• Zalo

Vũ Hà Văn: Nhà Toán học thế giới mang hộ chiếu Việt Nam

Giáo dụcThứ Sáu, 16/11/2012 06:50:00 +07:00Google News

(VTC News)- Là một trong những nhà toán học Việt Nam xuất sắc hàng đầu thế giới hiện nay, trong Vũ Hà Văn lúc nào cũng đau đáu tình yêu quê hương.

(VTC News)- Trong Vũ Hà Văn, nhà toán học Việt Nam xuất sắc hàng đầu thế giới hiện nay,lúc nào cũng đau đáu tình yêu quê hương đất nước.

Cái tên Vũ Hà Văn đã thực sự nổi tiếng trên thế giới, được nhiều người biết đến sau sự kiện năm 2008, anh vinh dự được nhận Giải thưởng Polya - một giải thưởng lớn của Hội Toán học Ứng dụng và Công nghiệp Hoa Kỳ (SIAM).
Cùng với GS Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn là một trong những người Việt tài năng nhất thế giới trong lĩnh vực toán học. Dù sống và làm việc ở nước ngoài nhiều năm, nhưng GS Vũ Hà Văn vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. 
 GS Vũ Hà Văn, một trong những nhà toán học hàng đầu thế giới người Việt
 GS Vũ Hà Văn chụp ảnh cùng gia đình
Đối với anh, quê hương Việt Nam vẫn luôn là niềm tự hào để anh mang theo giới thiệu với bạn bè thế giới. Anh vẫn khẳng định: “Tôi vẫn không có ý định từ bỏ tấm hộ chiếu phổ thông bìa xanh của Việt Nam”.
Anh và vợ con vẫn về Việt Nam gần như thường xuyên. Mỗi lần về GS Văn đều kết hợp giảng dạy và nghiên cứu tại Viện Toán học và Trường đại học Khoa học tự nhiên (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội).
 GS Vũ Hà Văn bên hai cậu con trai và vợ
Mỗi khi nhận được những lời mời giảng dạy tại Viện toán học hay các trường đại học trong nước, anh lại cố gắng sắp xếp công việc bận rộn để về quê hương.
GS Vũ Hà Văn giảng bài mà không cần một giáo án nào, tất cả kiến thức của anh rất chắc chắn, lần lượt tuôn ra từ bộ não sáng sủa không nhầm lẫn. Nghe anh giảng về toán giống như nghe cha anh, nhà thơ Vũ Quần Phương bình thơ vậy. Anh là người có năng khiếu sư phạm bẩm sinh.
Từ 18 đến 24/8/2012, tại một hội nghị toán học tổ chức ở Đức đã xướng tên GS Vũ Hà Văn nhận giải thưởng Fulkerson – một giải thưởng quốc tế lớn về toán học. Nhưng anh đã từ chối có mặt tại lễ trao giải bởi đang ở Huế dự phiên họp toàn thể hội nghị toán học phối hợp Việt - Pháp qua lời mời của của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán của Việt Nam.
 GS Vũ Hà Văn thường xuyên về nước giảng bài cho các giảng viên và sinh viên Việt Nam
Thay vì tham dự một buổi lễ trang trọng trong khuôn khổ cuộc khai mạc của Đại hội toán tối ưu thế giới (tổ chức ba năm một lần) diễn ra tại nhà hát lớn Berlin (Đức) nơi mình sẽ được vinh danh, anh Văn vui vẻ tham gia buổi giao lưu với các em học sinh yêu toán tại Huế, trong đó có rất nhiều em bé “còn quàng khăn đỏ và mang vở dán nhãn gấu bông”.
“Đây là một hội nghị lớn của toán học Việt Nam và là dịp gặp gỡ nhiều đồng nghiệp, nhất là các bạn trẻ đang chuẩn bị dấn thân vào một con đường nhiều chông gai. Sự có mặt của tôi ở đây có lẽ có chút ý nghĩa thiết thực hơn," Vũ Hà Văn chia sẻ.

T
uổi thơ gian khó...
Nói đến Vũ Hà Văn, ít ai ngờ một giáo sư toán học hàng đầu thế giới cũng có một tuổi thơ đầy nhọc nhằn và vất vả.
Vũ Hà Văn sinh ngày 12/06/1970 tại Hà Nội trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Giữa những năm tháng giặc Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc, cuộc sống của anh ngay từ khi còn nhỏ đầy vất vả, thiếu thốn.
 Thành công của GS Vũ Hà Văn có sự đóng góp rất lớn từ gia đình
Bố của anh là nhà thơ nối tiếng Vũ Quần Phương, còn mẹ là bà Đào Thị Hường – dược sĩ.
Một chi tiết rất thú vị đó là người em trai của Vũ Hà Văn cũng không theo đuổi con đường thơ ca hay nghề dược sĩ như mẹ anh. Anh chia sẻ rằng mình cũng rất yêu những bài thơ do cha anh sáng tác, cũng hay đọc sách văn học, tiểu thuyết nhưng có lẽ vẫn không thể bằng tình yêu với toán học.
“Có điều, giữa làm toán và làm thơ có một điểm rất giống nhau, đó là tính logic cao và cũng đều cần một mẫu số chung là sự đam mê". - Vũ Hà Văn nhận xét.

 

Tôi vẫn không có ý định từ bỏ tấm hộ chiếu phổ thông bìa xanh của Việt Nam

GS Vũ Hà Văn
 
Mẹ anh chính là người đã truyền ngọn lửa đam mê và khơi gợi niềm yêu thích môn Toán trong cậu bé Vũ Hà Văn ngày nào.

Một câu chuyện cảm động về mẹ anh Văn vẫn còn nhớ mãi khi trước hôm thi đại học Bách khoa Hà Nội, mẹ đã thức cùng anh để “truy bài” môn Hóa.

Thật tình cờ, rất nhiều câu trong đề thi lại rơi đúng vào phần đã được hai mẹ con ôn tập từ tối hôm trước. Vì vậy, không khó để Vũ Hà Văn có thể kiếm được điểm 10 tròn trĩnh môn Hóa. Nhờ công sức của mẹ, anh đã đỗ Á khoa của đại học Bách Khoa Hà Nội.
Sau này nhờ thi đỗ Á khoa của trường đại học Bách Khoa Hà Nội nên anh được tiêu chuẩn theo học ở nước ngoài và sang Hungary học. Tuy nhiên, vốn trưởng thành từ gia đình khó khăn nên cậu sinh viên Vũ Hà Văn luôn ý thức phải chắt chiu, tiết kiệm nơi xứ người.
Chia sẻ về quãng thời gian học tập tại Hungary của Vũ Hà Văn, nhà thơ Vũ Quần Phương không khỏi xúc động kể lại: “Tất cả các đồ dùng cần thiết cho cuộc sống như quần áo, sách vở, radio... Văn đều phải mua lại của những sinh viên tốt nghiệp về nước với giá chỉ bằng 20 - 30% so với đồ mới…

Những năm Văn học ở Hungary thiếu thốn lắm, học bổng chỉ đủ ăn thế mà sau 3 năm học đầu, Văn vẫn tiết kiệm được 100 USD mang về cho bố mẹ. Khi cầm đồng tiền ấy, tôi thực sự rất xúc động và thương con".
Giáo sư Toán học lừng danh thế giới

Vũ Hà Văn tốt nghiệp cử nhân tại Đại học Eotvos, Budapest, Hungary năm 1994. 
Anh tâm sự: "Thật ra tiểu sử khoa học của Văn có một điểm khác, so với phần lớn những người làm toán khác. Đó là Văn khi mới vào đại học không theo học ngành toán, mà là hoc điện tử tại Đại học Bách khoa Budapest...
Sau đó Văn mới chuyển sang trường Eotvos. Thành ra việc trở thành người làm toán cũng một phần là do say mê, một phần có số mệnh sắp đặt vậy, chứ con đường không được thẳng băng như một số người làm toán khác".
Vũ Hà Văn bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Yale, Mỹ, năm 1998. Sau thời gian làm hậu tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu cấp cao (IAS) Princeton và tại Ban Nghiên cứu của Microsoft, từ năm 2001 đến 2005, anh làm việc tại Đại học California ở San Diego, với tư cách trợ lý giáo sư, phó giáo sư và giáo sư . 
Từ mùa thu năm 2005, anh trở thành giáo sư Khoa Toán Đại học Rutgers, và hiện tại anh là GS. Đại Học Yale (nơi anh bảo vệ tiến sĩ, năm 1998). Anh còn là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Paris từ tháng 6/2006.
Vũ Hà Văn cũng là thành viên Viện Nghiên cứu cấp cao Princeton trong những năm 1998-1999, 2005-2006, và 2007 (năm 2007 là người lãnh đạo nhóm dự án Số học tổ hợp tại viện này). 
 GS Vũ Hà Văn và GS Ngô Bảo Châu là những người bạn, những người đồng nghiệp thân thiết
Tính tới tháng 8/2010 GS Vũ Hà Văn đã công bố 104 công trình trên các tạp chí uy tín nhất của Toán học (như Ann. Math; Adv. Math.), hoặc trên các tạp chí chuyên ngành (Ann. Probab.).
Đặc biệt, GS Vũ Hà Văn còn được trao tặng nhiều giải thưởng danh giá trong đó có giải thưởng Polya năm 2008; được mời báo cáo ở rất nhiều hội nghị quốc tế; anh làm việc ở nhiều đại học và trung tâm khoa học lớn...
Năm 2006 GS. Vũ Hà Văn cùng với Terencer Tao (giải thưởng Fields) xuất bản cuốn sách nổi tiếng Additive Combinatorics (Tổ Hợp Cộng Tính), một đóng góp mới cho Toán Học Rời Rạc. 
Ngoài ra, anh còn đào tạo được nhiều học trò giỏi trong lĩnh vực này. Nếu Ngô Bảo Châu là bom tấn (đánh điểm) thì Vũ Hà Văn là bom rải thảm (đánh diện). Đó là hai nhà toán học (quốc tịch) Việt Nam mở đầu cho thời kỳ Thăng hoa của Toán học nước ta.
Năm 2009, Nhà nước ta đã công nhận Vũ Hà Văn là giáo sư kiêm chức tại Viện Toán học Việt Nam, khi anh 39 tuổi. Ngô Bảo Châu và Vũ Hà Văn là hai giáo sư trẻ nhất Việt Nam. 
Tâm sự về ngôi trường Chu Văn An
 Ngôi trường Bưởi năm xưa- trường THPT Chu Văn An ngày nay là nơi GS Vũ Hà Văn đã từng theo học
"Hôm nọ về thăm trường cũ, nhiều sự cũng đã đối thay, không tránh khỏi bồi hồi, ghi tạm vài dòng làm kỷ niệm. Rất cảm ơn cô giáo Mai Anh đã dẫn đi thăm trường và cho tôi những thông tin về nhưng thay đổi gần đây.

Sân bóng tương đối nhiều gạch lổn nhổn, mà các cầu thủ chỉ toàn chân đất, chạy phải nói là đau, nhất là mùa đông, đôi khi bật móng là chuyện thường, nhưng mà tuổi trẻ ham chơi nên cứ quên đi...

“Hồ Tây của những năm 80 đối với chúng tôi thật rộng lớn và bí ẩn. Một phần là bời con mắt trẻ thơ. Phần nữa là hồ thật sự rộng hơn rất nhiều, vì chưa bị lấn chiếm.

Hồ chưa kè, quanh bờ toàn cây xanh, chưa có nhà cao tầng nào. Nhưng hôm sương xuống, mù mịt chẳng thấy bờ. Ngồi trong lớp mà thỉnh thoảng tâm trí như bị hút hết ra ngoài cửa sổ. Đôi khi sương vào cả trong lớp học, như trong truyện Liêu Trai. Một chuyến xe đạp vòng quanh bờ hồ thì là cả một cuộc phiêu lưu đầy sự kiện.

Chắc chúng không thể tưởng tượng cảnh cha chú ngày xưa với những bộ cánh thời bao cấp, chân đất và quần dài xắn ống thấp ống cao cùng với một quả bóng cao su đá ba trận là méo (nhưng đôi khi lại tạo ra những cú sút có quĩ đạo phức tạp không có trong sách giáo khoa). 

Trường có một nhà truyền thống khá rộng, nhưng hiện vật vẫn còn ít, chủ yếu là một số ảnh cũ. Kể ra với bề dày lịch sử hơn 100 năm của trường, có thể hy vọng đến một bảo tàng nho nhỏ. Chắc cần thời gian, dù sao, được như bây giờ cũng là đáng tự hào lắm rồi”.


Nguyễn Duy Tiến - Phạm Thịnh

Bình luận
vtcnews.vn