(VTC News) - Quan chức Quốc hội cho rằng không thể chấp nhận được hành vi 'nể nang' để xảy ra sai phạm như trong vụ ông Truyền.
Ngày 21/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có thông cáo báo chí về Kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với đồng chí Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ trong thời gian còn đương chức và khi về nghỉ hưu, ông Trần Văn Truyền đã có một số khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện chính sách nhà, đất.
Xung quanh vấn đề này, ngày 21/11, bên hành lang Quốc hội, PV VTC News đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội.
- Ngày 21/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có thông cáo báo chí về Kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ. Ông đánh giá gì về kết luận của vụ việc này?
Trường hợp ông Trần Văn Truyền có điều đặc biệt bởi trước đây ông Truyền công tác tại cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan phòng chống tham nhũng. Đây lẽ ra phải là cơ quan gương mẫu nhất, trong sạch nhất.
Đặc biệt, người đứng đầu cơ quan Thanh tra Chính phủ càng cần phải gương mẫu vì đó là tấm gương để mọi người soi.
Những cơ quan khác mà để xảy ra việc này đã không chấp nhận được rồi nhưng ở đây sự việc lại xảy ra ở Thanh tra Chính phủ - cơ quan thanh tra các cơ quan khác về thi hành pháp luật.
- Nhưng theo ông, vấn đề cần làm rõ trong vụ việc liên quan đến ông Trần Văn Truyền là gì?
Tôi cho rằng trong vụ việc liên quan đến ông Trần Văn Truyền có 2 vấn đề nổi bật.
Một là vấn đề không minh bạch tài sản, thậm chí có những tài sản không thuộc về phạm vi, chế độ, tiêu chuẩn của mình nhưng ông Truyền vẫn xin mua, xin thuê.
Thậm chí sau khi nghỉ hưu 3 năm, ông Truyền mới trả lại nhà công vụ. Ông Truyền cũng nói rằng nhà ở quê là do con cái đầu tư nhưng tôi cho rằng thực chất cũng là tài sản của ông Truyền.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho thấy ông Truyền có tới 6 trường hợp về nhà, đất thì là quá nhiều so với những cán bộ bình thường. Thậm chí, so với các bộ cao cấp khác cũng là cao hơn nhiều.
Thứ hai là ông Truyền trước khi về hưu đã bổ nhiệm ồ ạt tới 60 cán bộ cấp vụ, phòng ở Thanh tra Chính phủ. Trong số đó có nhiều người không đủ tiêu chuẩn, không đúng quy trình.
Ông Truyền có nói rằng việc làm đó là làm phúc nhưng thực chất lại để họa cho sau này. Đó là việc những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, quy trình, không có uy tín để làm việc. Bây giờ mộtsố cán bộ được bổ nhiệm vẫn đang phải “nợ” tiêu chuẩn
Tôi cho rằng, phải đặt vấn đề những tài sản nhà và đất đó cùng với việc đề bạt bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ không đúng thì chắc chắn thấy vấn đề gì đó đằng sau.
Tôi cho là có những dấu hiệu trục lợi, có dấu hiệu vi phạm pháp luật về công tác phòng chống tham nhũng, về công tác bổ nhiệm cán bộ.
Nếu người ở cơ quan khác để xảy ra việc đó cũng đã là vi phạm nghiêm trọng. Đặc biệt, việc này lại xảy ra ở vị trí Tổng Thanh tra Chính phủ – cơ quan phòng chống tham nhũng, bảo vệ pháp luật thì càng đáng bị lên án hơn.
- Trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đều có nhắc tới việc lãnh đạo tỉnh Bến Tre và lãnh đạo TP.HCM có chuyện “nể nang” trong việc cấp đất cho ông Trần Văn Truyền. Điều này khiến ông có suy nghĩ gì?
Vấn đề những cán bộ của TP.HCM và Bến Tre do “nể nang” mà làm sai trong việc cấp, cho thuê nhà đất đối với ông Truyền rất đáng xem xét. Nếu như địa phương nào, cơ quan nào cũng nể nang như vậy thì luật pháp có còn được thực thi hay không? Cứ nể nang như vậy thì xã hội bị rối loạn.
- Kết luận nêu rõ, ông Trần Văn Truyền đã thiếu trung thực, không báo cáo thông tin đầy đủ, đúng sự thật về nhà, đất; đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định bán nhà của UBND TP.HCM không đúng đối tượng và chính sách của Nhà nước. Sau khi được mua thì không sử dụng ngay mà lại để cho người khác ở và bán hàng. Liệu sự việc như vậy có còn là “nể nang” không thưa ông?
Như thế không phải là nể nang mà là làm sai, vi phạm pháp luật. Tôi đặt dấu hỏi là liệu có đi có lại hay không? Ví dụ như tôi hóa giá cho anh một căn nhà thì anh tạo điều kiện cho tôi việc gì đó.
Đây là lỗi cả 2 phía, cả cơ quan Nhà nước và bản thân ông Truyền. Hơn ai hết ông Truyền phải là người am hiểu pháp luật. Ông ấy không thể nói là do khó khăn về nhà ở để xin thuê, mua nhà. Vì cán bộ chỉ cần có một ngôi nhà để ở, không thể nào cần tới 5-6 căn nhà như vậy.
Đặc biệt, ông Truyền lại là người đứng đầu cơ quan Thanh tra Chính phủ. Đó là điều không thể chấp nhận được.
- Tiếp theo, các cơ quan chức năng sẽ xử lý thế nào để lấy lại lòng tin của nhân dân, thưa ông?
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có kết luận rõ ràng như vậy rồi thì chắc chắn sau đây các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan phòng chống tham nhũng sẽ phải vào cuộc chứ không chỉ dừng lại ở kết luận này.
Tôi cũng đã từng phát biểu trước Quốc hội, căn bệnh tham nhũng biệt thự và nhà công vụ là vấn đề hết sức lớn hiện nay.
Trong khi cán bộ công chức nào đó nhận phong bì vài trăm nghìn đồng thì bị lên án mạnh mẽ, còn cán bộ cấp cao tham nhũng một lô đất, căn biệt thự công vụ hàng chục tỷ đồng thì từ trước đến nay chưa xử ai.
Nếu không xử nghiêm vụ này thì chúng ta không bao giờ xóa được hoài nghi của dân là phòng chống tham nhũng của chúng ta chỉ “tắm từ vai trở xuống”.
Xin cảm ơn ông!
Phạm Thịnh
Ngày 21/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có thông cáo báo chí về Kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với đồng chí Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ trong thời gian còn đương chức và khi về nghỉ hưu, ông Trần Văn Truyền đã có một số khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện chính sách nhà, đất.
Xung quanh vấn đề này, ngày 21/11, bên hành lang Quốc hội, PV VTC News đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội.
- Ngày 21/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có thông cáo báo chí về Kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ. Ông đánh giá gì về kết luận của vụ việc này?
Đại biểu Lê Như Tiến (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Đặc biệt, người đứng đầu cơ quan Thanh tra Chính phủ càng cần phải gương mẫu vì đó là tấm gương để mọi người soi.
Những cơ quan khác mà để xảy ra việc này đã không chấp nhận được rồi nhưng ở đây sự việc lại xảy ra ở Thanh tra Chính phủ - cơ quan thanh tra các cơ quan khác về thi hành pháp luật.
- Nhưng theo ông, vấn đề cần làm rõ trong vụ việc liên quan đến ông Trần Văn Truyền là gì?
Tôi cho rằng trong vụ việc liên quan đến ông Trần Văn Truyền có 2 vấn đề nổi bật.
Một là vấn đề không minh bạch tài sản, thậm chí có những tài sản không thuộc về phạm vi, chế độ, tiêu chuẩn của mình nhưng ông Truyền vẫn xin mua, xin thuê.
Thậm chí sau khi nghỉ hưu 3 năm, ông Truyền mới trả lại nhà công vụ. Ông Truyền cũng nói rằng nhà ở quê là do con cái đầu tư nhưng tôi cho rằng thực chất cũng là tài sản của ông Truyền.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho thấy ông Truyền có tới 6 trường hợp về nhà, đất thì là quá nhiều so với những cán bộ bình thường. Thậm chí, so với các bộ cao cấp khác cũng là cao hơn nhiều.
Biệt thự được cho là rộng 30.000m2 của ông Trần Văn Truyền tại Sơn Đông (Bến Tre). |
Ông Truyền có nói rằng việc làm đó là làm phúc nhưng thực chất lại để họa cho sau này. Đó là việc những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, quy trình, không có uy tín để làm việc. Bây giờ mộtsố cán bộ được bổ nhiệm vẫn đang phải “nợ” tiêu chuẩn
|
Tôi cho là có những dấu hiệu trục lợi, có dấu hiệu vi phạm pháp luật về công tác phòng chống tham nhũng, về công tác bổ nhiệm cán bộ.
Nếu người ở cơ quan khác để xảy ra việc đó cũng đã là vi phạm nghiêm trọng. Đặc biệt, việc này lại xảy ra ở vị trí Tổng Thanh tra Chính phủ – cơ quan phòng chống tham nhũng, bảo vệ pháp luật thì càng đáng bị lên án hơn.
- Trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đều có nhắc tới việc lãnh đạo tỉnh Bến Tre và lãnh đạo TP.HCM có chuyện “nể nang” trong việc cấp đất cho ông Trần Văn Truyền. Điều này khiến ông có suy nghĩ gì?
Vấn đề những cán bộ của TP.HCM và Bến Tre do “nể nang” mà làm sai trong việc cấp, cho thuê nhà đất đối với ông Truyền rất đáng xem xét. Nếu như địa phương nào, cơ quan nào cũng nể nang như vậy thì luật pháp có còn được thực thi hay không? Cứ nể nang như vậy thì xã hội bị rối loạn.
- Kết luận nêu rõ, ông Trần Văn Truyền đã thiếu trung thực, không báo cáo thông tin đầy đủ, đúng sự thật về nhà, đất; đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định bán nhà của UBND TP.HCM không đúng đối tượng và chính sách của Nhà nước. Sau khi được mua thì không sử dụng ngay mà lại để cho người khác ở và bán hàng. Liệu sự việc như vậy có còn là “nể nang” không thưa ông?
Như thế không phải là nể nang mà là làm sai, vi phạm pháp luật. Tôi đặt dấu hỏi là liệu có đi có lại hay không? Ví dụ như tôi hóa giá cho anh một căn nhà thì anh tạo điều kiện cho tôi việc gì đó.
Đây là lỗi cả 2 phía, cả cơ quan Nhà nước và bản thân ông Truyền. Hơn ai hết ông Truyền phải là người am hiểu pháp luật. Ông ấy không thể nói là do khó khăn về nhà ở để xin thuê, mua nhà. Vì cán bộ chỉ cần có một ngôi nhà để ở, không thể nào cần tới 5-6 căn nhà như vậy.
Đặc biệt, ông Truyền lại là người đứng đầu cơ quan Thanh tra Chính phủ. Đó là điều không thể chấp nhận được.
Trong thời gian còn đương chức và khi về nghỉ hưu, ông Truyền đã có một số khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện chính sách nhà, đất |
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có kết luận rõ ràng như vậy rồi thì chắc chắn sau đây các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan phòng chống tham nhũng sẽ phải vào cuộc chứ không chỉ dừng lại ở kết luận này.
Tôi cũng đã từng phát biểu trước Quốc hội, căn bệnh tham nhũng biệt thự và nhà công vụ là vấn đề hết sức lớn hiện nay.
Trong khi cán bộ công chức nào đó nhận phong bì vài trăm nghìn đồng thì bị lên án mạnh mẽ, còn cán bộ cấp cao tham nhũng một lô đất, căn biệt thự công vụ hàng chục tỷ đồng thì từ trước đến nay chưa xử ai.
Nếu không xử nghiêm vụ này thì chúng ta không bao giờ xóa được hoài nghi của dân là phòng chống tham nhũng của chúng ta chỉ “tắm từ vai trở xuống”.
Xin cảm ơn ông!
Phạm Thịnh
Bình luận