(VTC News) – Đại biểu Quốc hội đề nghị Cảnh sát Môi trường vào cuộc điều tra vụ tái chế rác thải độc hại tại bệnh viện Bạch Mai tuồn ra ngoài chế biến thành đồ dùng.
Vụ tái chế rác thải y tế tại BV Bạch Mai, Hà Nội đang khiến dư luận dậy sóng khi bệnh viện này mua cả máy móc, thuê nhân công, quản lý, tổ chức việc tái chế cắt rửa dây và ống truyền dịch đỏ máu người bệnh, cắt và nghiền xilanh nhuốm máu và các mẫu bệnh phẩm có sức lây lan bệnh tật khủng khiếp.
Theo như nhân công đang tái chế rác thải y tế độc hại kể tại BV Bạch Mai tiết lộ, thì thứ hàng kinh hãi và nguy hiểm kia đã và đang được tái chế thành ống hút, thìa nhựa, hộp sữa chua… và hàng nghìn sản phẩm quen thuộc, có sức đầu độc đông đảo người tiêu dùng.
Trước thông tin này, ông Nguyễn Việt Hùng - Trưởng khoa Kiểm soát - Nhiễm khuẩn, BV Bạch Mai đã thừa nhận những điều báo nêu là đúng và nói việc tái chế rác thải sinh hoạt tại đây đang áp dụng hoạt động nghiên cứu thử nghiệm của khoa.
Phó Giám đốc BV Bạch Mai Nguyễn Ngọc Hiền khẳng định, đề tài nghiên cứu của Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn chưa được thông qua hội đồng khoa học của BV.
Theo tìm hiểu của phóng viên, điều đáng nói là dù nghiên cứu đó có được thông qua hay không thì vẫn là vi phạm pháp luật và quy định về xử lý rác thải y tế.
Liên quan đến vấn đề này, VTC News đã phỏng vấn Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An.
- Là chuyên gia trong lĩnh vực hóa học, môi trường, đồng thời là đại biểu quốc hội, bà đánh giá vụ việc naỳ nghiêm trọng đến mức nào?
Tôi có theo dõi vụ việc trên và thấy bệnh viện Bạch Mai đã thừa nhận đó là sự thật và trả lời công luận rằng đang thí nghiệm một nghiên cứu tái chế rác thải y tế. Rác thải y tế này nếu là rác thải y tế nguy hại thì việc xử lý đã có quy trình rồi và quản lý rất chặt. Theo luật thì không được tái chế rác thải nguy hại.
Việc tái chế rác thải nguy hại có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng nên tôi đề nghị Bộ Y tế cần có câu trả lời chính thức trước công luận về vấn đề này, không để cho công luận và bệnh viện tranh luận, mà cần 1 đơn vị thứ ba vào cuộc.
Bởi Bộ Y tế có chức năng tham mưu cho Chính phủ về vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân nhưng để xảy ra vụ việc đáng tiếc này.
- Với tư cách là một người tiêu dùng, nếu những rác thải y tế nguy hại là bơm kim tiêm được nghiền và tái chế thành vật dụng đựng thực phẩm, bà thấy sao?
Tôi khẳng định điều đó làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân và không được phép.
Nếu nhựa từ những rác thải y tế nguy hại được biến thành đồ dùng trong lĩnh vực thực phẩm thì đó là điều đáng báo động bởi tính an toàn của nó. Còn nhựa dùng trong thực phẩm cần phải có tiêu chuẩn kiểm soát rất ngặt nghèo.
Trong trường hợp này, người phụ trách rác thải y tế trong bệnh viện là người hiểu rất rõ sự nguy hiểm của rác thải y tế nguy hại.
Ông Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thì nói đang thí nghiệm nghiên cứu gì đó. Nhưng anh phải biết, anh làm thế có đảm bảo không? Anh làm vậy, anh có nghĩ sẽ ảnh hưởng đến người dân hay không?
Là người trong ngành này, anh hiểu rõ hậu họa nguy hại của việc tái chế rác thải y tế. Anh hiểu thế mà anh vẫn làm.
Họ làm vì lợi nhuận hay vì cái gì? Nhưng làm gì thì cũng cần nêu cao tiêu chí vì sức khỏe nhân dân, nên phải xem lại tiêu chí của ngành anh thế nào khi tiến hành công việc trên.
- Bà có cho rằng, khi trả lời báo chí, một số người liên quan đến vụ việc này tại BV Bạch Mai đã ngụy biện và dối trá khi đánh trống lảng từ chỗ tái chế rác thải y tế nguy hại là bơm kim tiêm sang việc nghiên cứu hấp diệt khuẩn rác thải y tế rắn chung chung?
Theo tôi thì ông Phó giám đốc BV Bạch Mai Nguyễn Ngọc Hiền đã dám nói thẳng vấn đề, công khai việc này là khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn chưa báo cáo, như vậy là anh đã làm chui. Và cần xử lý ai ở bệnh viện này đã khá rõ ràng.
Như vậy, trách nhiệm đầu tiên thuộc về người làm và chỉ đạo việc đó, tiếp theo mới tính đến trách nhiệm liên đới của cấp trên bệnh viện. Sau khi kết luận về người liên quan trực tiếp thì tính tiếp đến vai trò của quản lý. Nếu người ta làm mà giấu thì quản lý cũng không dễ dàng gì biết được mà cố che giấu thì tội còn to hơn nữa.
- Để có kết luận chính xác và giải quyết triệt để vấn đề này, theo bà có cần công an vào cuộc điều tra?
Trước hết cần đưa Bộ Y tế với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước vào cuộc để xem xét xử lý, nếu cần thiết có thể đưa cảnh sát môi trường vào điều tra để có kết luận rõ ràng.
Xin cảm ơn bà.
Hữu Bằng
>> ĐỌC TIẾP... Vụ tái chế rác thải y tế tại BV Bạch Mai, Hà Nội đang khiến dư luận dậy sóng khi bệnh viện này mua cả máy móc, thuê nhân công, quản lý, tổ chức việc tái chế cắt rửa dây và ống truyền dịch đỏ máu người bệnh, cắt và nghiền xilanh nhuốm máu và các mẫu bệnh phẩm có sức lây lan bệnh tật khủng khiếp.
Phân loại rác thải y tế tại BV Bạch Mai. Ảnh: Lao động |
Trước thông tin này, ông Nguyễn Việt Hùng - Trưởng khoa Kiểm soát - Nhiễm khuẩn, BV Bạch Mai đã thừa nhận những điều báo nêu là đúng và nói việc tái chế rác thải sinh hoạt tại đây đang áp dụng hoạt động nghiên cứu thử nghiệm của khoa.
Phó Giám đốc BV Bạch Mai Nguyễn Ngọc Hiền khẳng định, đề tài nghiên cứu của Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn chưa được thông qua hội đồng khoa học của BV.
Theo tìm hiểu của phóng viên, điều đáng nói là dù nghiên cứu đó có được thông qua hay không thì vẫn là vi phạm pháp luật và quy định về xử lý rác thải y tế.
Liên quan đến vấn đề này, VTC News đã phỏng vấn Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An.
PGS-TS Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội |
Tôi có theo dõi vụ việc trên và thấy bệnh viện Bạch Mai đã thừa nhận đó là sự thật và trả lời công luận rằng đang thí nghiệm một nghiên cứu tái chế rác thải y tế. Rác thải y tế này nếu là rác thải y tế nguy hại thì việc xử lý đã có quy trình rồi và quản lý rất chặt. Theo luật thì không được tái chế rác thải nguy hại.
Việc tái chế rác thải nguy hại có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng nên tôi đề nghị Bộ Y tế cần có câu trả lời chính thức trước công luận về vấn đề này, không để cho công luận và bệnh viện tranh luận, mà cần 1 đơn vị thứ ba vào cuộc.
Bởi Bộ Y tế có chức năng tham mưu cho Chính phủ về vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân nhưng để xảy ra vụ việc đáng tiếc này.
- Với tư cách là một người tiêu dùng, nếu những rác thải y tế nguy hại là bơm kim tiêm được nghiền và tái chế thành vật dụng đựng thực phẩm, bà thấy sao?
Tôi khẳng định điều đó làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân và không được phép.
Nếu nhựa từ những rác thải y tế nguy hại được biến thành đồ dùng trong lĩnh vực thực phẩm thì đó là điều đáng báo động bởi tính an toàn của nó. Còn nhựa dùng trong thực phẩm cần phải có tiêu chuẩn kiểm soát rất ngặt nghèo.
Video: Những hố chôn rác thải y tế trái phép tại tỉnh Tây Ninh.
Xem thêm tại: www.youtube.com/vnotv
Đáng nói là một số thầy thuốc chữa bệnh cho dân nhưng lại chỉ đạo tái chế bơm kim tiêm và có thể mang bệnh cho cộng đồng. Làm như vậy thật sự vô lương tâm...Trong trường hợp này, người phụ trách rác thải y tế trong bệnh viện là người hiểu rất rõ sự nguy hiểm của rác thải y tế nguy hại.
Ông Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thì nói đang thí nghiệm nghiên cứu gì đó. Nhưng anh phải biết, anh làm thế có đảm bảo không? Anh làm vậy, anh có nghĩ sẽ ảnh hưởng đến người dân hay không?
Là người trong ngành này, anh hiểu rõ hậu họa nguy hại của việc tái chế rác thải y tế. Anh hiểu thế mà anh vẫn làm.
Họ làm vì lợi nhuận hay vì cái gì? Nhưng làm gì thì cũng cần nêu cao tiêu chí vì sức khỏe nhân dân, nên phải xem lại tiêu chí của ngành anh thế nào khi tiến hành công việc trên.
- Bà có cho rằng, khi trả lời báo chí, một số người liên quan đến vụ việc này tại BV Bạch Mai đã ngụy biện và dối trá khi đánh trống lảng từ chỗ tái chế rác thải y tế nguy hại là bơm kim tiêm sang việc nghiên cứu hấp diệt khuẩn rác thải y tế rắn chung chung?
Theo tôi thì ông Phó giám đốc BV Bạch Mai Nguyễn Ngọc Hiền đã dám nói thẳng vấn đề, công khai việc này là khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn chưa báo cáo, như vậy là anh đã làm chui. Và cần xử lý ai ở bệnh viện này đã khá rõ ràng.
|
- Để có kết luận chính xác và giải quyết triệt để vấn đề này, theo bà có cần công an vào cuộc điều tra?
Trước hết cần đưa Bộ Y tế với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước vào cuộc để xem xét xử lý, nếu cần thiết có thể đưa cảnh sát môi trường vào điều tra để có kết luận rõ ràng.
Xin cảm ơn bà.
Bình luận