Đại diện Vietinbank đã phủ nhận trách nhiệm của mình trong việc để Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt 718 tỷ đồng của 19 nhân viên ACB gửi tại Vietinbank.
Chiều 4/12, tại phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Nguyễn Đức Kiên (nguyên phó chủ tịch hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB) và các đồng phạm, đại diện Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương VN (Vietinbank) đã phủ nhận trách nhiệm của mình trong việc để Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt 718 tỉ đồng của 19 nhân viên ACB gửi tại Vietinbank.
Có mặt tại tòa, bà Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank chi nhánh TP.HCM) đã thừa nhận việc dùng các thủ đoạn để chiếm đoạt tiền từ tài khoản của các nhân viên ACB mở tại Vietinbank.
Huyền Như khai: “Khi Huỳnh Thị Bảo Ngọc (phó phòng quản lý quỹ ACB) yêu cầu tôi mở tài khoản, chị Ngọc cung cấp số chứng minh nhân dân và thông tin khách hàng qua tin nhắn, tôi soạn hợp đồng gửi tiền rồi gửi cho nhân viên ký”.
Trả lời tòa về việc “Làm thế nào rút tiền trong ngân hàng ra?”, Huyền Như cho biết đã rút tiền bằng hai hình thức là thế chấp sổ tiết kiệm vay và tất toán sổ tiết kiệm rút tiền. 19 nhân viên ACB không tham gia việc rút tiền mà một mình bị án làm.
Trả lời về lý do chiếm đoạt 718 tỉ đồng, Huyền Như cho biết do chịu sức ép từ những khoản vay nợ bên ngoài nên có ý định vay tạm tiền, tuy nhiên khi không trả được thì chuyển sang ý định chiếm đoạt.
Tòa hỏi đại diện Vietinbank: ACB gửi tiền ở Vietinbank bị Huỳnh THị Huyền Như chiếm đoạt, quan điểm Vietinbank như thế nào?
Trả lời tòa, vị đại diện này cho rằng tiền của nhân viên ACB được chuyển khoản vào tài khoản cá nhân mở tại Vietinbank, theo quy định thì chủ tài khoản là chủ sở hữu của những số dư tài khoản này nên Vietinbank không chịu trách nhiệm.
“Tôi khẳng định hợp đồng chưa bao giờ thực hiện nên không phát sinh nghĩa vụ của Vietinbank với khách hàng” - vị đại diện này nói.
Hội đồng xét xử đã thay nhau đặt nhiều câu hỏi để xác định trách nhiệm của Vietinbank trong việc để mất tiền của khách hàng.
“Giả sử tôi gửi tiền vào tài khoản của tôi ở Vietinbank, tiền đã chuyển vào thì nằm ở Vietinbank chứ đi đâu được?” - tòa hỏi.
Đại diện Vietinbank: “Xin phân biệt về tài khoản, có hai loại tài khoản là tài khoản tiết kiệm thì sở hữu là của ngân hàng, còn tài khoản của nhân viên ACB mở là tài khoản thanh toán chứ không phải tiết kiệm”.
Tòa: “Tài khoản thanh toán là do Huyền Như mở, cá nhân tôi đi gửi thì làm sao biết tiết kiệm hay thanh toán?”.
“Các hợp đồng gửi tiền này tuyệt đối chưa thực hiện một chút nào” - đại diện Vietinbank nói.
Được tòa thẩm vấn, bị cáo Lý Xuân Hải (nguyên tổng giám đốc ACB) cho rằng đại diện Vietinbank trả lời không đúng.
“Nhân viên ACB mở tài khoản tiền gửi thanh toán. Tài khoản này là của Vietinbank mở cho khách biết số dư là bao nhiêu. Dù tiền tiết kiệm hay có kỳ hạn thì đều phát sinh nghĩa vụ của Vietinbank và đối ứng với là nghĩa vụ của Vietinbank với khách hàng” - lời bị cáo Hải.
Theo đại diện Vietinbank, hiện nay Vietinbank không lưu các hợp đồng nhân viên ACB gửi tiền. Đây là các hợp đồng gửi tiền, chỉ phát sinh khi có gửi tiền. Khách hàng chưa gửi tiền vào Vietinbank nên chưa phát sinh hiệu lực
Tòa tiếp tục đặt câu hỏi: Nguyên tắc người ta gửi tiền vào Vietinbank, Vietinbank mở tài khoản thì người ta mới gửi vào, sau đó mới có hợp đồng, giờ người ta mang hợp đồng đến thì giải quyết thế nào?
“Tài khoản tiết kiệm thì ngân hàng quản lý, với tài khoản thanh toán họ có quyền sử dụng bất cứ lúc nào” - đại diện Vietinbank đáp.
Trong khi đó có mặt tại tòa, đại diện ACB cho rằng họ không đồng ý với ý kiến của Vietinbank.
“Hợp đồng ACB ký với Vietinbank do các phó giám đốc Vietinbank ký, đóng dấu hợp pháp. Sau đó nhân viên ACB đã gửi tiền vào. Huyền Như nói 17 nhân viên chuyển thông tin mở tài khoản trước, sau đó mới chuyển tiền, việc chuyển trước hay sau không quan rọng, quan trọng là đã gửi tiền, hồ sơ đã hoàn tất, Vietinbank không thể nói là tiền chưa vào.
Việc chuyển tiền là qua hệ thống của Ngân hàng Nhà nước, Vietinbank đã báo cáo đầy đủ số dư. Chúng tôi yêu cầu Vietinbank phải có trách nhiệm. Trong phiên xét xử phúc thẩm Huyền Như chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày” - vị đại diện này nói.
8h sáng 5/12, phiên tòa tiếp tục làm việc.
Theo TTO
Có mặt tại tòa, bà Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank chi nhánh TP.HCM) đã thừa nhận việc dùng các thủ đoạn để chiếm đoạt tiền từ tài khoản của các nhân viên ACB mở tại Vietinbank.
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên ('bầu' Kiên, bên trái) - Ảnh tư liệu |
Huyền Như khai: “Khi Huỳnh Thị Bảo Ngọc (phó phòng quản lý quỹ ACB) yêu cầu tôi mở tài khoản, chị Ngọc cung cấp số chứng minh nhân dân và thông tin khách hàng qua tin nhắn, tôi soạn hợp đồng gửi tiền rồi gửi cho nhân viên ký”.
Trả lời tòa về việc “Làm thế nào rút tiền trong ngân hàng ra?”, Huyền Như cho biết đã rút tiền bằng hai hình thức là thế chấp sổ tiết kiệm vay và tất toán sổ tiết kiệm rút tiền. 19 nhân viên ACB không tham gia việc rút tiền mà một mình bị án làm.
Trả lời về lý do chiếm đoạt 718 tỉ đồng, Huyền Như cho biết do chịu sức ép từ những khoản vay nợ bên ngoài nên có ý định vay tạm tiền, tuy nhiên khi không trả được thì chuyển sang ý định chiếm đoạt.
Tòa hỏi đại diện Vietinbank: ACB gửi tiền ở Vietinbank bị Huỳnh THị Huyền Như chiếm đoạt, quan điểm Vietinbank như thế nào?
Trả lời tòa, vị đại diện này cho rằng tiền của nhân viên ACB được chuyển khoản vào tài khoản cá nhân mở tại Vietinbank, theo quy định thì chủ tài khoản là chủ sở hữu của những số dư tài khoản này nên Vietinbank không chịu trách nhiệm.
“Tôi khẳng định hợp đồng chưa bao giờ thực hiện nên không phát sinh nghĩa vụ của Vietinbank với khách hàng” - vị đại diện này nói.
Hội đồng xét xử đã thay nhau đặt nhiều câu hỏi để xác định trách nhiệm của Vietinbank trong việc để mất tiền của khách hàng.
“Giả sử tôi gửi tiền vào tài khoản của tôi ở Vietinbank, tiền đã chuyển vào thì nằm ở Vietinbank chứ đi đâu được?” - tòa hỏi.
Đại diện Vietinbank: “Xin phân biệt về tài khoản, có hai loại tài khoản là tài khoản tiết kiệm thì sở hữu là của ngân hàng, còn tài khoản của nhân viên ACB mở là tài khoản thanh toán chứ không phải tiết kiệm”.
Tòa: “Tài khoản thanh toán là do Huyền Như mở, cá nhân tôi đi gửi thì làm sao biết tiết kiệm hay thanh toán?”.
“Các hợp đồng gửi tiền này tuyệt đối chưa thực hiện một chút nào” - đại diện Vietinbank nói.
Được tòa thẩm vấn, bị cáo Lý Xuân Hải (nguyên tổng giám đốc ACB) cho rằng đại diện Vietinbank trả lời không đúng.
“Nhân viên ACB mở tài khoản tiền gửi thanh toán. Tài khoản này là của Vietinbank mở cho khách biết số dư là bao nhiêu. Dù tiền tiết kiệm hay có kỳ hạn thì đều phát sinh nghĩa vụ của Vietinbank và đối ứng với là nghĩa vụ của Vietinbank với khách hàng” - lời bị cáo Hải.
Theo đại diện Vietinbank, hiện nay Vietinbank không lưu các hợp đồng nhân viên ACB gửi tiền. Đây là các hợp đồng gửi tiền, chỉ phát sinh khi có gửi tiền. Khách hàng chưa gửi tiền vào Vietinbank nên chưa phát sinh hiệu lực
Tòa tiếp tục đặt câu hỏi: Nguyên tắc người ta gửi tiền vào Vietinbank, Vietinbank mở tài khoản thì người ta mới gửi vào, sau đó mới có hợp đồng, giờ người ta mang hợp đồng đến thì giải quyết thế nào?
“Tài khoản tiết kiệm thì ngân hàng quản lý, với tài khoản thanh toán họ có quyền sử dụng bất cứ lúc nào” - đại diện Vietinbank đáp.
Trong khi đó có mặt tại tòa, đại diện ACB cho rằng họ không đồng ý với ý kiến của Vietinbank.
“Hợp đồng ACB ký với Vietinbank do các phó giám đốc Vietinbank ký, đóng dấu hợp pháp. Sau đó nhân viên ACB đã gửi tiền vào. Huyền Như nói 17 nhân viên chuyển thông tin mở tài khoản trước, sau đó mới chuyển tiền, việc chuyển trước hay sau không quan rọng, quan trọng là đã gửi tiền, hồ sơ đã hoàn tất, Vietinbank không thể nói là tiền chưa vào.
Việc chuyển tiền là qua hệ thống của Ngân hàng Nhà nước, Vietinbank đã báo cáo đầy đủ số dư. Chúng tôi yêu cầu Vietinbank phải có trách nhiệm. Trong phiên xét xử phúc thẩm Huyền Như chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày” - vị đại diện này nói.
8h sáng 5/12, phiên tòa tiếp tục làm việc.
Theo TTO
Bình luận