• Zalo

Vũ khí Nga và sức mạnh răn đe trên biển của Việt Nam

Thế giớiThứ Năm, 03/03/2016 09:09:00 +07:00Google News

Sau khi Việt Nam nhận tàu ngầm Kilo thứ 5, chuyên gia Nga đã bình luận về các loại vũ khí giúp xoay chuyển cán cân quân sự trên Biển Đông.

Sau khi Việt Nam nhận tàu ngầm Kilo thứ 5, chuyên gia Nga đã bình luận về các loại vũ khí giúp xoay chuyển cán cân quân sự trên Biển Đông.

Theo hợp đồng, việc cung cấp toàn bộ sáu chiếc tàu ngầm cho Việt Nam dự kiến sẽ được hoàn tất vào năm 2016. Khi đó, ít nhất Việt Nam cũng đã xây dựng được 2 nhóm tác chiến tàu ngầm, thay nhau đảm nhận nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu trên biển.

 
Chuyên gia quân sự Nga Viktor Litovkin cho biết: Đối với Việt Nam, việc thành lập hạm đội tàu ngầm là nhiệm vụ rất quan trọng. Không chỉ với Việt Nam mà bất kỳ mọi quốc gia giáp biển nếu không sở hữu hạm đội tàu ngầm đều có nguy cơ đe đối với an ninh.
Chuyên gia Nga bình luận về các loại vũ khí giúp xoay chuyển cán cân quân sự trên Biển Đông
Chuyên gia Nga bình luận về các loại vũ khí giúp xoay chuyển cán cân quân sự trên Biển Đông 
Tàu ngầm có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ mà hạm đội trên biển không thể giải quyết được. Tàu nổi dễ dàng bị phát hiện từ trên không bởi máy bay có hoặc không người lái, nhưng tàu ngầm chỉ cần hoạt động ở độ sâu 50 mét gần như không thể bị phát hiện bởi phương tiện quan sát quang học

Vị chuyên gia này cho biết thêm, một hạm đội hải quân được coi là thực sự hùng mạnh chỉ khi sở hữu cả tàu nổi và tầu ngầm. Sự hiện diện của hạm đội tàu ngầm là yếu tố quan trọng, khiến không một nước nào có thể dễ dàng uy hiếp đến chủ quyền an ninh biển đảo của Việt Nam.

Ông Litovkin khẳng định, Trung Quốc cũng có loại tàu tương tự nhưng tính năng kém hơn tàu ngầm của Việt Nam, cả về độ ồn, độ rung chấn, điều kiện sinh hoạt của thủy thủ. Một lợi thế lớn của tàu ngầm mà Nga cung cấp cho Việt Nam là tàu còn được trang bị nhiều hệ thống tên lửa “Club” hiện đại nhất.

Tất cả các tàu ngầm Việt Nam đều được trang bị tên lửa hành trình Club-S, phiên bản tấn công mặt đất 3M-14E có khả năng tấn công xa tới 280km và phiên bản chống hạm 3M-54E có tầm phóng 220km, thậm chí là phiên bản 3M-54E1 có tầm phóng 300km.

Loại tên lửa này bay với tốc độ cận âm ở pha đầu. Đến khi tiếp cận mục tiêu, đầu đạn sẽ tách ra từ động cơ chính và tăng tốc gấp ba lần tốc độ của âm thanh, tức lớn hơn 1km/s. Đến gần mục tiêu, tên lửa này bay ở độ cao chỉ 5-10m, khiến cho radar và hầu như các hệ thống chống tên lửa của đối phương không thể phát hiện.

Video: Tàu ngầm Kilo 2

Việc sở hữu tên lửa hành trình đối đất 3M-14E, có tầm bắn lên tới 290km là một bước ngoặt đối với lực lượng hải quân Việt Nam, bởi đây là vũ khí có khả năng tấn công các căn cứ hải quân, cảng biển, điểm tập kết binh lực của đối phương…, phá vỡ sự chuẩn bị tấn công của địch.

Đây là một đòn tiến công phủ đầu trong chiến lược phòng thủ tích cực, là đòn đánh có khả năng “tàng hình” cực kỳ lợi hại từ dưới mặt nước, rất khó bị phát hiện và đánh chặn.

Trong một bản cập nhật dữ liệu mới đây trên website của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, Nga đã chuyển cho Việt Nam 28 quả tên lửa hành trình Club-S, bao gồm cả biến thể tấn công mặt đất 3M-14E.

Một khi lực lượng tàu ngầm Việt Nam hình thành 2 cụm tác chiến tàu ngầm, với các loại tên lửa chống hạm và tấn công mặt đất rất mạnh, các tàu ngầm này có thể tạo ra một “Khu vực cấm” đối với dải bờ biển rất dài và các căn cứ hải quân trên Biển Đông của Việt Nam.

Nguồn: Báo Đất Việ
t
Bình luận
vtcnews.vn