Có quá nhiều câu hỏi được đặt ra trước việc xét xử cùng với bản án nhiều bất thường của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM.
Như chúng tôi đã thông tin, ngày 19/12, viện trưởng Viện Thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử phúc thẩm tại TPHCM (Viện Phúc thẩm 3) đã quyết định đề nghị viện trưởng VKSND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Tân Hoàng Phát, hủy toàn bộ bản án của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đã xét xử trong các ngày 8, 9 và 12/12 do vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Lật lại hồ sơ vụ án, chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn khách quan hơn về vụ án từng gây chấn động dư luận.
Nhiều người tố cáo bị hãm hại
Ngày 11/12/2007, chị H.T.T.A (nhân viên massage) đã gửi đơn tố cáo đến Cơ quan CSĐT (PC14) - Công an TPHCM. Đến ngày 5-12-2008, PC14 tiếp tục nhận được đơn thư của nhiều nạn nhân là tiếp viên massage và gia đình của họ tố cáo hành vi giam giữ người trái pháp luật của vợ chồng Phan Cao Trí, chủ Công ty Tân Hoàng Phát. Từ những lá đơn tố cáo này, PC14 đã lập ban chuyên án để điều tra, làm rõ. Vào lúc 19 giờ ngày 6-12-2008, cơ quan công an đã tiến hành kiểm tra hành chính cơ sở Tân Hoàng Phát và giải thoát cho 65 nhân viên massage đang bị giữ trái pháp luật tại đây.
Theo điều tra, từ năm 2005, Phan Cao Trí đã đứng tên thành lập Công ty TNHH Tân Hoàng Phát với chức năng kinh doanh dịch vụ xông hơi, xoa bóp. Đến tháng 6-2008, Trí chuyển cho em vợ là Phan Việt Hậu đứng tên đại diện theo pháp luật nhưng thực chất Trí đứng sau, điều hành toàn bộ hoạt động của công ty. Ngoài cơ sở Tân Hoàng Phát, Trí tiếp tục mở và làm chủ thêm 4 cơ sở massage khác gồm: Kim Thu, Hoàng Thành, Newstart, Hoàng Vân III.
Qua làm việc với cơ quan công an, các nhân viên massage trên cho biết khi vào làm việc tại cơ sở Tân Hoàng Phát, họ đều bị buộc phải ăn ở tại cơ sở, không được đi ra ngoài. Người có thời gian bị giữ tại Công ty Tân Hoàng Phát ít nhất là 2 tháng, lâu nhất là 4 năm.
Ngoài ra, sau khi cơ sở Tân Hoàng Phát bị triệt phá, có thêm 29 trường hợp nhân viên trước đây xin nghỉ việc hoặc về phép phải nộp lại tiền cũng đã tố cáo việc bị vợ chồng Trí - Yến cùng một số quản lý bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản.
93 bị hại chứ không phải 1
Kết luận điều tra lần thứ nhất xác định tổng số tiền các bị can chiếm đoạt của các người bị hại là 518 triệu đồng. Sau khi VKSND TPHCM trả hồ sơ điều tra bổ sung để làm rõ một số tình tiết, ngày 5-3-2010, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM ra kết luận điều tra bổ sung. Theo đó, các trường hợp bị bắt giữ trái pháp luật được xác định gồm 65 nhân viên được giải thoát và 2 trong số 29 trường hợp nhân viên tố cáo sau này cùng với 26 nhân viên bị cưỡng đoạt tài sản.
Tuy nhiên, tất cả các trường hợp nhân viên phải nộp lại tiền thế chân mới cho nghỉ việc hoặc về phép đều không có giấy biên nhận tiền, chỉ có lời khai báo về số tiền bị cưỡng đoạt tổng cộng là 518 triệu đồng. Do các bị can đều không thừa nhận hành vi phạm tội, vì vậy không đủ cơ sở để xác định chính xác số tiền mà các bị can đã cưỡng đọat của các nạn nhân.
Căn cứ vào các tình tiết và chứng cứ của vụ án, cáo trạng ngày 9-4-2010 của VKSND TPHCM xác nhận Trí và đồng phạm đã bắt giữ trái pháp luật đối với 65 nhân viên và một trong số 29 trường hợp nhân viên tố cáo sau này (chị T.N.T, SN 1987, Đồng Tháp); cưỡng đoạt tài sản của 9 nhân viên với số tiền 169 triệu đồng.
Xét xử sơ thẩm tháng 1-2011, qua thẩm tra tại tòa, TAND TPHCM đã xác định trong số 65 nhân viên, có 1 nhân viên sau khi làm bản tường trình đã bỏ đi khỏi địa phương, không có lời khai nên không được xem là người bị hại. Như vậy, cộng thêm 29 trường hợp nhân viên tố cáo sau này, số người bị hại được tòa xác định là 93 người. Ngoài ra, các bị cáo đã cưỡng đoạt tài sản của 9 người bị hại với số tiền là 169 triệu đồng và 3 chỉ vàng.
Tuy nhiên, điều đáng nói là ở phiên xét xử phúc thẩm, dù chưa triệu tập đủ 93 người để thẩm vấn làm rõ nhưng Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đã “mạnh dạn” bác bỏ tư cách người bị hại của 92 người, chỉ thừa nhận một trường hợp các bị cáo bắt giữ người trái pháp luật (!). Kết luận bất thường này của tòa đã tước mất quyền kháng cáo, quyền buộc bồi thường của những người bị hại.
Theo NLĐ
Như chúng tôi đã thông tin, ngày 19/12, viện trưởng Viện Thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử phúc thẩm tại TPHCM (Viện Phúc thẩm 3) đã quyết định đề nghị viện trưởng VKSND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Tân Hoàng Phát, hủy toàn bộ bản án của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đã xét xử trong các ngày 8, 9 và 12/12 do vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Lật lại hồ sơ vụ án, chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn khách quan hơn về vụ án từng gây chấn động dư luận.
Nhiều người tố cáo bị hãm hại
Ngày 11/12/2007, chị H.T.T.A (nhân viên massage) đã gửi đơn tố cáo đến Cơ quan CSĐT (PC14) - Công an TPHCM. Đến ngày 5-12-2008, PC14 tiếp tục nhận được đơn thư của nhiều nạn nhân là tiếp viên massage và gia đình của họ tố cáo hành vi giam giữ người trái pháp luật của vợ chồng Phan Cao Trí, chủ Công ty Tân Hoàng Phát. Từ những lá đơn tố cáo này, PC14 đã lập ban chuyên án để điều tra, làm rõ. Vào lúc 19 giờ ngày 6-12-2008, cơ quan công an đã tiến hành kiểm tra hành chính cơ sở Tân Hoàng Phát và giải thoát cho 65 nhân viên massage đang bị giữ trái pháp luật tại đây.
Ông Phan Cao Trí, chủ Công ty Tân Hoàng Phát, được giảm hơn phân nửa án tù theo bản án phúc thẩm của TAND Tối cao tại TPHCM. |
Theo điều tra, từ năm 2005, Phan Cao Trí đã đứng tên thành lập Công ty TNHH Tân Hoàng Phát với chức năng kinh doanh dịch vụ xông hơi, xoa bóp. Đến tháng 6-2008, Trí chuyển cho em vợ là Phan Việt Hậu đứng tên đại diện theo pháp luật nhưng thực chất Trí đứng sau, điều hành toàn bộ hoạt động của công ty. Ngoài cơ sở Tân Hoàng Phát, Trí tiếp tục mở và làm chủ thêm 4 cơ sở massage khác gồm: Kim Thu, Hoàng Thành, Newstart, Hoàng Vân III.
Qua làm việc với cơ quan công an, các nhân viên massage trên cho biết khi vào làm việc tại cơ sở Tân Hoàng Phát, họ đều bị buộc phải ăn ở tại cơ sở, không được đi ra ngoài. Người có thời gian bị giữ tại Công ty Tân Hoàng Phát ít nhất là 2 tháng, lâu nhất là 4 năm.
Ngoài ra, sau khi cơ sở Tân Hoàng Phát bị triệt phá, có thêm 29 trường hợp nhân viên trước đây xin nghỉ việc hoặc về phép phải nộp lại tiền cũng đã tố cáo việc bị vợ chồng Trí - Yến cùng một số quản lý bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản.
93 bị hại chứ không phải 1
Kết luận điều tra lần thứ nhất xác định tổng số tiền các bị can chiếm đoạt của các người bị hại là 518 triệu đồng. Sau khi VKSND TPHCM trả hồ sơ điều tra bổ sung để làm rõ một số tình tiết, ngày 5-3-2010, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM ra kết luận điều tra bổ sung. Theo đó, các trường hợp bị bắt giữ trái pháp luật được xác định gồm 65 nhân viên được giải thoát và 2 trong số 29 trường hợp nhân viên tố cáo sau này cùng với 26 nhân viên bị cưỡng đoạt tài sản.
Tuy nhiên, tất cả các trường hợp nhân viên phải nộp lại tiền thế chân mới cho nghỉ việc hoặc về phép đều không có giấy biên nhận tiền, chỉ có lời khai báo về số tiền bị cưỡng đoạt tổng cộng là 518 triệu đồng. Do các bị can đều không thừa nhận hành vi phạm tội, vì vậy không đủ cơ sở để xác định chính xác số tiền mà các bị can đã cưỡng đọat của các nạn nhân.
Căn cứ vào các tình tiết và chứng cứ của vụ án, cáo trạng ngày 9-4-2010 của VKSND TPHCM xác nhận Trí và đồng phạm đã bắt giữ trái pháp luật đối với 65 nhân viên và một trong số 29 trường hợp nhân viên tố cáo sau này (chị T.N.T, SN 1987, Đồng Tháp); cưỡng đoạt tài sản của 9 nhân viên với số tiền 169 triệu đồng.
Xét xử sơ thẩm tháng 1-2011, qua thẩm tra tại tòa, TAND TPHCM đã xác định trong số 65 nhân viên, có 1 nhân viên sau khi làm bản tường trình đã bỏ đi khỏi địa phương, không có lời khai nên không được xem là người bị hại. Như vậy, cộng thêm 29 trường hợp nhân viên tố cáo sau này, số người bị hại được tòa xác định là 93 người. Ngoài ra, các bị cáo đã cưỡng đoạt tài sản của 9 người bị hại với số tiền là 169 triệu đồng và 3 chỉ vàng.
Tuy nhiên, điều đáng nói là ở phiên xét xử phúc thẩm, dù chưa triệu tập đủ 93 người để thẩm vấn làm rõ nhưng Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đã “mạnh dạn” bác bỏ tư cách người bị hại của 92 người, chỉ thừa nhận một trường hợp các bị cáo bắt giữ người trái pháp luật (!). Kết luận bất thường này của tòa đã tước mất quyền kháng cáo, quyền buộc bồi thường của những người bị hại.
Theo NLĐ
Bình luận