(VTC News) - "11 điểm nghi vấn trên là hoàn toàn có cơ sở, được sàng lọc qua quá trình rà soát, tính toán các số liệu những ngày thực địa tại khu vực sông Hồng”, tiến sĩ Vũ Văn Bằng khẳng định.
Quá trình rà soát, TS. Bằng đã mở rộng địa bàn xuôi về hạ lưu 27km dọc sông Hồng. Các điểm khả nghi đều được đo đạc bằng máy móc và có số liệu cụ thể để sàng lọc.
“Những điểm nghi vấn trên là hoàn toàn có cơ sở, được sàng lọc qua quá trình rà soát, tính toán các số liệu những ngày thực địa tại khu vực sông Hồng. Các số liệu dò tìm từ thực địa cho thấy 11 điểm nghi vấn có căn cứ. Máy đều bắt được tín hiệu có thi thể người ở những khu vực đó”, tiến sĩ Bằng nói.
Trước những nghi vấn của người dân về tính khả thi của phương pháp tìm kiếm này, tiến sĩ vũ Văn Bằng nói rằng: "Phương pháp tìm khảo sát, tìm kiếm được chúng tôi thực hiện hoàn toàn dựa vào kiến thức vật lý đã được giảng dạy trong trường học. Cụ thể là dựa trên nguyên lý bức xạ từ của mọi vật thể tồn tại trong lòng một vật thể khác.
Riêng đối với hài cốt người, ngoài tính chất bức xạ từ như mọi vật chất nêu trên còn là một lưỡng cực từ với lực hấp dẫn mạnh".
Cũng theo ông Bằng, tìm kiếm dựa vào máy móc, có số liệu và tính toán cụ thể nên hoàn toàn có hy vọng ở những điểm đào bới tìm kiếm.
Tìm kiếm từ Hà Nội đến Hưng Yên
Tiến sĩ Vũ Văn Bằng cho biết, đoạn từ cầu Thanh Trì đến Bát Tràng dài 1,6 km có 7 địa điểm nghi vấn, nhưng trong đó có 4 vị trí cần khai quật để tìm kiếm. Đoạn từ Bát Tràng đến bãi bồi xã Văn Đức, Gia Lâm dài 7,2 km có 15 điểm nghi vấn, trong đó 4 vị trí cần khai quật.
Đoạn từ cuối bãi bồi Văn Đức (thuộc địa bàn huyện Gia Lâm) đến Phi Liệt (địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên) dài 4,5 km, có 3 địa điểm nghi vấn, trong đó cần khai quật 2 vị trí. Đoạn từ Phi Liệt đến xã Ninh Sở, Hà Nội dài 4 km có 3 địa điểm nghi vấn, cần khai quật 2 vị trí.
Về phương pháp tìm kiếm sau khi xác định được 11 điểm nghi vấn, tiến sĩ Bằng vẫn giữ nguyên quan điểm sử dụng máy gầu ngoạm để tìm kiếm dưới đáy sông. "Thi thể nạn nhân đang bị vùi sâu dưới lớp bùn cát, nên chỉ có sử dụng máy gầu ngoạm tiếp cận đáy sông mới có thể tìm được", ông Bằng nói thêm.
Về phía gia đình nạn nhân, ông Phạm Đức Quang, cậu của nạn nhân cho biết: Mấy ngày qua gia đình có đi tìm theo lời của các nhà ngoại cảm nhưng vẫn không thấy thi thể chị Huyền. Sắp tới gia đình sẽ phối hợp với các nhà khoa học, cơ quan chức năng để tiếp tục tìm kiếm.
Trong cuộc tìm kiếm xác chị Huyền, TS Bằng đã sử dụng máy bức xạ từ tứ cấp để tìm kiếm. Việc tìm kiếm được TS Bằng thực hiện theo lộ trình từ trên cạn xuống dưới nước.
Trong cuộc họp báo báo cáo tổng kết tình hình tội phạm năm 2013 của Bộ Công an vào ngày 16/12, lãnh đạo Bộ Công an cho biết, cơ quan này đã tích cực chỉ đạo Công an Hà Nội tìm xác nạn nhân. Trong trường hợp không tìm thấy thi thể chị Huyền thì án đến đâu, xử lý đến đó.
Ngày 18/12, trao đổi với PV VTC News, TS.Vũ Văn Bằng cho biết đoàn các nhà khoa học sẽ gửi báo cáo lên cơ quan công an về 11 điểm nghi vấn có thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền để cùng phối hợp tìm kiếm.
11 điểm nghi vấn có căn cứTiến sĩ Vũ Văn Bằng dò tìm thi thể nạn nhân Huyền trên sông Hồng
Quá trình rà soát, TS. Bằng đã mở rộng địa bàn xuôi về hạ lưu 27km dọc sông Hồng. Các điểm khả nghi đều được đo đạc bằng máy móc và có số liệu cụ thể để sàng lọc.
“Những điểm nghi vấn trên là hoàn toàn có cơ sở, được sàng lọc qua quá trình rà soát, tính toán các số liệu những ngày thực địa tại khu vực sông Hồng. Các số liệu dò tìm từ thực địa cho thấy 11 điểm nghi vấn có căn cứ. Máy đều bắt được tín hiệu có thi thể người ở những khu vực đó”, tiến sĩ Bằng nói.
Trước những nghi vấn của người dân về tính khả thi của phương pháp tìm kiếm này, tiến sĩ vũ Văn Bằng nói rằng: "Phương pháp tìm khảo sát, tìm kiếm được chúng tôi thực hiện hoàn toàn dựa vào kiến thức vật lý đã được giảng dạy trong trường học. Cụ thể là dựa trên nguyên lý bức xạ từ của mọi vật thể tồn tại trong lòng một vật thể khác.
Riêng đối với hài cốt người, ngoài tính chất bức xạ từ như mọi vật chất nêu trên còn là một lưỡng cực từ với lực hấp dẫn mạnh".
Cũng theo ông Bằng, tìm kiếm dựa vào máy móc, có số liệu và tính toán cụ thể nên hoàn toàn có hy vọng ở những điểm đào bới tìm kiếm.
Tìm kiếm từ Hà Nội đến Hưng Yên
Tiến sĩ Vũ Văn Bằng cho biết, đoạn từ cầu Thanh Trì đến Bát Tràng dài 1,6 km có 7 địa điểm nghi vấn, nhưng trong đó có 4 vị trí cần khai quật để tìm kiếm. Đoạn từ Bát Tràng đến bãi bồi xã Văn Đức, Gia Lâm dài 7,2 km có 15 điểm nghi vấn, trong đó 4 vị trí cần khai quật.
Bản đồ các điểm nghi vấn có thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền |
Về phương pháp tìm kiếm sau khi xác định được 11 điểm nghi vấn, tiến sĩ Bằng vẫn giữ nguyên quan điểm sử dụng máy gầu ngoạm để tìm kiếm dưới đáy sông. "Thi thể nạn nhân đang bị vùi sâu dưới lớp bùn cát, nên chỉ có sử dụng máy gầu ngoạm tiếp cận đáy sông mới có thể tìm được", ông Bằng nói thêm.
Về phía gia đình nạn nhân, ông Phạm Đức Quang, cậu của nạn nhân cho biết: Mấy ngày qua gia đình có đi tìm theo lời của các nhà ngoại cảm nhưng vẫn không thấy thi thể chị Huyền. Sắp tới gia đình sẽ phối hợp với các nhà khoa học, cơ quan chức năng để tiếp tục tìm kiếm.
Trong cuộc tìm kiếm xác chị Huyền, TS Bằng đã sử dụng máy bức xạ từ tứ cấp để tìm kiếm. Việc tìm kiếm được TS Bằng thực hiện theo lộ trình từ trên cạn xuống dưới nước.
Trong cuộc họp báo báo cáo tổng kết tình hình tội phạm năm 2013 của Bộ Công an vào ngày 16/12, lãnh đạo Bộ Công an cho biết, cơ quan này đã tích cực chỉ đạo Công an Hà Nội tìm xác nạn nhân. Trong trường hợp không tìm thấy thi thể chị Huyền thì án đến đâu, xử lý đến đó.
Hà Minh
Bình luận