(VTC News) – Luật sư phân tích về các tình tiết pháp lý xung quanh quyết định khởi tố vụ án “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” trong khi điều tra vụ án tham nhũng tại Vinalines.
Chiều 8/1, Thẩm phán Trương Việt Toàn, chủ tọa phiên xét xử vụ án “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” đối với bị cáo Dương Tự Trọng và đồng phạm đã tuyên bố Quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi “Làm lộ bí mật nhà nước” trong quá trình điều tra vụ án xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam mà Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT là bị can chính.
Về việc này, PV VTC News đã có cuộc phỏng vấn với Luật sư Triệu Trung Dũng – Trưởng Văn phòng Luật sư Triệu Dũng và cộng sự, Đoàn Luật sư TP Hà Nội.
- Ông đánh giá thế nào về việc TAND TP Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” tại Vinalines?
Việc ra quyết định khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” tại Vinalines của TAND TP Hà Nội là việc làm đúng đắn, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, không để bỏ lọt tội phạm. Quyết định này thể hiện quyết tâm giữ nghiêm kỷ cương của Nhà nước. Ngoài ra, cũng để xử lý triệt để tận gốc vụ án tham nhũng tại Vinalines.
- Theo quy trình tố tụng, vụ án do tòa án khởi tố sẽ do cơ quan quan nào điều tra, thời hạn điều tra, truy tố, xét xử?
Khoản 3 điều 110 bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 quy định: “Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp.”
Tại đoạn 2 khoản 4 điều 110 bộ luật này quy định về thẩm quyền điều tra thì: “Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Cơ quan điều tra cấp Trung ương điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra”.
Tại khoản 3 điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006 và năm 2009 quy định: “Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.”
Như vậy, thẩm quyền điều tra ở những “vụ án lớn”, phức tạp nêu trên sẽ thuộc thẩm quyền của cơ quan Điều tra Bộ Công an. Tuy rằng, ”Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước” không thuộc tội xâm phạm hoạt động tư pháp nhưng liên quan đến lời khai của bị cáo Dương Chí Dũng thì trong trường hợp đặc biệt, vụ án này cũng có thể sẽ được giao cho Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiến hành điều tra.
Về thời hạn điều tra, truy tố, xét xử sẽ theo quy định tại điều 119, 162, 166, 168, 176 bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003.
- Hình phạt dành cho hành vi "cố ý làm lộ bí mật nhà nước" cụ thể ra sao, thưa ông?
“Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước” được quy định tại điều 263 bộ luật Hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Hình phạt đối với tội này quy định như sau:
“Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.”
Hình phạt cụ thể cho hành vi này, theo tôi liên quan đến đến việc xác định hành vi gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng về “hậu quả phi vật chất” theo quy định tại đoạn 2 của điểm c.7, tiểu mục 3.4, mục 3 phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp, chưa quy định rõ ràng nên cần phải nghiên cứu và có Kết luận điều tra mới có thể xác định chính xác được.
Chắc chắn, sẽ có nhiều ý kiến trái chiều và tranh luận về hình phạt cụ thể đối với vụ án này. Theo tôi, có thể căn cứ vào khoản 2 điều 263 bộ luật Hình sự nêu trên để quyết định hình phạt đối với hành vi này.
- Xin cảm ơn luật sư!
» Vụ Dương Chí Dũng: Khởi tố vụ án 'Cố ý làm lộ bí mật nhà nước'
» Cựu đại tá Dương Tự Trọng lãnh 18 năm tù
Nguyễn Dũng(thực hiện)
Chiều 8/1, Thẩm phán Trương Việt Toàn, chủ tọa phiên xét xử vụ án “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” đối với bị cáo Dương Tự Trọng và đồng phạm đã tuyên bố Quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi “Làm lộ bí mật nhà nước” trong quá trình điều tra vụ án xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam mà Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT là bị can chính.
Về việc này, PV VTC News đã có cuộc phỏng vấn với Luật sư Triệu Trung Dũng – Trưởng Văn phòng Luật sư Triệu Dũng và cộng sự, Đoàn Luật sư TP Hà Nội.
- Ông đánh giá thế nào về việc TAND TP Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” tại Vinalines?
Việc ra quyết định khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” tại Vinalines của TAND TP Hà Nội là việc làm đúng đắn, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, không để bỏ lọt tội phạm. Quyết định này thể hiện quyết tâm giữ nghiêm kỷ cương của Nhà nước. Ngoài ra, cũng để xử lý triệt để tận gốc vụ án tham nhũng tại Vinalines.
- Theo quy trình tố tụng, vụ án do tòa án khởi tố sẽ do cơ quan quan nào điều tra, thời hạn điều tra, truy tố, xét xử?
Khoản 3 điều 110 bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 quy định: “Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp.”
Dương Chí Dũng tại tòa sơ thẩm. |
Tại đoạn 2 khoản 4 điều 110 bộ luật này quy định về thẩm quyền điều tra thì: “Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Cơ quan điều tra cấp Trung ương điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra”.
Tại khoản 3 điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006 và năm 2009 quy định: “Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.”
Như vậy, thẩm quyền điều tra ở những “vụ án lớn”, phức tạp nêu trên sẽ thuộc thẩm quyền của cơ quan Điều tra Bộ Công an. Tuy rằng, ”Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước” không thuộc tội xâm phạm hoạt động tư pháp nhưng liên quan đến lời khai của bị cáo Dương Chí Dũng thì trong trường hợp đặc biệt, vụ án này cũng có thể sẽ được giao cho Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiến hành điều tra.
Về thời hạn điều tra, truy tố, xét xử sẽ theo quy định tại điều 119, 162, 166, 168, 176 bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003.
- Hình phạt dành cho hành vi "cố ý làm lộ bí mật nhà nước" cụ thể ra sao, thưa ông?
“Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước” được quy định tại điều 263 bộ luật Hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Hình phạt đối với tội này quy định như sau:
“Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.”
Hình phạt cụ thể cho hành vi này, theo tôi liên quan đến đến việc xác định hành vi gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng về “hậu quả phi vật chất” theo quy định tại đoạn 2 của điểm c.7, tiểu mục 3.4, mục 3 phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp, chưa quy định rõ ràng nên cần phải nghiên cứu và có Kết luận điều tra mới có thể xác định chính xác được.
Chắc chắn, sẽ có nhiều ý kiến trái chiều và tranh luận về hình phạt cụ thể đối với vụ án này. Theo tôi, có thể căn cứ vào khoản 2 điều 263 bộ luật Hình sự nêu trên để quyết định hình phạt đối với hành vi này.
- Xin cảm ơn luật sư!
» Vụ Dương Chí Dũng: Khởi tố vụ án 'Cố ý làm lộ bí mật nhà nước'
» Cựu đại tá Dương Tự Trọng lãnh 18 năm tù
Nguyễn Dũng(thực hiện)
Bình luận