Thanh tra thành phố Hà Nội vừa có ý kiến về văn bản 736 ngày 12/5/2015 của Bộ Xây dựng, theo đó, liên ngành của thành phố Hà Nội đã làm rõ nhiều nội dung sai lệch, thiếu căn cứ trong văn bản của Bộ Xây dựng.
Nhiều nội dung sai lệch
Theo đó, văn bản 736 của Bộ Xây dựng nhận định, việc thành phố Hà Nội cho rằng Viện Sena cho một số cơ quan khoa học nước ngoài thuê một phần diện tích tại nhà 35 Điện Biên Phủ (ĐBP) theo chương trình thực hiện hiệp định Pháp –Việt về hợp tác KHCN là “vi phạm hợp đồng thuê nhà” và áp dụng điều 495 Bộ luật Dân sự để thu hồi nhà 35 ĐBP là không có cơ sở pháp luật.
Về nội dung này, Thanh tra thành phố Hà Nội khẳng định, Bộ Xây dựng đã nêu thiếu hồ sơ, “bỏ quên” những sai phạm của Viện này trong quá trình sử dụng nhà đất tại 35 ĐBP.
Cụ thể, theo hồ sơ quản lý, nhà đất tại 35 ĐBP là nhà thuộc sở hữu nhà nước và UBND thành phố Hà Nội là đại diện chủ sở hữu và đã giao cho Công ty Kinh doanh nhà số 1 ký hợp đồng cho Viện Sena được thuê nhà đất 35 ĐBP để làm việc.
Tại biên bản thỏa thuận số 28 ngày 5/7/1997 ký với Xí nghiệp Kinh doanh nhà Ba Đình và Sở Nhà đất Hà Nội; thông báo số 775 ngày 13/6/1998 Công ty Kinh doanh nhà số 1 ủy nhiệm cho Viện Sena thực hiện dự án cải tạo, xây dựng nhà làm việc tại 35 ĐBP, Viện Sena đã thống nhất nội dung: Nhà nước sở hữu toàn bộ đất, toàn bộ công trình sau khi cải tạo và diện tích sau cải tạo xây dựng do Công ty Kinh doanh nhà số 1 quản lý.
Mặt khác quá trình đầu tư xây dựng, Viện Sena đã có nhiều sai phạm. Sở Địa chính Nhà đất đã có văn bản số 4086 báo cáo thành phố. Thành phố Hà Nội đã có văn bản giao Sở Địa chính Nhà đất chỉ đạo Công ty Kinh doanh nhà số 1 làm các thủ tục quản lý những diện tích sau cải tạo nhà 35 ĐBP.
Ngày 14/4/2005, Công ty Kinh doanh nhà số 1 đã có giấy báo yêu cầu Viện này trả tiền thuê nhà. Ngày 6/4/2008 Xí nghiệp QLPTN số 1 đã có thông báo số 13 đề nghị Viện Sena thực hiện kê khai nhà đất đang sử dụng theo Quyết định 09/2007 của Thủ tướng nhưng Viện đã không nộp tiền thuê nhà, không thực hiện kê khai.
Thậm chí Viện Sena đã tự ý cho các tổ chức của Pháp, Hong Kong thuê một phần nhà 35 ĐBP dưới hình thức ký các thỏa thuận, hợp đồng dịch vụ có thu tiền. Viện Sena còn ký hợp đồng với Công ty CP Gia Cát, trao cho doanh nghiệp này độc quyền tiếp thị và tìm kiếm khách hàng sử dụng các dịch vụ tại tòa nhà 35 ĐBP. “Như vậy quá trình sử dụng nhà đất tại 35 ĐBP, Viện Sena đã vi phạm luật Dân sự và Quyết định 09/2007 của Thủ tướng”, Thanh tra thành phố nêu rõ.
Về việc trích dẫn ý kiến Bộ Tài chính, Thanh tra thành phố cho rằng Bộ Xây dựng đã nêu sai lệch hồ sơ. Về thư của Đại sứ Pháp gửi Phó Thủ tướng cũng không có nội dung như Bộ Xây dựng nêu…
Kiến nghị sớm thu hồi nhà đất 35 ĐBP
Tại văn bản vừa gửi thành phố, Phó Chánh thanh tra thành phố Nguyễn An Huy cho biết, những vi phạm của Viện Sena đã dẫn đến bức xúc của công dân. UBND thành phố đã giao nhiều cơ quan tiến hành thanh tra việc quản lý, sử dụng nhà đất tại 35 ĐBP. Tại thời điểm thanh tra, việc Viện Sena cho các tổ chức nước ngoài thuê nhà đất tại 35 ĐBP vẫn diễn ra.
Cũng theo văn bản nêu trên, để giữ nghiêm kỷ cương pháp luật, đảm bảo tài sản nhà nước được sử dụng đúng mục đích, đảm bảo công tác an ninh trật tự tại khu vực, thành phố đã có quyết định 1977 ngày 4/3/2013 thu hồi 565,4m2 đất có nhà, công trình tại số nhà 35 ĐBP để giao UBND quận Ba Đình giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án mở rộng trụ sở làm việc cho Công an quận Ba Đình theo đề nghị của Bộ Công an.
Thành phố đã tính toán hoàn trả giá trị công trình xây dựng tại 35 ĐBP cho Viện Sena, đồng thời bố trí trụ sở làm việc cho Viện tại Cung trí thức Hà Nội. Tuy nhiên đến nay, Viện Sena vẫn không chấp hành.
Thanh tra thành phố đã đề nghị UBND thành phố Hà Nội báo cáo, đề xuất với Văn phòng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ: Thống nhất với UBND thành phố về việc xử lý vi phạm của Viện Sena trong quá trình sử dụng nhà đất tại 35 ĐBP…
Trao đổi với PV, một cán bộ có trách nhiệm của thành phố Hà Nội tham gia quá trình giải quyết vụ việc cho rằng trước khi Bộ Xây dựng ra văn bản nêu trên, thành phố đã cung cấp khá đầy đủ các văn bản, chứng cứ liên quan đến Thanh tra Bộ Xây dựng. Tuy nhiên kết quả là Bộ Xây dựng vẫn ra văn bản có nhiều nội dung sai lệch, “bỏ quên” nhiều chứng cứ quan trọng.
Nguồn: Hà Anh (Tiền Phong)
Nhiều nội dung sai lệch
Theo đó, văn bản 736 của Bộ Xây dựng nhận định, việc thành phố Hà Nội cho rằng Viện Sena cho một số cơ quan khoa học nước ngoài thuê một phần diện tích tại nhà 35 Điện Biên Phủ (ĐBP) theo chương trình thực hiện hiệp định Pháp –Việt về hợp tác KHCN là “vi phạm hợp đồng thuê nhà” và áp dụng điều 495 Bộ luật Dân sự để thu hồi nhà 35 ĐBP là không có cơ sở pháp luật.
Về nội dung này, Thanh tra thành phố Hà Nội khẳng định, Bộ Xây dựng đã nêu thiếu hồ sơ, “bỏ quên” những sai phạm của Viện này trong quá trình sử dụng nhà đất tại 35 ĐBP.
Cụ thể, theo hồ sơ quản lý, nhà đất tại 35 ĐBP là nhà thuộc sở hữu nhà nước và UBND thành phố Hà Nội là đại diện chủ sở hữu và đã giao cho Công ty Kinh doanh nhà số 1 ký hợp đồng cho Viện Sena được thuê nhà đất 35 ĐBP để làm việc.
Tại biên bản thỏa thuận số 28 ngày 5/7/1997 ký với Xí nghiệp Kinh doanh nhà Ba Đình và Sở Nhà đất Hà Nội; thông báo số 775 ngày 13/6/1998 Công ty Kinh doanh nhà số 1 ủy nhiệm cho Viện Sena thực hiện dự án cải tạo, xây dựng nhà làm việc tại 35 ĐBP, Viện Sena đã thống nhất nội dung: Nhà nước sở hữu toàn bộ đất, toàn bộ công trình sau khi cải tạo và diện tích sau cải tạo xây dựng do Công ty Kinh doanh nhà số 1 quản lý.
Nhà 35 Điện Biên Phủ. Ảnh: Hà Anh. |
Mặt khác quá trình đầu tư xây dựng, Viện Sena đã có nhiều sai phạm. Sở Địa chính Nhà đất đã có văn bản số 4086 báo cáo thành phố. Thành phố Hà Nội đã có văn bản giao Sở Địa chính Nhà đất chỉ đạo Công ty Kinh doanh nhà số 1 làm các thủ tục quản lý những diện tích sau cải tạo nhà 35 ĐBP.
Ngày 14/4/2005, Công ty Kinh doanh nhà số 1 đã có giấy báo yêu cầu Viện này trả tiền thuê nhà. Ngày 6/4/2008 Xí nghiệp QLPTN số 1 đã có thông báo số 13 đề nghị Viện Sena thực hiện kê khai nhà đất đang sử dụng theo Quyết định 09/2007 của Thủ tướng nhưng Viện đã không nộp tiền thuê nhà, không thực hiện kê khai.
Thậm chí Viện Sena đã tự ý cho các tổ chức của Pháp, Hong Kong thuê một phần nhà 35 ĐBP dưới hình thức ký các thỏa thuận, hợp đồng dịch vụ có thu tiền. Viện Sena còn ký hợp đồng với Công ty CP Gia Cát, trao cho doanh nghiệp này độc quyền tiếp thị và tìm kiếm khách hàng sử dụng các dịch vụ tại tòa nhà 35 ĐBP. “Như vậy quá trình sử dụng nhà đất tại 35 ĐBP, Viện Sena đã vi phạm luật Dân sự và Quyết định 09/2007 của Thủ tướng”, Thanh tra thành phố nêu rõ.
Về việc trích dẫn ý kiến Bộ Tài chính, Thanh tra thành phố cho rằng Bộ Xây dựng đã nêu sai lệch hồ sơ. Về thư của Đại sứ Pháp gửi Phó Thủ tướng cũng không có nội dung như Bộ Xây dựng nêu…
Kiến nghị sớm thu hồi nhà đất 35 ĐBP
Tại văn bản vừa gửi thành phố, Phó Chánh thanh tra thành phố Nguyễn An Huy cho biết, những vi phạm của Viện Sena đã dẫn đến bức xúc của công dân. UBND thành phố đã giao nhiều cơ quan tiến hành thanh tra việc quản lý, sử dụng nhà đất tại 35 ĐBP. Tại thời điểm thanh tra, việc Viện Sena cho các tổ chức nước ngoài thuê nhà đất tại 35 ĐBP vẫn diễn ra.
Cũng theo văn bản nêu trên, để giữ nghiêm kỷ cương pháp luật, đảm bảo tài sản nhà nước được sử dụng đúng mục đích, đảm bảo công tác an ninh trật tự tại khu vực, thành phố đã có quyết định 1977 ngày 4/3/2013 thu hồi 565,4m2 đất có nhà, công trình tại số nhà 35 ĐBP để giao UBND quận Ba Đình giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án mở rộng trụ sở làm việc cho Công an quận Ba Đình theo đề nghị của Bộ Công an.
Thành phố đã tính toán hoàn trả giá trị công trình xây dựng tại 35 ĐBP cho Viện Sena, đồng thời bố trí trụ sở làm việc cho Viện tại Cung trí thức Hà Nội. Tuy nhiên đến nay, Viện Sena vẫn không chấp hành.
Thanh tra thành phố đã đề nghị UBND thành phố Hà Nội báo cáo, đề xuất với Văn phòng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ: Thống nhất với UBND thành phố về việc xử lý vi phạm của Viện Sena trong quá trình sử dụng nhà đất tại 35 ĐBP…
Trao đổi với PV, một cán bộ có trách nhiệm của thành phố Hà Nội tham gia quá trình giải quyết vụ việc cho rằng trước khi Bộ Xây dựng ra văn bản nêu trên, thành phố đã cung cấp khá đầy đủ các văn bản, chứng cứ liên quan đến Thanh tra Bộ Xây dựng. Tuy nhiên kết quả là Bộ Xây dựng vẫn ra văn bản có nhiều nội dung sai lệch, “bỏ quên” nhiều chứng cứ quan trọng.
Nguồn: Hà Anh (Tiền Phong)
Bình luận