(VTC News) – Hai bị cáo trong vụ lừa đảo giãn dân phố cổ đã bị Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị mức án chung thân.
Ngày 11/6, Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại dự án giãn dân phố cổ đối với bị cáo Trần Ứng Thanh – nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng và Xuất nhập khẩu Hồng Hà (công ty Hồng Hà) cùng 3 đồng phạm là Nguyễn Đức Thắng (1950), Nguyễn Đức Lợi (1955), Nguyễn Quốc Xương (1958) bước sang phần tranh tụng với phần quan điểm luận tội của đại diện Viện Kiểm sát đối với các bị cáo.
Theo đó, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị mức án chung thân đối với hai bị cáo gồm: Nguyễn Đức Thắng; Trần Ứng Thanh.
Bị cáo Nguyễn Đức Lợi bị đề nghị mức án 19-20 năm tù giam. Bị cáo Nguyễn Quốc Xương bị đề nghị mức án 16-18 năm tù giam.
Viện Kiểm sát cho rằng, việc các công ty thực hiện thu tiền của khách hàng là sai “Nhà thầu không có quyền thu tiền, chưa có quy định nào cho phép nhà thầu được thu tiền cả”.
Theo cơ quan công tố, dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở phục vụ giãn dân phố cổ tại khu đô thị mới Việt Hưng nằm trong nội dung đề xuất hình thành các dự án thuộc “Đề án giãn dân phố cổ” do UBND quận Hoàn Kiếm cùng đơn vị tư vấn soạn thảo.
Ngày 15/8/2012, Ban Thường vụ Thành ủy thông qua và giao cho UBND TP Hà Nội báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai cơ chế đặc thù, được chỉ định nhà thầu ứng vốn xây dựng và được thi công khu nhà ở phục vụ giãn dân phố cổ. Việc này vẫn là chủ trương, chưa có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố.
Thông qua Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Đức Lợi - Tổng Giám đốc Công ty Hà Nội và Trần Ứng Thanh - Tổng Giám đốc Công ty Hồng Hà làm việc với UBND quận Hoàn Kiếm để được nhận các Quyết định của quận về thực hiện xây dựng căn hộ phục vụ giãn dân phố cổ.
Dù chỉ được quận giao nghiên cứu “Đề án giãn dân phố cổ” nhưng hai Công ty đã sử dụng các văn bản do quận ban hành để ký hợp đồng mua bán căn hộ, ký hợp đồng góp vốn, nhận đặt cọc của 143 lượt khách hàng với tổng số tiền gần 170 tỷ đồng.
Hiện Công ty Hà Nội và Công ty Hồng Hà mới chỉ trả được hơn 33 tỷ đồng, số tiền còn lại các đối tượng không chịu chi trả mà còn bỏ trốn với mục đích chiếm đoạt số tiền trên 130 tỷ đồng.
Dự kiến chiều 12/6, Hội đồng xét xử sơ thẩm sẽ công bố bản án.
Nguyễn Dũng
Theo đó, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị mức án chung thân đối với hai bị cáo gồm: Nguyễn Đức Thắng; Trần Ứng Thanh.
Nhóm bị cáo trước vành móng ngựa. |
Bị cáo Nguyễn Đức Lợi bị đề nghị mức án 19-20 năm tù giam. Bị cáo Nguyễn Quốc Xương bị đề nghị mức án 16-18 năm tù giam.
Viện Kiểm sát cho rằng, việc các công ty thực hiện thu tiền của khách hàng là sai “Nhà thầu không có quyền thu tiền, chưa có quy định nào cho phép nhà thầu được thu tiền cả”.
Theo cơ quan công tố, dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở phục vụ giãn dân phố cổ tại khu đô thị mới Việt Hưng nằm trong nội dung đề xuất hình thành các dự án thuộc “Đề án giãn dân phố cổ” do UBND quận Hoàn Kiếm cùng đơn vị tư vấn soạn thảo.
Ngày 15/8/2012, Ban Thường vụ Thành ủy thông qua và giao cho UBND TP Hà Nội báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai cơ chế đặc thù, được chỉ định nhà thầu ứng vốn xây dựng và được thi công khu nhà ở phục vụ giãn dân phố cổ. Việc này vẫn là chủ trương, chưa có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố.
Thông qua Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Đức Lợi - Tổng Giám đốc Công ty Hà Nội và Trần Ứng Thanh - Tổng Giám đốc Công ty Hồng Hà làm việc với UBND quận Hoàn Kiếm để được nhận các Quyết định của quận về thực hiện xây dựng căn hộ phục vụ giãn dân phố cổ.
Dù chỉ được quận giao nghiên cứu “Đề án giãn dân phố cổ” nhưng hai Công ty đã sử dụng các văn bản do quận ban hành để ký hợp đồng mua bán căn hộ, ký hợp đồng góp vốn, nhận đặt cọc của 143 lượt khách hàng với tổng số tiền gần 170 tỷ đồng.
Hiện Công ty Hà Nội và Công ty Hồng Hà mới chỉ trả được hơn 33 tỷ đồng, số tiền còn lại các đối tượng không chịu chi trả mà còn bỏ trốn với mục đích chiếm đoạt số tiền trên 130 tỷ đồng.
Dự kiến chiều 12/6, Hội đồng xét xử sơ thẩm sẽ công bố bản án.
Nguyễn Dũng
Bình luận