(VTC News) – Bác sỹ Nguyễn Thị Thanh Bình gây mê 2 trong số 3 cháu bé tử vong đợt phẫu thuật từ thiện cho rằng xảy ra tai biến và tử vong sau khi được gây mê là rất khó hiểu.
Trẻ bị sốc khi gây mê?
Vị bác sỹ này khẳng định đã làm đúng quy trình, từ các khâu nắm thông tin bệnh tật của trẻ, khám sàng lọc, xét nghiệm, loại bệnh nhân… Và, trước khi phẫu thuật, các cháu được kiểm tra lần cuối, đảm bảo đủ điều kiện mới phẫu thuật.
Theo thông tin từ Bệnh viện Quân y 87, có hai bác sỹ gây mê trong sáng 23/8. Trong đó, bác sỹ Nguyễn Thị Thanh Bình (đã nghỉ hưu) gây mê cho hai bé Vân, Hữu, còn bác sỹ Phí Hồng Lê (Bệnh viện Răng hàm mặt TP.HCM) gây mê cho một số bệnh nhi khác, trong đó có bé Minh.
Ngày 25/8, tiếp xúc với phóng viên, vẻ mặt bác sĩ Bình còn chưa hết sốc. Bà cho biết: “Tôi làm bác sỹ gây mê từ năm 1978 đến giờ, công tác qua ba bệnh viện, tham gia với OSCA đi gây mê cho các cuộc phẫu thuật nụ cười trẻ em từ năm 2007 đến nay, chưa bao giờ gặp tình trạng sốc thuốc mê.
Đây là lần đầu tiên tôi gặp trường hợp bị tai biến sau gây mê dẫn đến hậu quả quá đau thương thế này, mà là bị hàng loạt”.
Bác sỹ Bình nói thêm: “Sáng 23/8, bé Tuyết Vân là bệnh nhân đầu tiên được tôi gây mê, khi chuẩn bị đưa lên phẫu thuật thì phát hiện bé rối loạn hô hấp, rối loạn nhịp tim.
Nghi là Vân quá mẫn cảm với thuốc gây mê nên bị sốc phản vệ. Chúng tôi tập trung hồi sức, hỗ trợ hô hấp cho cháu. Sau đó bé Vân ổn định lại nên được đưa ra khu hậu phẫu để theo dõi.
Lúc đó tôi nghĩ là cháu qua khỏi nên mới thực hiện gây mê cho bé Hữu, không ngờ bé này cũng bị tình trạng như bé Vân. Khi đang hồi sức cho Hữu thì Vân trở nặng lại và phải chuyển viện ngay”.
Khi được hỏi vì sao đã có hai trường hợp nghi sốc phản vệ như trên mà vẫn tiếp tục gây mê, phẫu thuật các trường hợp còn lại, bà Bình nói: “Có hai bàn gây mê và hai bàn mổ cùng lúc.
Trong thời gian hai cháu do tôi gây mê bị tai biến và chúng tôi tập trung hồi sức thì bàn bên kia các đồng nghiệp vẫn thực hiện công việc của họ. Trường hợp cháu Minh thì được phẫu thuật xong, cháu tỉnh táo rồi sau 30 phút mới bị tình trạng giống như Vân và Hữu”.
Theo bà Bình, toàn bộ 11 bệnh nhi được gây mê hôm 23/8 đều sử dụng khí mê Servoframe (xuất xứ từ Mỹ) và thuốc gây mê tĩnh mạch Fresfol (xuất xứ từ Áo), là các loại thuốc trong kho dược của Bệnh viện Quân y 87, có hạn sử dụng đến năm 2016.
“Theo quy định của Bộ Y tế thì các loại thuốc gây mê này không phải test thử trên bệnh nhân trước khi gây mê. Tôi không hiểu nổi tại sao cùng sử dụng một loại thuốc mê mà có cháu bị sốc phản vệ rất nhanh, có cháu bị muộn và các cháu khác thì bình thường” - bà Bình cho hay.
Bà bác sỹ này cho biết trên VTV: “Chúng mình chỉ có mục đích là làm từ thiện, đem lại “nụ cười” cho các cháu, đem lại niềm vui cho gia đình, nhưng quả thực vụ việc đã xảy ra ngoài mong muốn.
Các cháu xảy ra tai biến và tử vong sau khi được gây mê là rất khó hiểu, mặc dù 8 cháu khác cũng dùng cùng loại thuốc mê, khí mê, cùng loại khí ô-xy trung tâm, cùng dịch truyền… nhưng các cháu này không hề xảy ra bất kỳ điều gì”.
Còn bà Đặng Thị Thu Hoài - giám đốc điều hành OSCA chia sẻ trên Dân trí: trung tâm này được thành lập năm 2007 và thông qua tài trợ của các tổ chức ở Đức, Mỹ đã tổ chức phẫu thuật miễn phí cho khoảng 2.500 trẻ sứt môi, hở hàm ếch trên toàn quốc, nhưng đây là lần đầu tiên có tai biến và xảy ra hàng loạt.
“Đoàn đi phẫu thuật từ thiện cho các cháu ở Khánh Hòa lần này có năm bác sỹ, tất cả đều làm tình nguyện, mong muốn duy nhất là mang lại niềm hạnh phúc cho các cháu và gia đình, nhưng không ngờ lại xảy ra tai biến rất đáng tiếc thế này” - bà Hoài nói.
Về công tác điều tra, theo báo Tuổi trẻ, chiều 25/8, thiếu tướng Trần Ngọc Khánh - giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa nói: Công an tỉnh đã thực hiện các bước cần thiết để phục vụ công tác điều tra vụ ba trẻ tử vong do gây mê, phẫu thuật dị tật ở Bệnh viện Quân y 87.
Công việc phải làm là khám nghiệm hiện trường nơi thực hiện phẫu thuật; thu và niêm phong các mẫu xét nghiệm, thuốc men, dụng cụ phẫu thuật để phục vụ công tác giám định; khám nghiệm tử thi các nạn nhân, kể cả đã chôn cất vẫn phải vận động gia đình các cháu để tìm ra nguyên nhân.
"Công an cũng sẽ kiểm tra bằng cấp chuyên môn của những người tham gia cuộc phẫu thuật này”- ông Khánh khẳng định.
Tối 25/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã thông báo đình chỉ ngay hoạt động của đoàn phẫu thuật do Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật Nụ Cười, Hà Nội (OSCA) tổ chức đang làm việc tại Bệnh viện Quân y 87 và các hoạt động của trung tâm trên toàn quốc.
Thứ trưởng Xuyên cũng giao Sở Y tế Hà Nội triển khai kiểm tra thủ tục hành chính, chứng chỉ hành nghề đối với các thành viên trong đoàn phẫu thuật.
Bên cạnh đó, đề nghị Cục Quân y triển khai niêm phong thuốc, vật tư y tế, dụng cụ sử dụng trong quá trình phẫu thuật nụ cười cho trẻ tại Bệnh viện Quân y 87.
Tưởng niềm vui, không ngờ lại đau đớn tột cùng
Ba cháu bé tử vong gồm cháu Nguyễn Ngọc Tuyết Vân (sinh ngày 24/8/2013, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa); Nguyễn Quang Minh (sinh ngày 21/6/2013, ở TP Nha Trang) và Pi Năng Tuấn Hữu (sinh ngày 30/4/2013, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa).
Trước đó, ba cháu bé này nằm trong số 11 bệnh nhân được đoàn khám chữa bệnh từ thiện của Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật Nụ Cười (OSCA, Hà Nội) tiến hành phẫu thuật ngày 23/8. Đây là lần thứ ba (mỗi năm một lần), trung tâm thực hiện phẫu thuật từ thiện cho trẻ em bị sứt môi, hở hàm ếch tại Bệnh viện Quân y 87.
Bố mẹ các cháu tưởng sẽ vui ai ngờ điều không may xảy ra. Rơi nước mắt bồng thi thể đứa con bé bỏng rời phòng hồi sức cấp cứu nhi Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa giữa trưa 25/8 về quê lo hậu sự, cha bé Pi Năng Tuấn Hữu đau đớn: “Vợ chồng tôi ở miền núi, rất nghèo, sinh ra đứa con lại bị dị tật bẩm sinh nên thương lắm.
Hay tin có đoàn từ thiện phẫu thuật miễn phí, cả nhà mừng rơi nước mắt. Khi khám sàng lọc, cháu được đưa vào diện được phẫu thuật, chúng tôi vui lắm vì nghĩ con mình nay mai sẽ thoát khỏi dị tật. Nào ngờ...”.
Sáng cùng ngày, gia đình bé Nguyễn Ngọc Tuyết Vân cũng chôn cất cháu ở nghĩa trang.
Ban thờ bé Vân được lập trong ngôi nhà của ông bà nội (xã Diên Phú, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) không có hình thờ vì theo chị Nguyễn Ngọc Tuyết Sương, mẹ cháu, là vì gia đình không muốn nỗi đau cứa thêm vào lòng.
Chị Sương thổn thức: “Bé Vân vừa chập chững bước đi trước khi phẫu thuật 2-3 ngày. Bé cũng vừa biết ngọng nghịu nói tiếng “ba”. Vậy mà...”.
Nghẹn ngào, chị Sương cho hay vào tháng 3/2014 đã đưa bé Vân vào Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM để phẫu thuật tạo môi, bé được gây mê và chỉ một hôm là xuất viện về nhà khỏe mạnh.
“Lần này, thấy đoàn từ thiện khám sàng lọc rất kỹ lưỡng, họ cũng thực hiện việc này ở Khánh Hòa và những địa phương khác nhiều năm, chúng tôi tin tưởng lắm. Khi bé Vân được chọn mổ đầu tiên, vợ chồng tôi mừng thầm vì nghĩ con mình sớm hết dị tật, sẽ xinh đẹp. Ngờ đâu, chỉ mấy chục phút đưa vô phòng mổ, cháu đã vĩnh viễn rời xa...”.
Theo BS Nguyễn Tiến Dũng, người được lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa ủy quyền trả lời báo chí, thì bước đầu bệnh viện nghi cái chết của ba cháu bé là do sốc phản vệ với thuốc gây mê.
Đại tá BS Phạm Văn Tiện - phó giám đốc Bệnh viện Quân y 87 - cũng nhận định: “Bước đầu chúng tôi nghĩ các cháu bị tai biến do sốc thuốc”.
Theo ông Tiện, sáng 23/8, êkip của OSCA đã gây mê cho 11 bé, trong đó hai bé Tuyết Vân và Pi Năng Tuấn Hữu bị tai biến sau gây mê nên không mổ, còn bé Nguyễn Quang Minh được phẫu thuật xong vào trưa 23/8, sau mổ tỉnh táo. Nhưng sau đó bé Minh có biểu hiện rối loạn nhịp tim, suy tuần hoàn, suy hô hấp nặng giống hai cháu trước nên cũng được chuyển viện.
Đánh giá về hậu quả do tai biến của vụ gây mê, phẫu thuật này, chiều 25/8 bác sĩ Bùi Xuân Minh - giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa - cho biết: “Đây là những tai biến bất thường và hậu quả gây ra rất nghiêm trọng. Sở Y tế đã cử đoàn công tác đến Bệnh viện Quân y 87 để kiểm tra và yêu cầu bệnh viện này cùng OSCA chậm nhất ngày 26-8 phải có báo cáo toàn bộ vụ việc”.
» 3 trẻ sơ sinh tử vong: Y tá giấu nhẹm sự thật
» Nối 4 ngón tay đứt rời cho bệnh nhi nhỏ tuổi nhất
» Vụ sập cầu: Chính phủ tặng bằng khen y, bác sỹ BV Việt Đức, Bạch Mai
Nam Anh (tổng hợp)
Trẻ bị sốc khi gây mê?
Vị bác sỹ này khẳng định đã làm đúng quy trình, từ các khâu nắm thông tin bệnh tật của trẻ, khám sàng lọc, xét nghiệm, loại bệnh nhân… Và, trước khi phẫu thuật, các cháu được kiểm tra lần cuối, đảm bảo đủ điều kiện mới phẫu thuật.
Bác sỹ Bình. Ảnh: tuoitre |
Ngày 25/8, tiếp xúc với phóng viên, vẻ mặt bác sĩ Bình còn chưa hết sốc. Bà cho biết: “Tôi làm bác sỹ gây mê từ năm 1978 đến giờ, công tác qua ba bệnh viện, tham gia với OSCA đi gây mê cho các cuộc phẫu thuật nụ cười trẻ em từ năm 2007 đến nay, chưa bao giờ gặp tình trạng sốc thuốc mê.
Đây là lần đầu tiên tôi gặp trường hợp bị tai biến sau gây mê dẫn đến hậu quả quá đau thương thế này, mà là bị hàng loạt”.
Bác sỹ Bình nói thêm: “Sáng 23/8, bé Tuyết Vân là bệnh nhân đầu tiên được tôi gây mê, khi chuẩn bị đưa lên phẫu thuật thì phát hiện bé rối loạn hô hấp, rối loạn nhịp tim.
Nghi là Vân quá mẫn cảm với thuốc gây mê nên bị sốc phản vệ. Chúng tôi tập trung hồi sức, hỗ trợ hô hấp cho cháu. Sau đó bé Vân ổn định lại nên được đưa ra khu hậu phẫu để theo dõi.
Lúc đó tôi nghĩ là cháu qua khỏi nên mới thực hiện gây mê cho bé Hữu, không ngờ bé này cũng bị tình trạng như bé Vân. Khi đang hồi sức cho Hữu thì Vân trở nặng lại và phải chuyển viện ngay”.
Khi được hỏi vì sao đã có hai trường hợp nghi sốc phản vệ như trên mà vẫn tiếp tục gây mê, phẫu thuật các trường hợp còn lại, bà Bình nói: “Có hai bàn gây mê và hai bàn mổ cùng lúc.
Trong thời gian hai cháu do tôi gây mê bị tai biến và chúng tôi tập trung hồi sức thì bàn bên kia các đồng nghiệp vẫn thực hiện công việc của họ. Trường hợp cháu Minh thì được phẫu thuật xong, cháu tỉnh táo rồi sau 30 phút mới bị tình trạng giống như Vân và Hữu”.
Theo bà Bình, toàn bộ 11 bệnh nhi được gây mê hôm 23/8 đều sử dụng khí mê Servoframe (xuất xứ từ Mỹ) và thuốc gây mê tĩnh mạch Fresfol (xuất xứ từ Áo), là các loại thuốc trong kho dược của Bệnh viện Quân y 87, có hạn sử dụng đến năm 2016.
“Theo quy định của Bộ Y tế thì các loại thuốc gây mê này không phải test thử trên bệnh nhân trước khi gây mê. Tôi không hiểu nổi tại sao cùng sử dụng một loại thuốc mê mà có cháu bị sốc phản vệ rất nhanh, có cháu bị muộn và các cháu khác thì bình thường” - bà Bình cho hay.
Bà bác sỹ này cho biết trên VTV: “Chúng mình chỉ có mục đích là làm từ thiện, đem lại “nụ cười” cho các cháu, đem lại niềm vui cho gia đình, nhưng quả thực vụ việc đã xảy ra ngoài mong muốn.
Các cháu xảy ra tai biến và tử vong sau khi được gây mê là rất khó hiểu, mặc dù 8 cháu khác cũng dùng cùng loại thuốc mê, khí mê, cùng loại khí ô-xy trung tâm, cùng dịch truyền… nhưng các cháu này không hề xảy ra bất kỳ điều gì”.
Còn bà Đặng Thị Thu Hoài - giám đốc điều hành OSCA chia sẻ trên Dân trí: trung tâm này được thành lập năm 2007 và thông qua tài trợ của các tổ chức ở Đức, Mỹ đã tổ chức phẫu thuật miễn phí cho khoảng 2.500 trẻ sứt môi, hở hàm ếch trên toàn quốc, nhưng đây là lần đầu tiên có tai biến và xảy ra hàng loạt.
“Đoàn đi phẫu thuật từ thiện cho các cháu ở Khánh Hòa lần này có năm bác sỹ, tất cả đều làm tình nguyện, mong muốn duy nhất là mang lại niềm hạnh phúc cho các cháu và gia đình, nhưng không ngờ lại xảy ra tai biến rất đáng tiếc thế này” - bà Hoài nói.
Về công tác điều tra, theo báo Tuổi trẻ, chiều 25/8, thiếu tướng Trần Ngọc Khánh - giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa nói: Công an tỉnh đã thực hiện các bước cần thiết để phục vụ công tác điều tra vụ ba trẻ tử vong do gây mê, phẫu thuật dị tật ở Bệnh viện Quân y 87.
Công việc phải làm là khám nghiệm hiện trường nơi thực hiện phẫu thuật; thu và niêm phong các mẫu xét nghiệm, thuốc men, dụng cụ phẫu thuật để phục vụ công tác giám định; khám nghiệm tử thi các nạn nhân, kể cả đã chôn cất vẫn phải vận động gia đình các cháu để tìm ra nguyên nhân.
"Công an cũng sẽ kiểm tra bằng cấp chuyên môn của những người tham gia cuộc phẫu thuật này”- ông Khánh khẳng định.
Tối 25/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã thông báo đình chỉ ngay hoạt động của đoàn phẫu thuật do Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật Nụ Cười, Hà Nội (OSCA) tổ chức đang làm việc tại Bệnh viện Quân y 87 và các hoạt động của trung tâm trên toàn quốc.
Thứ trưởng Xuyên cũng giao Sở Y tế Hà Nội triển khai kiểm tra thủ tục hành chính, chứng chỉ hành nghề đối với các thành viên trong đoàn phẫu thuật.
Bên cạnh đó, đề nghị Cục Quân y triển khai niêm phong thuốc, vật tư y tế, dụng cụ sử dụng trong quá trình phẫu thuật nụ cười cho trẻ tại Bệnh viện Quân y 87.
Tưởng niềm vui, không ngờ lại đau đớn tột cùng
Ba cháu bé tử vong gồm cháu Nguyễn Ngọc Tuyết Vân (sinh ngày 24/8/2013, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa); Nguyễn Quang Minh (sinh ngày 21/6/2013, ở TP Nha Trang) và Pi Năng Tuấn Hữu (sinh ngày 30/4/2013, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa).
Chị Sương (bìa phải), mẹ bé Tuyết Vân đau buồn vì mất con. (Ảnh: Người lao động) |
Bố mẹ các cháu tưởng sẽ vui ai ngờ điều không may xảy ra. Rơi nước mắt bồng thi thể đứa con bé bỏng rời phòng hồi sức cấp cứu nhi Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa giữa trưa 25/8 về quê lo hậu sự, cha bé Pi Năng Tuấn Hữu đau đớn: “Vợ chồng tôi ở miền núi, rất nghèo, sinh ra đứa con lại bị dị tật bẩm sinh nên thương lắm.
Hay tin có đoàn từ thiện phẫu thuật miễn phí, cả nhà mừng rơi nước mắt. Khi khám sàng lọc, cháu được đưa vào diện được phẫu thuật, chúng tôi vui lắm vì nghĩ con mình nay mai sẽ thoát khỏi dị tật. Nào ngờ...”.
Sáng cùng ngày, gia đình bé Nguyễn Ngọc Tuyết Vân cũng chôn cất cháu ở nghĩa trang.
Ban thờ bé Vân được lập trong ngôi nhà của ông bà nội (xã Diên Phú, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) không có hình thờ vì theo chị Nguyễn Ngọc Tuyết Sương, mẹ cháu, là vì gia đình không muốn nỗi đau cứa thêm vào lòng.
Chị Sương thổn thức: “Bé Vân vừa chập chững bước đi trước khi phẫu thuật 2-3 ngày. Bé cũng vừa biết ngọng nghịu nói tiếng “ba”. Vậy mà...”.
Nghẹn ngào, chị Sương cho hay vào tháng 3/2014 đã đưa bé Vân vào Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM để phẫu thuật tạo môi, bé được gây mê và chỉ một hôm là xuất viện về nhà khỏe mạnh.
“Lần này, thấy đoàn từ thiện khám sàng lọc rất kỹ lưỡng, họ cũng thực hiện việc này ở Khánh Hòa và những địa phương khác nhiều năm, chúng tôi tin tưởng lắm. Khi bé Vân được chọn mổ đầu tiên, vợ chồng tôi mừng thầm vì nghĩ con mình sớm hết dị tật, sẽ xinh đẹp. Ngờ đâu, chỉ mấy chục phút đưa vô phòng mổ, cháu đã vĩnh viễn rời xa...”.
Theo BS Nguyễn Tiến Dũng, người được lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa ủy quyền trả lời báo chí, thì bước đầu bệnh viện nghi cái chết của ba cháu bé là do sốc phản vệ với thuốc gây mê.
Đại tá BS Phạm Văn Tiện - phó giám đốc Bệnh viện Quân y 87 - cũng nhận định: “Bước đầu chúng tôi nghĩ các cháu bị tai biến do sốc thuốc”.
Theo ông Tiện, sáng 23/8, êkip của OSCA đã gây mê cho 11 bé, trong đó hai bé Tuyết Vân và Pi Năng Tuấn Hữu bị tai biến sau gây mê nên không mổ, còn bé Nguyễn Quang Minh được phẫu thuật xong vào trưa 23/8, sau mổ tỉnh táo. Nhưng sau đó bé Minh có biểu hiện rối loạn nhịp tim, suy tuần hoàn, suy hô hấp nặng giống hai cháu trước nên cũng được chuyển viện.
Đánh giá về hậu quả do tai biến của vụ gây mê, phẫu thuật này, chiều 25/8 bác sĩ Bùi Xuân Minh - giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa - cho biết: “Đây là những tai biến bất thường và hậu quả gây ra rất nghiêm trọng. Sở Y tế đã cử đoàn công tác đến Bệnh viện Quân y 87 để kiểm tra và yêu cầu bệnh viện này cùng OSCA chậm nhất ngày 26-8 phải có báo cáo toàn bộ vụ việc”.
» 3 trẻ sơ sinh tử vong: Y tá giấu nhẹm sự thật
» Nối 4 ngón tay đứt rời cho bệnh nhi nhỏ tuổi nhất
» Vụ sập cầu: Chính phủ tặng bằng khen y, bác sỹ BV Việt Đức, Bạch Mai
Nam Anh (tổng hợp)
Bình luận