(VTC News) – Theo luật sư, cần phải làm rõ động cơ, mục đích ‘ăn bớt’ vắc xin của y tá Hoa mới có thể kết luận được việc truy tố hay không truy tố hình sự.
Nếu hành vi này lặp lại nhiều lần thì chính là hành vi vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng. Theo phân tích của Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Nguyễn Thu Vân thì tiêm thiếu có thể tiêm bổ sung hoặc tiêm nhắc lại nhưng nếu gia đình anh Dương Thái Lam, không phát hiện được việc tiêm thiếu mà chỉ tiêm 3 lượt (không được đủ liều lượng) thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của cháu bé và các trường hợp khác.
- Vậy theo Luật sư, hành vi vi phạm của y tá Hoa đã vi phạm vào điều luật nào của pháp luật Việt Nam hiện hành?
Hành vi của y tá Hoa đã vi phạm quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007; khoản 4 điều 7 Nghị định 69/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS. Y tá Hoa còn vi phạm điều 1 Thông tư số 26/2011/TT-BYT Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.
Nếu việc vi phạm của y tá Hoa qua thanh tra, kết luận và đề nghị chuyển sang xử lý hình sự theo Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-VKSTC-TTCP-BCA-BQP Quy định về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do Cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố thì trước hết, bà Hoa sẽ phải bị kỷ luật buộc thôi việc theo quy định tại điều 13 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức và của ngành y tế.
- Nhiều ý kiến cho rằng, hành vi của y tá Hoa cần phải bị truy tố theo pháp luật hình sự? Ông nghĩ sao về ý kiến này?
Theo tôi, hành vi của y tá Hoa phải thanh tra đầy đủ, để xem xét có xử lý hình sự hay không?.
Một lọ thuốc tiêm có giá 1.185.000 đồng, y tá Hoa bớt 40% thuốc tức là bớt khoảng 500 nghìn đồng. Như vậy, theo quy định về Tội trộm cắp tài sản tại điều 138 Bộ luật Hình sự đã sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì giá trị tài sản trộm cắp từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản.
Tức là trong trường hợp này phải thông qua thanh tra, điều tra xem việc bớt xén của y tá Hoa có mục đích trục lợi hay không (bớt xén vắc xin để bán)? Đã bớt xén vắc xin để trục lợi nhiều lần hay chưa? Giá trị của số vắc xin bị bớt xén là bao nhiêu. Việc này cần chờ kết luận của cơ quan thanh tra Sở y tế hoặc cơ quan điều tra, nếu họ vào cuộc ngay.
Giả sử, y tá Hoa không vi phạm hình sự thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật theo quy định của Nghị định số 27/2012/NĐ-CP, còn bị xử phạt từ “Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: ”Không thực hiện đúng quy trình tiêm chủng an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế….”
Trong trường hợp y tá này do sai sót chuyên môn tiêm thiếu thuốc mà gây thiệt hại nghiêm trọng tới sức khỏe cháu bé hoặc thiệt hại tính mạng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này. Hơn nữa, nếu chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ phạm tội vi phạm quy định về dịch vụ y tế khác theo quy định tại Khoản 1 điều 242 Bộ luật Hình sự đã sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Khi đó, người vi phạm sẽ phải nhận mức phạt tù 1 năm đến 5 năm; Khoản 2: Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm; Khoản 3: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ 7 năm đến15 năm; Khoản 4: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
- Sau vụ việc này, nhiều người dân cùng có phản ánh về việc ăn cắp vắc xin của y tá Hoa, vậy theo Luật sư, đã đến lúc cơ quan điều tra phải vào cuộc hay chưa?
Như tôi đã phân tích, nếu phát hiện có dấu hiệu phạm tội, cơ quan điều tra hoàn toàn có thể vào cuộc. Trường hợp khác do các cơ quan liên quan yêu cầu cơ quan điều tra vào cuộc hoặc trong trường hợp gây hậu quả cho cháu bé, gia đình có đơn yêu cầu cơ quan điều tra vào cuộc thì không cần phải chờ kết quả thanh tra.
Những phản ánh của người dân hoàn toàn là cơ sở để cơ quan điều tra xác định người này có dấu hiệu phạm tội hay không để vào cuộc điều tra làm rõ.
Xin cảm ơn Luật sư!
Nguyễn Dũng (thực hiện)
Thời gian qua, việc y tá Bùi Thị Phương Hoa (nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội) tiêm thiếu vắc xin phòng dịch cho cháu Dương Kiều Phong (con anh Dương Kiều Lam, ở Vĩnh Phúc) đã gây bức xúc trong dư luận. Phóng viên VTC News đã có cuộc trao đổi với Luật sư Triệu Trung Dũng – Trưởng Văn phòng Luật sư Triệu Dũng và Cộng sự (số 32, đường Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội),
Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi:
- Luật sư có đánh giá gì về hành vi “ăn cắp” vắc xin của y tá Bùi Thị Phương Hoa?
Theo những thông tin tôi được biết qua báo chí thì hành vi tiêm thuốc không đúng quy chuẩn, tiêm bớt xén vắc xin phòng bệnh dịch của y tá Hoa là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu cho ngành y.
Y tá Hoa, người tiêm thiếu vắc xin cho trẻ. |
- Vậy theo Luật sư, hành vi vi phạm của y tá Hoa đã vi phạm vào điều luật nào của pháp luật Việt Nam hiện hành?
Hành vi của y tá Hoa đã vi phạm quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007; khoản 4 điều 7 Nghị định 69/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS. Y tá Hoa còn vi phạm điều 1 Thông tư số 26/2011/TT-BYT Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.
Nếu việc vi phạm của y tá Hoa qua thanh tra, kết luận và đề nghị chuyển sang xử lý hình sự theo Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-VKSTC-TTCP-BCA-BQP Quy định về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do Cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố thì trước hết, bà Hoa sẽ phải bị kỷ luật buộc thôi việc theo quy định tại điều 13 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức và của ngành y tế.
- Nhiều ý kiến cho rằng, hành vi của y tá Hoa cần phải bị truy tố theo pháp luật hình sự? Ông nghĩ sao về ý kiến này?
Theo tôi, hành vi của y tá Hoa phải thanh tra đầy đủ, để xem xét có xử lý hình sự hay không?.
Một lọ thuốc tiêm có giá 1.185.000 đồng, y tá Hoa bớt 40% thuốc tức là bớt khoảng 500 nghìn đồng. Như vậy, theo quy định về Tội trộm cắp tài sản tại điều 138 Bộ luật Hình sự đã sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì giá trị tài sản trộm cắp từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản.
Luật sư Dũng cho rằng, hành vi của y tá Hoa phải thanh tra đầy đủ, để xem xét có xử lý hình sự hay không? |
Tức là trong trường hợp này phải thông qua thanh tra, điều tra xem việc bớt xén của y tá Hoa có mục đích trục lợi hay không (bớt xén vắc xin để bán)? Đã bớt xén vắc xin để trục lợi nhiều lần hay chưa? Giá trị của số vắc xin bị bớt xén là bao nhiêu. Việc này cần chờ kết luận của cơ quan thanh tra Sở y tế hoặc cơ quan điều tra, nếu họ vào cuộc ngay.
Giả sử, y tá Hoa không vi phạm hình sự thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật theo quy định của Nghị định số 27/2012/NĐ-CP, còn bị xử phạt từ “Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: ”Không thực hiện đúng quy trình tiêm chủng an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế….”
Trong trường hợp y tá này do sai sót chuyên môn tiêm thiếu thuốc mà gây thiệt hại nghiêm trọng tới sức khỏe cháu bé hoặc thiệt hại tính mạng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này. Hơn nữa, nếu chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ phạm tội vi phạm quy định về dịch vụ y tế khác theo quy định tại Khoản 1 điều 242 Bộ luật Hình sự đã sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Khi đó, người vi phạm sẽ phải nhận mức phạt tù 1 năm đến 5 năm; Khoản 2: Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm; Khoản 3: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ 7 năm đến15 năm; Khoản 4: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
- Sau vụ việc này, nhiều người dân cùng có phản ánh về việc ăn cắp vắc xin của y tá Hoa, vậy theo Luật sư, đã đến lúc cơ quan điều tra phải vào cuộc hay chưa?
Như tôi đã phân tích, nếu phát hiện có dấu hiệu phạm tội, cơ quan điều tra hoàn toàn có thể vào cuộc. Trường hợp khác do các cơ quan liên quan yêu cầu cơ quan điều tra vào cuộc hoặc trong trường hợp gây hậu quả cho cháu bé, gia đình có đơn yêu cầu cơ quan điều tra vào cuộc thì không cần phải chờ kết quả thanh tra.
Những phản ánh của người dân hoàn toàn là cơ sở để cơ quan điều tra xác định người này có dấu hiệu phạm tội hay không để vào cuộc điều tra làm rõ.
Xin cảm ơn Luật sư!
Nguyễn Dũng (thực hiện)
Bình luận