(VTC News) - Chuyên gia người Mỹ Pierre Sprey, một trong những nhà thiết kế chiến cơ F-16 nói F-35 vẫn có thể bị bắn rơi nếu đặt trong tình hình chiến đấu ở Thế chiến II.
Theo bản báo cáo mới được Lầu Năm Góc công bố ngày 4/2, mặc dù là chương trình hao tiền tốn của bậc nhất trong lịch sử, F-35 vẫn mắc hàng loạt sai sót nghiêm trọng không thể cứu vãn.
Hàng loạt lỗi phần mềm, sự cố kỹ thuật cũng như khả năng chiến đấu hạn chế khiến niềm tự hào mang tên F-35 trở thành một trong những nỗi xấu hổ lớn nhất trong lịch sử quốc phòng Mỹ.
Theo bản báo cáo mới được Lầu Năm Góc công bố ngày 4/2, mặc dù là chương trình hao tiền tốn của bậc nhất trong lịch sử, F-35 vẫn mắc hàng loạt sai sót nghiêm trọng không thể cứu vãn.
Hàng loạt lỗi phần mềm, sự cố kỹ thuật cũng như khả năng chiến đấu hạn chế khiến niềm tự hào mang tên F-35 trở thành một trong những nỗi xấu hổ lớn nhất trong lịch sử quốc phòng Mỹ.
Siêu tiêm kích F-35 đang được coi là nỗi xấu hổ của giới chức quốc phòng Mỹ |
Cho đến thời điểm hiện tại, ngay cả những người lạc qua nhất của giới chức quốc phòng Mỹ cũng thừa nhận giấc mơ F-35, ngốn tới gần 200 tỉ USD đã trở thành cơn ác mộng không thể cứu chữa.
“Số tiền đó thậm chí có thể sẽ còn nhiều hơn bởi F-35 vẫn đang trong quá trình thừ nghiệm. Và mỗi cuộc kiểm tra, chúng ta lại phải đổ thêm một núi tiền để sửa chữa trước khi nó lăn bánh ra khỏi dây chuyền sản xuất”, Sprey chia sẻ.
Bên cạnh đó, chuyên gia này còn chỉ ra những sai lệch trong khả năng tàng hình bị thổi phồng quá mức của siêu chiến cơ F-35.
"Khả năng tàng hình chỉ là một chiêu quảng cáo quá lố khi ý tưởng phát triển siêu chiến cơ này bắt đầu được manh nha từ một dự án trị giá lên tới hàng tỷ USD từ đầu những năm 1980", Sprey cho biết thêm.
“Số tiền đó thậm chí có thể sẽ còn nhiều hơn bởi F-35 vẫn đang trong quá trình thừ nghiệm. Và mỗi cuộc kiểm tra, chúng ta lại phải đổ thêm một núi tiền để sửa chữa trước khi nó lăn bánh ra khỏi dây chuyền sản xuất”, Sprey chia sẻ.
Bên cạnh đó, chuyên gia này còn chỉ ra những sai lệch trong khả năng tàng hình bị thổi phồng quá mức của siêu chiến cơ F-35.
"Khả năng tàng hình chỉ là một chiêu quảng cáo quá lố khi ý tưởng phát triển siêu chiến cơ này bắt đầu được manh nha từ một dự án trị giá lên tới hàng tỷ USD từ đầu những năm 1980", Sprey cho biết thêm.
Xem tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ thử nghiệm pháo đa nòng
Kỹ thuật tàng hình dựa trện cơ chế ngăn sóng radar phản xạ lại tới điểm phát giúp cho máy bay không bị phát hiện.
Nhưng theo ông Sprey, cơ chế này chỉ có thể áp dụng với các loại radar có tần số cao như hiện nay chứ nó hoàn toàn "bó tay" trước các radar tần số thấp thời cổ, vẫn đang được sử dụng ở nhiều quốc gia.
Khác với Mỹ, Nga và kha khá nhiều nước vẫn duy trì hệ thống radar tần số thấp này và thậm chí cò tập trung nâng cấp khả năng phát hiệu mục tiêu qua nhiều phiên bản mới sau này.
Đây rõ ràng là điểm yếu chết người của siêu chiến cơ này, nhưng theo ông Sprey, F-35 có hoạt động hiệu quả hay không không quan trọng.
Vấn đề là kể cả nó có là "thùng rỗng kêu to", người Mỹ vẫn phải tiếp tục phát triển chương tình này vì đổ quá nhiều mô hôi, nước mắt và cả núi tiền vào đây.
Song Hy (Nguồn: Sputnik)
Bình luận