gửi vào cho con trai.
Lần dở từng tấm áo nhàu nhĩ của con trai, bà nghẹn ngào: "Tính đến nay tôi đã gửi được 9 lần, lúc thì 2 cái quần đùi, lúc thùng mì tôm. Quần áo nó chỉ chừng này, có mấy bộ thôi. Có 1-2 bộ lành lặn nó dành mặc đi chơi, còn quần áo rách mặc đi làm. Nó ở nhà có bao giờ đòi mua gì đâu".
Bà bảo các cán bộ trại giam nói Tiến thường xuyên nhắc muốn gặp cha mẹ. Con trai bà cũng gầy đi và rất hối hận. "Tôi mong gặp con coi nó người ngợm sao rồi. Hôm bị bắt tôi cũng khuyên cháu phải thành khẩn khai hết. Tôi mong nó thoát khỏi án tử bởi đây là lần đầu nó phạm tội, gia đình tôi cũng có công với đất nước", người đàn bà khắc khổ đưa tay lau nước mắt.
Khu đất rộng 4 hecta được chuẩn bị cho phiên xử lưu động sáng 17/11. Ảnh: Phước Tuấn |
Dương quay sang rủ Tiến phối hợp gây án nhưng nói dối là đến đòi vợ chồng ông Mỹ 900 triệu đồng đã góp vốn làm ăn từ hồi còn là người yêu của Linh. Hắn hứa sẽ chia tiền cho bạn. Rạng sáng 7/7, cả hai đột nhập biệt thự sát hại 6 người, cướp điện thoại, iPad, laptop, tiền... trị giá khoảng 50 triệu đồng. Riêng bé Na (18 tháng tuổi, con út ông Mỹ) không bị Dương sát hại.
Bốn ngày sau, Dương và Tiến bị bắt. Sau một tháng điều tra, từ lời khai của Dương, cảnh sát bắt thêm Thoại. Với hành vi này, cả 3 bị truy tố về hai tội danh Giết người và Cướp tài sản ở khung hình phạt cao nhất là tử hình với nhiều tình tiết tăng nặng như: giết nhiều người, giết trẻ em, giết để thực hiện một tội danh khác, mang tính chất man rợ, côn đồ, đê hèn.
Sáng 17/12, 300 cảnh sát sẽ bảo vệ phiên xét xử lưu động nhóm thanh niên này.
Video: Tái dựng hiện trường vụ thảm sát 6 người
Nguồn: VNE
Bình luận