TS Bằng nhấn mạnh, 90% xác nạn nhân đang nằm dưới sông Hồng nhưng việc tìm kiếm không hề đơn giản bởi phương tiện kỹ thuật của thợ lặn hiện chưa đáp ứng được yêu.
Căn cứ lời khai của Tường và Khánh cũng như những tuyến đường có thể phi tang xác nạn nhân, chiều 7/12 đoàn tìm kiếm đã tiến hành rà soát theo ba cung đường. Cung đường thứ nhất xuất phát từ Thẩm mỹ viện Cát Tường đi vòng về đường Bưởi, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Yên Phụ và chạy về cầu Vĩnh Tuy; Cung đường thứ hai từ Thẩm mỹ viện Cát Tường chạy ra hướng Bệnh viện Bưu Điện (nơi Khánh khai trong quá trình đi phi tang, bác sĩ Tường có ghé vào) ở khu vực Phố Huế, Yên Bái 2 rồi chạy về hướng cầu Vĩnh Tuy; Cung đường thứ ba là một số tuyến phố vắng mà Tường có thể chạy xe từ Thẩm mỹ viện Cát Tường đến cầu Vĩnh Tuy.
Cho đến khi kết thúc buổi tìm kiếm bằng máy bức xạ từ, kết quả thu được là hầu như không có điểm nào khả nghi, những điểm máy phát hiện ra nhanh chóng được xác minh và loại trừ. TS Bằng cũng nhấn mạnh: Sở dĩ ông tiến hành tìm kiếm kĩ trên cạn như vậy là để tránh bỏ sót những khả năng đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình phi tang xác nạn nhân của bác sĩ Tường. Đây là một phần của phương pháp khoa học trong tìm kiếm xác người mà ông vẫn áp dụng từ trước đến nay.
Sau buổi chiều tìm kiếm, ông khẳng định: Bằng phương pháp của mình, cho đến thời điểm này có thể nói 90% là xác chị Huyền bị ném xuống sông Hồng. Dự kiến ngày mai, đội tìm kiếm sẽ tiến hành rà soát khu vực từ đường Minh Khai qua cầu Vĩnh Tuy và sang khu Cổ Linh, Thạch Bàn nơi chiếc xe máy của nạn nhân bị bỏ lại đồng thời kiểm tra lại một lần nữa trường từ của nạn nhân để lại trên cầu Thanh Trì sau đó mới chắc chắn loại trừ khả năng xác nạn nhân bị phi tang trên cạn.
Thợ lặn quyết định 50% kết quả tìm kiếm
Nhấn mạnh con số 90% là xác nạn nhân đang nằm dưới sông Hồng song TS Bằng cũng chia sẻ: Việc xác minh bằng máy bức xạ từ chắc chắn đưa ra kết quả chính xác. Theo đó những điểm được đánh dấu sẽ có tử thi hoặc tử thi từng bị mắc ở đó. Thế nhưng việc tìm xác là không hề đơn giản bởi phương tiện kỹ thuật của thợ lặn hiện chưa đáp ứng được yêu cầu tìm kiếm, những dân chài ven sông cũng chỉ lặn xuống được một khoảng thời gian nhất định rồi phải ngoi lên trong khi lòng sông rộng, có chỗ sâu hơn 10m sẽ rất khó để mò được.
Ông cũng không loại trừ khả năng xác nạn nhân bị vùi lấp bởi đất cát. Thực tế đã được ông kiểm nghiệm trong vụ tìm kiếm xác cán bộ trại giam Vĩnh Quang (Tam Đảo – Vĩnh Phúc), khi tìm thấy, xác nạn nhân bị cát vùi lấp sâu hơn 1m. Còn trong vụ chiếc xe khách bị cuốn trôi bởi lũ ở Hà Tĩnh, phương tiện kỹ thuật của thợ lặn không phát huy được tác dụng nhất là trong tình hình nước ngập mênh mông nhưng chỉ sau vài tiếng thì xác một nạn nhân trên xe nổi lên ở đúng chỗ ông đánh dấu.
Từ thực tế như vậy ông khẳng định việc xác định nạn nhân Huyền có nằm dưới sông hay không thì đương nhiên chính xác nhưng vớt được xác chị Huyền hay không thì thợ lặn quyết định 50%.
Ông cũng cho hay, khả năng trong ngày mai sẽ có kết quả phân tích, loại trừ, xác định những điểm khả nghi nhất trên sông mà ông đã đánh dấu trong 4 ngày tìm kiếm đầu. Thợ lặn sẽ được sử dụng để mò tại những nơi có dấu hiệu tử thi đó, trường hợp không mò thấy sẽ dùng đến biện pháp đặt máy hút cát phòng trường hợp xác nạn nhân bị vùi lấp.
Một trong những khó khăn mà đội tìm kiếm gặp phải là trường từ của tử thi phát hiện dưới dòng sông mặc dù cố định nhưng lòng sông sâu nên cũng bị trôi tùy theo lưu lượng dòng chảy tạo thành những đường chéo do vậy tại mội điểm tìm kiếm cũng sẽ phải mở rộng bán kính theo một tính toán nhất định chứ không thể chính xác tại đúng điểm đánh dấu.
Theo ĐS& PL
Trao đổi với phóng viên sau ngày thứ 6 tiến hành tìm xác bằng máy bức xạ từ, TS Vũ Văn Bằng - Phó Viện trưởng Viện công nghệ Nước và Môi trường thuộc Hội Liên hiệp KHKT Việt Nam, Chủ tịch HĐQT công ty Nghiên cứu môi trường Tia Đất chia sẻ: “Cho đến giờ phút này có thể khẳng định 90% là xác chị Huyền bị ném xuống sông Hồng”.
Tiếp tục tìm trên cạn để loại trừ
Theo kế hoạch, chiều 7/12 đoàn tìm kiếm xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền do TS Vũ Văn Bằng trực tiếp tham gia đã tiếp tục tiến hành rà soát trên cạn, phân tích, đánh giá, nhận định các tuyến đường bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường có thể đi qua.
Thẩm mỹ viện Cát Tường – Nơi xuất phát tìm kiếm đường đi của bác sĩ Tường theo 3 cung đường trong chiều 7/12. |
Cho đến khi kết thúc buổi tìm kiếm bằng máy bức xạ từ, kết quả thu được là hầu như không có điểm nào khả nghi, những điểm máy phát hiện ra nhanh chóng được xác minh và loại trừ. TS Bằng cũng nhấn mạnh: Sở dĩ ông tiến hành tìm kiếm kĩ trên cạn như vậy là để tránh bỏ sót những khả năng đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình phi tang xác nạn nhân của bác sĩ Tường. Đây là một phần của phương pháp khoa học trong tìm kiếm xác người mà ông vẫn áp dụng từ trước đến nay.
Phương tiện kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình tìm xác nạ nhân dưới sông. |
Thợ lặn quyết định 50% kết quả tìm kiếm
Nhấn mạnh con số 90% là xác nạn nhân đang nằm dưới sông Hồng song TS Bằng cũng chia sẻ: Việc xác minh bằng máy bức xạ từ chắc chắn đưa ra kết quả chính xác. Theo đó những điểm được đánh dấu sẽ có tử thi hoặc tử thi từng bị mắc ở đó. Thế nhưng việc tìm xác là không hề đơn giản bởi phương tiện kỹ thuật của thợ lặn hiện chưa đáp ứng được yêu cầu tìm kiếm, những dân chài ven sông cũng chỉ lặn xuống được một khoảng thời gian nhất định rồi phải ngoi lên trong khi lòng sông rộng, có chỗ sâu hơn 10m sẽ rất khó để mò được.
Ông cũng không loại trừ khả năng xác nạn nhân bị vùi lấp bởi đất cát. Thực tế đã được ông kiểm nghiệm trong vụ tìm kiếm xác cán bộ trại giam Vĩnh Quang (Tam Đảo – Vĩnh Phúc), khi tìm thấy, xác nạn nhân bị cát vùi lấp sâu hơn 1m. Còn trong vụ chiếc xe khách bị cuốn trôi bởi lũ ở Hà Tĩnh, phương tiện kỹ thuật của thợ lặn không phát huy được tác dụng nhất là trong tình hình nước ngập mênh mông nhưng chỉ sau vài tiếng thì xác một nạn nhân trên xe nổi lên ở đúng chỗ ông đánh dấu.
Khu vực Thạch Bàn – Nơi anh Vũ Văn Tuấn phát hiện ra chiếc xe máy của nạn nhân sẽ được rà soát kĩ càng trong ngày 8/12. |
Ông cũng cho hay, khả năng trong ngày mai sẽ có kết quả phân tích, loại trừ, xác định những điểm khả nghi nhất trên sông mà ông đã đánh dấu trong 4 ngày tìm kiếm đầu. Thợ lặn sẽ được sử dụng để mò tại những nơi có dấu hiệu tử thi đó, trường hợp không mò thấy sẽ dùng đến biện pháp đặt máy hút cát phòng trường hợp xác nạn nhân bị vùi lấp.
Một trong những khó khăn mà đội tìm kiếm gặp phải là trường từ của tử thi phát hiện dưới dòng sông mặc dù cố định nhưng lòng sông sâu nên cũng bị trôi tùy theo lưu lượng dòng chảy tạo thành những đường chéo do vậy tại mội điểm tìm kiếm cũng sẽ phải mở rộng bán kính theo một tính toán nhất định chứ không thể chính xác tại đúng điểm đánh dấu.
Theo ĐS& PL
Bình luận