(VTC News) - Komsomolskaya Pravda, tờ báo của Nga dẫn nguồn tin quân sự nói rằng, tình báo nước này nghi ngờ Mỹ nhúng tay vào vụ tai nạn Superjet-100.
Roman Gusarov, biên tập viên của trang Avia.ru, một tạp chí hàng không điện tử, nói: "Tất cả các giả thuyết được đưa ra đến nay đều thiếu sót. Có nhiều hạn chế về thông tin chính xác và xuất hiện các lời đồn thiếu trách nhiệm". Dưới đây là những nghi vấn quanh vụ rơi Sukhoi Superjet ở Indonesia hôm 9/5 vừa qua.
Tình báo Mỹ làm nhiễu sóng Sukhoi Superjet 100
Komsomolskaya Pravda dẫn lời một thành viên GRU dấu tên cho biết nguyên nhân tai nạn có thể là sóng điện từ lạ đã phá hoại các thiết bị điện tử trên máy bay.
Giả thuyết này giải thích cho việc một chiếc máy bay mới hoàn thành chuyến bay thử tốt đẹp với các thiết bị cảnh báo hoạt động tốt lại gặp nạn.
Tờ báo cũng dẫn lời của người cung cấp tin cho hay: "Chúng tôi đang điều tra về giả thuyết đây là một vụ phá hoại công nghiệp. Từ lâu tình báo Nga đã theo dõi hoạt động của các chuyên gia điện tử quân đội Mỹ tại sân bay Jakarta."
Ông nói thêm: "Chúng tôi biết rằng họ có những thiết bị đặc biệt, có khả năng ngắt liên lạc giữa máy bay và mặt đất đồng thời đưa ra những thông số giả trên khoang lái. Ví dụ, những thiết bị này có thể báo độ cao sai so với thực tế dẫn đến phi công sẽ thao tác sai và gây tai nạn mà không hề biết".
Theo đó, phi công có thể đã bị 'lừa' rằng máy bay đang ở độ cao an toàn, trong khi thực tế chiếc Superjet bay ở độ cao khoảng 1.800m trước khi thảm họa xảy ra.
Đến nay, sau quá trình giải mã hộp đen của máy bay cho thấy không hề có báo động lỗi hệ thống hay hành động gì của phi hành đoàn trong trường hợp khẩn cấp trước khi máy bay rơi.
Tuy nhiên, các thiết bị ghi lại thông số kĩ thuật của chuyến bay, giám sát hệ thống bay và theo dõi động cơ vẫn chưa được tìm thấy. Chúng vẫn đang còn nằm lại vùng núi Salak, nơi đã từng xảy ra 7 vụ tại nạn máy bay.
Cố ý phá hoại?
Đến nay, câu hỏi lớn nhất được đặt ra vẫn là tại sao Alexander Yablontsev, một phi công đầy kinh nghiệm lại xin phép hạ độ cao trong cơn mưa ở vùng núi mà ông biết chắc là rất nguy hiểm. Thêm nữa, tại sao bộ phận mặt đất lại đồng ý với yêu cầu này.
Komsomolskaya Pravda dẫn lời một nhân viên dấu tên làm việc tại Sukhoi cho biết: "Có lẽ phi công đã không thấy máy bay đang lao thẳng vào núi, chúng tôi không loại trừ đây là một vụ cố ý phá hoại công nghiệp. Tuy nhiên, may mắn là đã không có hợp đồng nào của chúng tôi bị hủy đến lúc này".
Đây không phải là lần đầu tiên các quan chức Nga nghi ngờ sự can thiệp của các thế lực nước ngoài vào các thảm họa công nghệ của mình.
Đầu năm nay, người đứng đầu Cơ quan không gian Roskosmos, Vladimir Popovkin đã tỏ ý nghi ngờ có sự can thiệp của sóng radar Mỹ trong vụ thất bại của vệ tinh khám phá Sao Hỏa đầy triển vọng Phobos-Grunt.
Trước đó, năm 2004, thư kí cũ của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã tiết lộ thông tin bí mật trong cuốn sách của mình.
Theo đó, trong những năm 80 thế kỉ trước, khi chiến tranh lạnh xảy ra, CIA đã sử dụng những biện pháp đặc biệt từ không gian để phá hủy đường ống dẫn chất đốt qua vùng Siberi của Liên Xô.
Vụ việc đã gây ra vụ nổ có sức mạnh 3 kiloton, tương đương 3.000 tấn thuốc nổ TNT và phá hoại nhiều đường ống của Liên Xô trong khu vực.
Theo Komsomolskaya Pravda, Cơ quan tình báo quân sự Nga - GRU nghi ngờ Mỹ có sự tham gia của các điệp viên Mỹ trong vụ tai nạn thảm khốc ngày 9/5 vừa qua.
Tuy nhiên, đa số các chuyên gia hàng không Nga đã bác bỏ giả thuyết này. Họ cho rằng có một nguyên nhân sâu xa hơn khiến cho chiếc máy bay đang ở tình trang tốt và phi công giàu kinh nghiệm với một chuyến bay quen thuộc lại đâm vào vách núi.
Những người thân các nạn nhân tuyệt vọng chờ tin tức sau tai nạn |
Roman Gusarov, biên tập viên của trang Avia.ru, một tạp chí hàng không điện tử, nói: "Tất cả các giả thuyết được đưa ra đến nay đều thiếu sót. Có nhiều hạn chế về thông tin chính xác và xuất hiện các lời đồn thiếu trách nhiệm". Dưới đây là những nghi vấn quanh vụ rơi Sukhoi Superjet ở Indonesia hôm 9/5 vừa qua.
Tình báo Mỹ làm nhiễu sóng Sukhoi Superjet 100
Komsomolskaya Pravda dẫn lời một thành viên GRU dấu tên cho biết nguyên nhân tai nạn có thể là sóng điện từ lạ đã phá hoại các thiết bị điện tử trên máy bay.
Giả thuyết này giải thích cho việc một chiếc máy bay mới hoàn thành chuyến bay thử tốt đẹp với các thiết bị cảnh báo hoạt động tốt lại gặp nạn.
Tờ báo cũng dẫn lời của người cung cấp tin cho hay: "Chúng tôi đang điều tra về giả thuyết đây là một vụ phá hoại công nghiệp. Từ lâu tình báo Nga đã theo dõi hoạt động của các chuyên gia điện tử quân đội Mỹ tại sân bay Jakarta."
Hình ảnh của chiếc máy bay gặp nạn trước khi cất cánh và không bao giờ trở lại |
Ông nói thêm: "Chúng tôi biết rằng họ có những thiết bị đặc biệt, có khả năng ngắt liên lạc giữa máy bay và mặt đất đồng thời đưa ra những thông số giả trên khoang lái. Ví dụ, những thiết bị này có thể báo độ cao sai so với thực tế dẫn đến phi công sẽ thao tác sai và gây tai nạn mà không hề biết".
Theo đó, phi công có thể đã bị 'lừa' rằng máy bay đang ở độ cao an toàn, trong khi thực tế chiếc Superjet bay ở độ cao khoảng 1.800m trước khi thảm họa xảy ra.
Đến nay, sau quá trình giải mã hộp đen của máy bay cho thấy không hề có báo động lỗi hệ thống hay hành động gì của phi hành đoàn trong trường hợp khẩn cấp trước khi máy bay rơi.
Tuy nhiên, các thiết bị ghi lại thông số kĩ thuật của chuyến bay, giám sát hệ thống bay và theo dõi động cơ vẫn chưa được tìm thấy. Chúng vẫn đang còn nằm lại vùng núi Salak, nơi đã từng xảy ra 7 vụ tại nạn máy bay.
Cố ý phá hoại?
Đến nay, câu hỏi lớn nhất được đặt ra vẫn là tại sao Alexander Yablontsev, một phi công đầy kinh nghiệm lại xin phép hạ độ cao trong cơn mưa ở vùng núi mà ông biết chắc là rất nguy hiểm. Thêm nữa, tại sao bộ phận mặt đất lại đồng ý với yêu cầu này.
Komsomolskaya Pravda dẫn lời một nhân viên dấu tên làm việc tại Sukhoi cho biết: "Có lẽ phi công đã không thấy máy bay đang lao thẳng vào núi, chúng tôi không loại trừ đây là một vụ cố ý phá hoại công nghiệp. Tuy nhiên, may mắn là đã không có hợp đồng nào của chúng tôi bị hủy đến lúc này".
Trực thăng vận chuyển những túi đựng xác nạn nhân từ hiện trường vụ tai nạn về Jakarta |
Đây không phải là lần đầu tiên các quan chức Nga nghi ngờ sự can thiệp của các thế lực nước ngoài vào các thảm họa công nghệ của mình.
Đầu năm nay, người đứng đầu Cơ quan không gian Roskosmos, Vladimir Popovkin đã tỏ ý nghi ngờ có sự can thiệp của sóng radar Mỹ trong vụ thất bại của vệ tinh khám phá Sao Hỏa đầy triển vọng Phobos-Grunt.
Trước đó, năm 2004, thư kí cũ của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã tiết lộ thông tin bí mật trong cuốn sách của mình.
Theo đó, trong những năm 80 thế kỉ trước, khi chiến tranh lạnh xảy ra, CIA đã sử dụng những biện pháp đặc biệt từ không gian để phá hủy đường ống dẫn chất đốt qua vùng Siberi của Liên Xô.
Vụ việc đã gây ra vụ nổ có sức mạnh 3 kiloton, tương đương 3.000 tấn thuốc nổ TNT và phá hoại nhiều đường ống của Liên Xô trong khu vực.
Tùng Đinh
Bình luận