(VTC News) - Chữ Hiếu thời hội nhập cũng đa chiều lắm, làm sao chúng ta có thể làm tròn nghĩa vụ của mình trong khi cuộc đời quá hữu hạn?
Với mỗi người Việt Nam, Vu Lan là dịp để những người con chân thành tưởng nhớ đến công sinh thành của cha mẹ. Dù cha mẹ còn hay đã mất, họ luôn cố gắng hành động qua nhiều nghĩa cử để góp phần đền ơn và phụng dưỡng cha mẹ.
Trên các tờ báo mạng, tạp chí, diễn đàn, nhiều bài viết xúc động được viết nên, chia sẻ thể hiện con người ta đang trân quý tình mẫu tử và chữ hiếu biết nhường nào.
Chữ Hiếu thời hội nhập
Trong thời đại kinh tế thị trường, giữa cuộc sống hối hả, lo toan và bị tấn công bởi nhiều nền văn hóa khác nhau trong hành trình hội nhập, tấm lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ cũng khác xưa nhiều.
Mùa Vu Lan năm nay, tiến sỹ tâm lý học Huỳnh Văn Sơn đã quyết định tặng mẹ già ngoài 80 tuổi của mình chiếc iPhone. Ông kể ban đầu cụ nhất định không nhận vì bảo có biết gì đâu mà dùng. Nhưng sau một hồi thuyết phục, bà cụ đã lóng ngóng cầm chiếc điện thoại trên tay khám phá như một đứa trẻ mới học đọc, học viết.
Sau một thời gian, ông gọi về thì cụ bảo: “Mẹ xài được rồi. iPhone cũng dễ xài quá con heng!” Qua đây, ông Sơn muốn nhắn nhủ mọi người đừng chỉ tặng những món quà mà cha mẹ thích, mà hãy giúp các cụ tiếp cận với công nghệ hiện đại, để biết rằng các cụ còn minh mẫn, có ích lắm.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có không ít trường hợp đi làm ăn xa, lâu lâu mới về nên đều đặn mỗi tháng gửi tiền về cho bố mẹ chi dùng, thậm chí có người còn đầu tư cho cha mẹ những món đồ đắt tiền, hiện đại bậc nhất song lại để các cụ héo mòn trong cô đơn.
Ảnh minh họa (internet) |
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có không ít trường hợp đi làm ăn xa, lâu lâu mới về nên đều đặn mỗi tháng gửi tiền về cho bố mẹ chi dùng, thậm chí có người còn đầu tư cho cha mẹ những món đồ đắt tiền, hiện đại bậc nhất song lại để các cụ héo mòn trong cô đơn.
Rất nhiều cụ già trải lòng, nhiều lúc nước mắt cứ trào ra những khi trái gió trở trời mà không dám nói ra sợ con cái bận việc không yên tâm, nhưng trong lòng lại thầm nghĩ không biết ngày mình từ giã cõi đời các con có kịp về không.
Các cụ có câu “Nước mắt chảy xuôi”, cha mẹ lo lắng, tần tảo nuôi con thành tài là lẽ thường tình. Nhưng con cái thành đạt phụng dưỡng cha mẹ sống vui vẻ ở tuổi xế chiều lại không nhiều. “Con nuôi cha mẹ tính ngày tính tháng”.
Có một bài thơ mang tên “Nhớ mẹ” của nhà thơ Đỗ Trung Quân mà ai đọc được không sớm thì muộn sẽ phải rơi nước mắt. Trong bài thơ có đoạn:
“Con không đợi một ngày kia
Có người cài lên áo cho con một nụ bạch hồng
Mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ
Hoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ?
Giọt nước mắt kia bao lâu nữa của mình”
Bài thơ khiến cả những ai còn mẹ phải thảng thốt, nhắc nhở mỗi người phải lo làm tròn đạo hiếu trước khi quá muộn. Bởi cuộc sống vốn vô thường với vòng quay sinh – lão – bệnh – tử, ai có thể biết trước nó xảy đến với mình lúc nào.
Báo hiếu theo lời Phật dạy
Công ơn cha mẹ như trời biển, là vô lượng, vô biên. Thế nhưng sự báo hiếu lại hữu hạn bởi đời người có hạn. Phật dạy chúng sinh phải hiếu thuận với cha mẹ trước khi dạy mọi người chánh pháp để khai mở trí tuệ. Mà đạo hiếu đó, mỗi người phải tự thực hiện chứ không trông chờ vào người khác.
Phật dạy rất nhiều cách báo hiếu, nhưng chung quy lại, có hai cách chính để báo hiếu. Cách thường tình như nuôi dưỡng, thuốc thang, chăm sóc cha mẹ và hơn hết vẫn là tình yêu thương, sự kính trọng dành cho bậc sinh thành được gọi là hiếu thế gian.
Tuy nhiên, hiếu này chưa thể gọi là tận hiếu. Để tận hiếu phải khuyên cha mẹ làm điều lành, giữ giới, niệm Phật, nhờ vậy cha mẹ được sinh tịnh độ, phước thọ vô cùng, đó mới là đại hiếu. Điều quan trọng, bản thân mỗi người cũng cần làm nhiều việc thiện để tích tập, luân chuyển công đức báo hiếu mẹ cha.
Hãy suy nghĩ từ việc có nên đưa tay giết vài con kiến nhỏ, đến điều to lớn hơn như cưu mang, cứu sống nhiều mạng người.
Ngày nay, dù con người ta có làm đến chức vị cao đến đâu thì chữ Hiếu trước tiên đối với ông bà cha mẹ, sau đến hiếu với nước với dân vẫn là thước đo giá trị đạo đức của một con người.
Nhân mùa lễ Vu Lan năm nay, xin cầu chúc tới tất cả mọi người một mùa báo hiếu viên mãn. Xin chúc song thân quý vị, người còn sống cũng như đã mất, gặp được nhiều duyên lành và giải thoát.
Tân Hoa
Các cụ có câu “Nước mắt chảy xuôi”, cha mẹ lo lắng, tần tảo nuôi con thành tài là lẽ thường tình. Nhưng con cái thành đạt phụng dưỡng cha mẹ sống vui vẻ ở tuổi xế chiều lại không nhiều. “Con nuôi cha mẹ tính ngày tính tháng”.
Có một bài thơ mang tên “Nhớ mẹ” của nhà thơ Đỗ Trung Quân mà ai đọc được không sớm thì muộn sẽ phải rơi nước mắt. Trong bài thơ có đoạn:
“Con không đợi một ngày kia
Có người cài lên áo cho con một nụ bạch hồng
Mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ
Hoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ?
Giọt nước mắt kia bao lâu nữa của mình”
Bài thơ khiến cả những ai còn mẹ phải thảng thốt, nhắc nhở mỗi người phải lo làm tròn đạo hiếu trước khi quá muộn. Bởi cuộc sống vốn vô thường với vòng quay sinh – lão – bệnh – tử, ai có thể biết trước nó xảy đến với mình lúc nào.
Báo hiếu theo lời Phật dạy
Công ơn cha mẹ như trời biển, là vô lượng, vô biên. Thế nhưng sự báo hiếu lại hữu hạn bởi đời người có hạn. Phật dạy chúng sinh phải hiếu thuận với cha mẹ trước khi dạy mọi người chánh pháp để khai mở trí tuệ. Mà đạo hiếu đó, mỗi người phải tự thực hiện chứ không trông chờ vào người khác.
Phật dạy rất nhiều cách báo hiếu, nhưng chung quy lại, có hai cách chính để báo hiếu. Cách thường tình như nuôi dưỡng, thuốc thang, chăm sóc cha mẹ và hơn hết vẫn là tình yêu thương, sự kính trọng dành cho bậc sinh thành được gọi là hiếu thế gian.
Ảnh minh họa (internet) |
Tuy nhiên, hiếu này chưa thể gọi là tận hiếu. Để tận hiếu phải khuyên cha mẹ làm điều lành, giữ giới, niệm Phật, nhờ vậy cha mẹ được sinh tịnh độ, phước thọ vô cùng, đó mới là đại hiếu. Điều quan trọng, bản thân mỗi người cũng cần làm nhiều việc thiện để tích tập, luân chuyển công đức báo hiếu mẹ cha.
Hãy suy nghĩ từ việc có nên đưa tay giết vài con kiến nhỏ, đến điều to lớn hơn như cưu mang, cứu sống nhiều mạng người.
Ngày nay, dù con người ta có làm đến chức vị cao đến đâu thì chữ Hiếu trước tiên đối với ông bà cha mẹ, sau đến hiếu với nước với dân vẫn là thước đo giá trị đạo đức của một con người.
Nhân mùa lễ Vu Lan năm nay, xin cầu chúc tới tất cả mọi người một mùa báo hiếu viên mãn. Xin chúc song thân quý vị, người còn sống cũng như đã mất, gặp được nhiều duyên lành và giải thoát.
Tân Hoa
Bình luận