Video: Thiếu phụ khai đau đầu mất kiểm soát khi dìm chết con trai 35 ngày tuổi
Vụ việc một người mẹ trẻ ở đã sát hại đứa con mới 35 ngày tuổi của mình ở huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã gây chấn động dư luận suốt những ngày qua.
Luật sư Nguyễn Minh Long (Văn phòng Luật Dragon, Hà Nội) cho rằng trong vụ việc trên, cơ quan điều tra cần phải “làm cho rõ ràng” và “cần khởi tố”.
Luật sư Long cho rằng, thông tin người mẹ bị trầm cảm đó chỉ là do “dư luận báo chí đưa ra”, còn kết luận thế nào cần phải có “cơ quan điều tra vào cuộc”.
“Tôi cũng đã xem tin tức trên đài báo nói về vụ này, cũng có thông tin nói là do người mẹ bị trầm cảm sau khi sinh con. Nhưng đó là thông tin dư luận báo chí đưa ra và do người nhà của cô gái này nói chứ đã có giám định đâu”, LS Long nói.
LS Long cho rằng: “Nếu muốn xác định đây là vụ cố sát hay ngộ sát thì cần phải có kết luật từ cơ quan điều tra. Trước hết, nếu nói người mẹ này giết con là do bị trầm cảm thì cần có kết luận sau khi giám định y tế, chứ không thể vội vàng kết luận như thế được”.
Theo LS Long, những trường hợp án mạng xảy ra do mâu thuẫn gia đình lên đến “đỉnh điểm” mà “không có sự hòa giải” không phải là hiếm.
Đối với vụ việc trên, ông Long cho rằng “rất có thể là do mâu thuẫn gia đình” vì trước khi sát hại đứa bé, người mẹ đã viết trên bậc thềm một câu nói “có thể là bằng chứng để buộc tội”.
Trong khi đó, ở một góc nhìn khác, Luật sư Trương Anh Tú (Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú, Hà Nội) lại cho rằng cần thiết phải có sự “cách li” người mẹ đã sát hại con khỏi xã hội để “chữa bệnh bắt buộc”.
LS Trương Anh Tú cho biết: “Điều 13 của Bộ Luật Hình sự có quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự rất rõ ràng. Cụ thể những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đối với những người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Vì vậy, trong vụ việc trên, tôi cho rằng việc cách lí người mẹ ra khỏi xã hội và bắt buộc phải chữa bệnh là cần thiết”.
Theo LS Trương Anh Tú, việc chữa bệnh bắt buộc còn phụ thuộc vào kết luận của cơ quan điều tra, cụ thể là sau khi có giám định rằng người mẹ có thực sự bị trầm cảm và tâm lí bất bình thường hay không.
LS Trươn Anh Tú phân tích: “Các trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Luật Hình sự đã quy định rất rõ ràng. Bao gồm có mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh tâm thần ở trạng bị thái kích động, trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác theo quy định của pháp luật.
Nên trong vụ việc trên, nếu cơ quan điều tra sau khi điều tra và có kết luận là người mẹ bị mắc bệnh về tâm lí thì việc áp dụng chữa bệnh bắt buộc là điều cần thiết”.
“Nếu xác định người mẹ bị tâm thần, trầm cảm và buộc phải chữa bệnh bắt buộc thì có thể miễn truy tố hình sự”, LS Tú nói.
Bình luận