Hành vi hành hung, cản trở 2 nhà báo khi đang tác nghiệp đúng pháp luật ở Văn Giang - Hưng Yên được xem là trái pháp luật, có dấu hiệu của tội phạm.
Đó là khẳng định của nhiều luật sư ở Đoàn Luật sư TPHCM khi trao đổi với PV về vụ việc 2 nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) bị lực lượng cưỡng chế thu hồi đất tại huyện Văn Giang - Hưng Yên hành hung khi đang tác nghiệp.
Có thể khởi tố tội chống người thi hành công vụ
Theo luật sư Ngô Đình Hoàng, việc lực lượng cưỡng chế đánh dã man 2 nhà báo khi họ được VOV cử về xã Xuân Quan, huyện Văn Giang để nắm thông tin vụ cưỡng chế thu hồi đất phục vụ dự án xây dựng khu đô thị Ecopack nhằm báo cáo lãnh đạo VOV để có hướng xử lý thông tin phù hợp, là hành vi trái pháp luật. Việc này cần phải được điều tra làm rõ và có thể xem xét khởi tố vụ án về tội chống người thi hành công vụ (quy định tại điều 257 BLHS).
Hiện pháp luật về hình sự chưa có hướng dẫn chi tiết thế nào là thi hành công vụ nhưng việc nhà báo đi thực hành nhiệm vụ được giao phó với đầy đủ giấy tờ chứng minh, địa điểm tác nghiệp đúng yêu cầu của cơ quan, hành vi tác nghiệp đúng Luật Báo chí, không vi phạm pháp luật, không xâm phạm khu vực cấm tác nghiệp... thì cần được xem đó là đang thi hành công vụ.
Mọi cản trở nhà báo tác nghiệp được xem là trái pháp luật. Theo quy định ở điểm đ điều 15 Luật Báo chí thì nhà báo có quyền: “Được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”. Điều 2 Luật Báo chí cũng khẳng định: “Không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động”.
Như vậy, lực lượng cưỡng chế không có bất cứ quyền gì để cản trở, ngăn cản nhà báo tác nghiệp, chứ đừng nói là hành hung, đánh đập một cách dã man khi họ không có hành vi chống đối gì.
Cùng chung ý kiến, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch nói lúc bị đánh, 2 nhà báo đang tác nghiệp và họ có đầy đủ những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật trao cho họ.
“Việc lực lượng chức năng không áp dụng những kỹ năng nghiệp vụ mà tấn công ngay 2 nhà báo đang tác nghiệp biểu hiện sự thiếu chuyên nghiệp và có dấu hiệu của hành vi chống người thi hành công vụ. Bên cạnh đó, biện pháp cưỡng chế dùng vũ lực chỉ được thực hiện khi tối cần thiết nhằm trấn áp những đối tượng quá khích có sử dụng hung khí nhằm cản trở việc cưỡng chế”.
Không khó để tìm người đã tham gia đánh nhà báo
Phát ngôn “gây sốc” của một số cán bộ lãnh đạo chính quyền và Công an tỉnh Hưng Yên cũng là vấn đề mà các luật sư tập trung phân tích. Theo đó, những phát ngôn này chưa thể hiện tính cầu thị, có dấu hiệu bao che cho cấp dưới. Cho dù là nhà báo hay bất kỳ một công dân nào cũng cần phải được đối xử công bằng như nhau, nhất là trong việc thừa hành, áp dụng pháp luật.
“Đáng lý khi sự việc đã xảy ra như vậy, chính quyền và Công an tỉnh Hưng Yên phải chủ động điều tra làm rõ sai phạm của những người liên quan và xử lý nghiêm minh, minh bạch kết quả xử lý; trong đó có việc chủ động xác minh những gì xảy ra trên thực tế có đúng như hình ảnh trên video clip không, chứ không phải yêu cầu ngược lại các nhà báo phải cung cấp video clip gốc. Làm sao 2 nhà báo tự quay để có được đoạn video clip gốc khi mà cả 2 đều bị đánh và xuất hiện ở trong khung hình?” - luật sư Ngô Đình Hoàng nhận xét.
Theo luật sư Nguyễn Thành Công, “clip hiện đang lan truyền trên internet, cơ quan điều tra với chức năng của mình có thể tiến hành giám định các hình ảnh trong đó để tìm sự thật. Các hình ảnh quay được là khá rõ nét, có thể điều tra từ chính những người tham gia đánh nhà báo. Với kỹ thuật hiện đại ngày nay, việc tìm ra người trong ảnh là không khó khăn. Hơn nữa, số người này thuộc các bộ phận tham gia cưỡng chế của địa phương thì việc lấy lời khai của họ là hoàn toàn trong khả năng”.
Luật sư Đỗ Hải Bình cho rằng trong thời buổi công nghệ số phát triển như hiện nay, một clip có thể tung lên mạng, có thể chuyển sang điện thoại, sao chép ra hàng ngàn VCD… với chất lượng như nhau. Vậy nên clip được phát tán trên mạng cũng là một bằng chứng để cơ quan điều tra làm cơ sở xem xét, tham khảo.
Theo NLĐ
Đó là khẳng định của nhiều luật sư ở Đoàn Luật sư TPHCM khi trao đổi với PV về vụ việc 2 nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) bị lực lượng cưỡng chế thu hồi đất tại huyện Văn Giang - Hưng Yên hành hung khi đang tác nghiệp.
Có thể khởi tố tội chống người thi hành công vụ
Theo luật sư Ngô Đình Hoàng, việc lực lượng cưỡng chế đánh dã man 2 nhà báo khi họ được VOV cử về xã Xuân Quan, huyện Văn Giang để nắm thông tin vụ cưỡng chế thu hồi đất phục vụ dự án xây dựng khu đô thị Ecopack nhằm báo cáo lãnh đạo VOV để có hướng xử lý thông tin phù hợp, là hành vi trái pháp luật. Việc này cần phải được điều tra làm rõ và có thể xem xét khởi tố vụ án về tội chống người thi hành công vụ (quy định tại điều 257 BLHS).
Hiện pháp luật về hình sự chưa có hướng dẫn chi tiết thế nào là thi hành công vụ nhưng việc nhà báo đi thực hành nhiệm vụ được giao phó với đầy đủ giấy tờ chứng minh, địa điểm tác nghiệp đúng yêu cầu của cơ quan, hành vi tác nghiệp đúng Luật Báo chí, không vi phạm pháp luật, không xâm phạm khu vực cấm tác nghiệp... thì cần được xem đó là đang thi hành công vụ.
Mọi cản trở nhà báo tác nghiệp được xem là trái pháp luật. Theo quy định ở điểm đ điều 15 Luật Báo chí thì nhà báo có quyền: “Được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”. Điều 2 Luật Báo chí cũng khẳng định: “Không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động”.
Hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm (trái) và Hán Phi Long. |
Như vậy, lực lượng cưỡng chế không có bất cứ quyền gì để cản trở, ngăn cản nhà báo tác nghiệp, chứ đừng nói là hành hung, đánh đập một cách dã man khi họ không có hành vi chống đối gì.
Cùng chung ý kiến, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch nói lúc bị đánh, 2 nhà báo đang tác nghiệp và họ có đầy đủ những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật trao cho họ.
“Việc lực lượng chức năng không áp dụng những kỹ năng nghiệp vụ mà tấn công ngay 2 nhà báo đang tác nghiệp biểu hiện sự thiếu chuyên nghiệp và có dấu hiệu của hành vi chống người thi hành công vụ. Bên cạnh đó, biện pháp cưỡng chế dùng vũ lực chỉ được thực hiện khi tối cần thiết nhằm trấn áp những đối tượng quá khích có sử dụng hung khí nhằm cản trở việc cưỡng chế”.
Không khó để tìm người đã tham gia đánh nhà báo
Phát ngôn “gây sốc” của một số cán bộ lãnh đạo chính quyền và Công an tỉnh Hưng Yên cũng là vấn đề mà các luật sư tập trung phân tích. Theo đó, những phát ngôn này chưa thể hiện tính cầu thị, có dấu hiệu bao che cho cấp dưới. Cho dù là nhà báo hay bất kỳ một công dân nào cũng cần phải được đối xử công bằng như nhau, nhất là trong việc thừa hành, áp dụng pháp luật.
“Đáng lý khi sự việc đã xảy ra như vậy, chính quyền và Công an tỉnh Hưng Yên phải chủ động điều tra làm rõ sai phạm của những người liên quan và xử lý nghiêm minh, minh bạch kết quả xử lý; trong đó có việc chủ động xác minh những gì xảy ra trên thực tế có đúng như hình ảnh trên video clip không, chứ không phải yêu cầu ngược lại các nhà báo phải cung cấp video clip gốc. Làm sao 2 nhà báo tự quay để có được đoạn video clip gốc khi mà cả 2 đều bị đánh và xuất hiện ở trong khung hình?” - luật sư Ngô Đình Hoàng nhận xét.
Theo luật sư Nguyễn Thành Công, “clip hiện đang lan truyền trên internet, cơ quan điều tra với chức năng của mình có thể tiến hành giám định các hình ảnh trong đó để tìm sự thật. Các hình ảnh quay được là khá rõ nét, có thể điều tra từ chính những người tham gia đánh nhà báo. Với kỹ thuật hiện đại ngày nay, việc tìm ra người trong ảnh là không khó khăn. Hơn nữa, số người này thuộc các bộ phận tham gia cưỡng chế của địa phương thì việc lấy lời khai của họ là hoàn toàn trong khả năng”.
Luật sư Đỗ Hải Bình cho rằng trong thời buổi công nghệ số phát triển như hiện nay, một clip có thể tung lên mạng, có thể chuyển sang điện thoại, sao chép ra hàng ngàn VCD… với chất lượng như nhau. Vậy nên clip được phát tán trên mạng cũng là một bằng chứng để cơ quan điều tra làm cơ sở xem xét, tham khảo.
Theo NLĐ
Bình luận