Phó Chủ nhiệm UBKT Quốc hội đánh giá Bộ trưởng Thăng đã "tròn vai" trong xử lý vụ nghi vấn hối lộ 80 triệu yên từ nhà thầu JTC (Nhật Bản).
» Vụ hối lộ 80 triệu yên: Bộ trưởng Thăng và nước cờ mới
» Cán bộ đường sắt bị tố nhận hối lộ: Động thái mới từ Bộ trưởng Thăng
» Công ty Nhật tố quan chức đường sắt Việt nhận hối lộ: Phản ứng của Bộ trưởng Thăng
Trao đổi với Infonet.vn, Phó Chủ nhiệm UBKT - ĐBQH Nguyễn Đức Kiên đánh giá về cách xử lý của Bộ trưởng Đinh La Thăng là "tròn vai" trong nghi án nhận lót tay 80 triệu Yen từ nhà thầu JTC của quan chức ngành đường sắt Việt Nam.
- Sau nghi án nhận “lót tay” 80 triệu Yen, nhiều người nghĩ ngay đến vụ án PCI của ông Huỳnh Ngọc Sĩ trước đây. Theo ông, bản chất của hai vụ việc này có như nhau?
Câu chuyện về PCI và ông Huỳnh Ngọc Sĩ trước đây tưởng chừng là hối lộ, nhưng thực chất ở đây chỉ ở khía cạnh cho thuê địa điểm. Nhưng số tiền đó lại không đưa vào ngân sách, mà đưa vào quỹ đời sống.
Ở nước ngoài như thế người ta vẫn gọi đó là một hình thức commission (hoa hồng). Nghĩa là ông đã lợi dụng chức vụ, rồi cho người khác thuê địa điểm, mặc dù với mức giá không đắt hơn giá thị trường.
Theo dõi vụ án chúng ta thấy trong phần bào chữa, luật sư của ông Sĩ nói, về nguyên tắc người ta được ở hết tòa nhà đó. Nhưng anh em sẵn sàng chịu khổ, nhường phòng lại để cho thuê. Nghĩa là họ được hưởng số tiền đó.
Tuy nhiên nếu số tiền từ cho thuê đó được đưa vào quỹ chung, hay quỹ công đoàn thì có thể không bị truy tố. Đằng này người ta lại cầm tiền đi “tiếp khách”, rồi không giải trình được.
- Không ít ý kiến cho rằng, tiêu cực tham nhũng thường liên thông, liên kết với nhau. Vì thế trong nhiều vụ việc khi phát hiện ra lại không được xử nghiêm, mà có sự bao che lẫn nhau, dẫn đến hòa cả làng. Ông nghĩ sao về việc này?
Chuyện bao che cho cấp dưới chỉ là một cách nói cảm tính theo kiểu vỉa hè. Mọi công tác xử lý, quy kết tội cho mỗi người phải được căn cứ theo luật pháp.
Chúng ta đang có khẩu hiệu sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Cơ quan điều tra phải có trách nhiệm chứng minh người bị tố cáo có tội. Còn công dân không có nghĩa vụ phải chứng minh họ vô tội.
Chúng ta đừng suy luận theo hướng nhà mình mất trộm, nghĩa là cả nhà thằng hàng xóm ăn trộm. Điều quan trọng là chứng cứ đến đâu, xử đến đó.
Trong vụ việc này, nếu có chuyện nhận “lót tay” 80 triệu Yen như báo chí Nhật Bản phản ánh, sẽ phải được xử lý theo Luật phòng chống tham nhũng.
Đầu tiên cơ quan chức năng sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, rồi cơ quan điều tra vào cuộc và đưa ra kết luận điều tra, chuyển sang cho viện kiểm sát, sau đó làm cáo trạng, đưa ra xét xử nếu thấy đủ cơ sở.
- Sau khi có thông tin về nghị án nhận lót tay 80 triệu Yen, phía Bộ GTVT đã có hàng loạt động thái, điển hình như đình chỉ và yêu cầu hàng chục cán bộ cấp cao giải trình. Ông bình luận gì về những quyết định trên?
Tôi cho rằng, Bộ GTVT đang có một bước đi đúng khi rà soát lại toàn bộ những người có liên quan đến dự án đó.
Có thể thấy trong sự việc này phía Việt Nam đã làm hết trách nhiệm. Sau khi có sự việc như thế, mình đang hành xử một sự việc quốc tế theo tư duy của Việt Nam.
Bộ GTVT đang làm theo đúng quy trình xử lý như tiếp nhận một đơn thư tố cáo. Họ đã bắt đình chỉ các cán bộ trong dây chuyền đó và yêu cầu báo cáo bằng văn bản quy trình thực hiện dự án đó, JTC họ tham gia vào những khâu nào?...
Từ đó suy ra những cán bộ nào phụ trách khâu đó và yêu cầu các ông ấy giải trình. Khi yêu cầu giải trình cũng là đã trao cho họ một cơ hội tự thú, tự nhận khuyết điểm để được khoan hồng.
Nếu họ không thành khẩn để được xét tình tiết giảm nhẹ, mà cứ khẳng định không nhận “lót tay”, thì họ sẽ mất hết cơ hội được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Lúc đó vụ việc sẽ làm theo đúng quy định của luật, vì họ không thành khẩn khai báo.
Chẳng hạn với tội danh ấy, theo luật họ sẽ bị nhận khung hình phạt 7 năm tù. Nhưng do thành khẩn khai báo, có thể họ chỉ nhận khung thấp nhất trong phạm vi cho phép, được giảm án 2 năm, và chỉ còn 5 năm tù chẳng hạn.
Bên cạnh đó, nếu bây giờ không thành khẩn khai báo, sau này trong quá trình xét ân xá, đặc xá họ cũng không được hưởng. Nhưng bây giờ chúng ta vẫn chưa biết họ khai báo thế nào, nên vẫn phải chờ đợi.
- Thế còn việc cử một thứ trưởng sang Nhật Bản làm việc, theo ông đây có phải là một động thái tích cực từ phía Bộ GTVT?
Việc Bộ GTVT cử cán bộ sang Nhật Bản làm việc đúng là một hành động tích cực. Nhưng nó chỉ thiên về việc chứng minh cho dư luận Nhật Bản và Việt Nam là mình kiên quyết làm khi phát hiện được vấn đề, còn tính hiệu quả thì chưa có.
Về mặt pháp lý phía Nhật Bản chưa xử xong vụ việc, nên toàn bộ hồ sơ đang trong quá trình điều tra, họ không thể cung cấp cho mình được. Vì thế trong vụ việc này chúng ta phải chờ đợi và hết sức bình tĩnh.
- Ông đánh giá thế nào về vai trò cá nhân Bộ trưởng Đinh La Thăng trong cách hành xử trong vụ việc này?
Bộ trưởng Đinh La Thăng đang làm đúng nhiệm vụ, chức năng của mình với tư cách người đứng đầu ngành.
Thẩm quyền nhà nước, hay luật công chức quy định rõ Bộ trưởng có quyền đình chỉ công việc có thời hạn đối với các cán bộ, công chức có dấu hiệu không hoàn thành nhiệm vụ.
Khi phát hiện ra vụ việc, theo luật công chức sẽ tiến hành kỷ luật theo 5 mức: từ khiển trách, cảnh cáo đến mức cao nhất là buộc người đó thôi việc, sau đó chuyển sang cơ quan điều tra, xử lý hình sự.
Bộ trưởng Đinh La Thăng đã làm tròn vai trong việc này. Bây giờ chúng ta cũng chỉ mong ông Bộ trưởng làm tròn vai đã là tốt rồi chứ chẳng nói sẽ kỳ vọng gì hơn.
Mà cái vui nhất trong xã hội ta hiện nay là thấy ông nào làm tròn vai thì khen ông ấy là anh hùng!
Có đòi hỏi được gì ở họ nữa không? Tôi nghĩ rằng trong thời điểm này chắc là khó, vì mọi vấn đề đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Xin cảm ơn ông!
Theo Infonet
» Vụ hối lộ 80 triệu yên: Bộ trưởng Thăng và nước cờ mới
» Cán bộ đường sắt bị tố nhận hối lộ: Động thái mới từ Bộ trưởng Thăng
» Công ty Nhật tố quan chức đường sắt Việt nhận hối lộ: Phản ứng của Bộ trưởng Thăng
Trao đổi với Infonet.vn, Phó Chủ nhiệm UBKT - ĐBQH Nguyễn Đức Kiên đánh giá về cách xử lý của Bộ trưởng Đinh La Thăng là "tròn vai" trong nghi án nhận lót tay 80 triệu Yen từ nhà thầu JTC của quan chức ngành đường sắt Việt Nam.
ĐBQH Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm UBKT Quốc hội trao đổi với PV Infonet. (Ảnh Nguyễn Dũng) |
- Sau nghi án nhận “lót tay” 80 triệu Yen, nhiều người nghĩ ngay đến vụ án PCI của ông Huỳnh Ngọc Sĩ trước đây. Theo ông, bản chất của hai vụ việc này có như nhau?
Câu chuyện về PCI và ông Huỳnh Ngọc Sĩ trước đây tưởng chừng là hối lộ, nhưng thực chất ở đây chỉ ở khía cạnh cho thuê địa điểm. Nhưng số tiền đó lại không đưa vào ngân sách, mà đưa vào quỹ đời sống.
Ở nước ngoài như thế người ta vẫn gọi đó là một hình thức commission (hoa hồng). Nghĩa là ông đã lợi dụng chức vụ, rồi cho người khác thuê địa điểm, mặc dù với mức giá không đắt hơn giá thị trường.
Theo dõi vụ án chúng ta thấy trong phần bào chữa, luật sư của ông Sĩ nói, về nguyên tắc người ta được ở hết tòa nhà đó. Nhưng anh em sẵn sàng chịu khổ, nhường phòng lại để cho thuê. Nghĩa là họ được hưởng số tiền đó.
Tuy nhiên nếu số tiền từ cho thuê đó được đưa vào quỹ chung, hay quỹ công đoàn thì có thể không bị truy tố. Đằng này người ta lại cầm tiền đi “tiếp khách”, rồi không giải trình được.
- Không ít ý kiến cho rằng, tiêu cực tham nhũng thường liên thông, liên kết với nhau. Vì thế trong nhiều vụ việc khi phát hiện ra lại không được xử nghiêm, mà có sự bao che lẫn nhau, dẫn đến hòa cả làng. Ông nghĩ sao về việc này?
Chuyện bao che cho cấp dưới chỉ là một cách nói cảm tính theo kiểu vỉa hè. Mọi công tác xử lý, quy kết tội cho mỗi người phải được căn cứ theo luật pháp.
Chúng ta đang có khẩu hiệu sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Cơ quan điều tra phải có trách nhiệm chứng minh người bị tố cáo có tội. Còn công dân không có nghĩa vụ phải chứng minh họ vô tội.
Chúng ta đừng suy luận theo hướng nhà mình mất trộm, nghĩa là cả nhà thằng hàng xóm ăn trộm. Điều quan trọng là chứng cứ đến đâu, xử đến đó.
Trong vụ việc này, nếu có chuyện nhận “lót tay” 80 triệu Yen như báo chí Nhật Bản phản ánh, sẽ phải được xử lý theo Luật phòng chống tham nhũng.
Đầu tiên cơ quan chức năng sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, rồi cơ quan điều tra vào cuộc và đưa ra kết luận điều tra, chuyển sang cho viện kiểm sát, sau đó làm cáo trạng, đưa ra xét xử nếu thấy đủ cơ sở.
- Sau khi có thông tin về nghị án nhận lót tay 80 triệu Yen, phía Bộ GTVT đã có hàng loạt động thái, điển hình như đình chỉ và yêu cầu hàng chục cán bộ cấp cao giải trình. Ông bình luận gì về những quyết định trên?
Tôi cho rằng, Bộ GTVT đang có một bước đi đúng khi rà soát lại toàn bộ những người có liên quan đến dự án đó.
Có thể thấy trong sự việc này phía Việt Nam đã làm hết trách nhiệm. Sau khi có sự việc như thế, mình đang hành xử một sự việc quốc tế theo tư duy của Việt Nam.
Bộ GTVT đang làm theo đúng quy trình xử lý như tiếp nhận một đơn thư tố cáo. Họ đã bắt đình chỉ các cán bộ trong dây chuyền đó và yêu cầu báo cáo bằng văn bản quy trình thực hiện dự án đó, JTC họ tham gia vào những khâu nào?...
Từ đó suy ra những cán bộ nào phụ trách khâu đó và yêu cầu các ông ấy giải trình. Khi yêu cầu giải trình cũng là đã trao cho họ một cơ hội tự thú, tự nhận khuyết điểm để được khoan hồng.
Nếu họ không thành khẩn để được xét tình tiết giảm nhẹ, mà cứ khẳng định không nhận “lót tay”, thì họ sẽ mất hết cơ hội được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Lúc đó vụ việc sẽ làm theo đúng quy định của luật, vì họ không thành khẩn khai báo.
Chẳng hạn với tội danh ấy, theo luật họ sẽ bị nhận khung hình phạt 7 năm tù. Nhưng do thành khẩn khai báo, có thể họ chỉ nhận khung thấp nhất trong phạm vi cho phép, được giảm án 2 năm, và chỉ còn 5 năm tù chẳng hạn.
Bên cạnh đó, nếu bây giờ không thành khẩn khai báo, sau này trong quá trình xét ân xá, đặc xá họ cũng không được hưởng. Nhưng bây giờ chúng ta vẫn chưa biết họ khai báo thế nào, nên vẫn phải chờ đợi.
Bộ trưởng Đinh La Thăng được đánh giá làm "tròn vai" trong vụ nghi án nhận hối lộ 80 triệu Yen. (Ảnh: Nguyễn Dũng) |
- Thế còn việc cử một thứ trưởng sang Nhật Bản làm việc, theo ông đây có phải là một động thái tích cực từ phía Bộ GTVT?
Việc Bộ GTVT cử cán bộ sang Nhật Bản làm việc đúng là một hành động tích cực. Nhưng nó chỉ thiên về việc chứng minh cho dư luận Nhật Bản và Việt Nam là mình kiên quyết làm khi phát hiện được vấn đề, còn tính hiệu quả thì chưa có.
Về mặt pháp lý phía Nhật Bản chưa xử xong vụ việc, nên toàn bộ hồ sơ đang trong quá trình điều tra, họ không thể cung cấp cho mình được. Vì thế trong vụ việc này chúng ta phải chờ đợi và hết sức bình tĩnh.
- Ông đánh giá thế nào về vai trò cá nhân Bộ trưởng Đinh La Thăng trong cách hành xử trong vụ việc này?
Bộ trưởng Đinh La Thăng đang làm đúng nhiệm vụ, chức năng của mình với tư cách người đứng đầu ngành.
Thẩm quyền nhà nước, hay luật công chức quy định rõ Bộ trưởng có quyền đình chỉ công việc có thời hạn đối với các cán bộ, công chức có dấu hiệu không hoàn thành nhiệm vụ.
Khi phát hiện ra vụ việc, theo luật công chức sẽ tiến hành kỷ luật theo 5 mức: từ khiển trách, cảnh cáo đến mức cao nhất là buộc người đó thôi việc, sau đó chuyển sang cơ quan điều tra, xử lý hình sự.
Bộ trưởng Đinh La Thăng đã làm tròn vai trong việc này. Bây giờ chúng ta cũng chỉ mong ông Bộ trưởng làm tròn vai đã là tốt rồi chứ chẳng nói sẽ kỳ vọng gì hơn.
Mà cái vui nhất trong xã hội ta hiện nay là thấy ông nào làm tròn vai thì khen ông ấy là anh hùng!
Có đòi hỏi được gì ở họ nữa không? Tôi nghĩ rằng trong thời điểm này chắc là khó, vì mọi vấn đề đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Xin cảm ơn ông!
Theo Infonet
Bình luận