(VTC News) – Cho đến nay, VTC Studio mới chỉ có 3 năm hoạt động, nhưng đã sản xuất thành công 5 game thuộc các thể loại game xã hội, webgame chiến thuật và game nhập vai, trong đó Squad là game Việt đầu tiên được xuất khẩu tới 10 nước châu Âu và châu Mỹ La Tinh.
Trên thế giới, những nhà sản xuất game tên tuổi phần lớn được bắt đầu từ rất sớm như Electronic Arts (EA – 1982) hay Gameloft (1999) và họ cũng đã có rất nhiều sản phẩm thành công ở các nội dung dành cho PC, Web và cả Mobile.
Tuy vậy, mảnh đất dành cho game vốn được coi là nội dung đòi hỏi trí tuệ cao và liên tục phải đổi mới vẫn còn rộng rãi, trong đó những thị trường mới nổi có nhu cầu về game cao như Việt Nam thực sự màu mỡ và VTC Studio muốn là người tiên phong trong lĩnh vực này.
Từ 14 người đầu tiên, hiện tại số nhân lực của VTC Studio đã lên đến gần 100 người trong đó dẫn đầu là ông Đào Ngọc Kiên (GĐ Trung Tâm VTC Studio), “trang bị tận răng” các công cụ phức tạp và đắt đỏ để phục vụ cho việc phát triển Game và có rất nhiều điều để Giám đốc VTC Studio chia sẻ về “xưởng” Game trong thủa sơ khai của Game Việt này, trong khi những hãng khác như Gameloft cũng đang tận dụng nhân lực đầy chất xám của nước nhà để phát triển các sản phẩm Game của họ.
- Chi phí đầu tư cho việc phát triển một game là không hề nhỏ, quan trọng nhất là điều kiện con người nhưng máy móc và phần mềm để sản xuất và thử nghiệm các game luôn là một chi phí khiến các Studio phải đau đầu, ông có thể chia sẻ về các khoản đầu tư này.
Đúng vậy, chi phí đầu tư cho phát triển game lớn hơn nhiều so với phát triển phần mềm thông thường. Mỗi nhân viên thường dùng 2 màn hình song song để tiện cho công việc.
Máy móc thiết bị dành cho người phát triển game thường yêu cầu cấu hình cao, đặc biệt là cho những công việc liên quan đến thiết kế đồ họa 3D cần trang bị nhiều RAM và những loại card đồ họa chất lượng tốt nhất. Các họa sỹ 2D cần dùng các thiết bị bàn vẽ cảm ứng chuyên dụng Waxcom.
Máy chủ để lập trình viên triển khai thử nghiệm server cũng có giá khá đắt. Với những dự án phát triển game di động trên smartphone chúng tôi trang bị các thiết bị mới nhất như Iphone 5, iPad 3 hay Galaxy Note 2 để phục vụ lập trình và kiểm thử. Về phần mềm chúng tôi đã đầu tư mua 1 số engine phát triển game, có loại có giá hàng trăm nghìn dolar.
- Trước đây, Việt Nam không có trường nào dậy bài bản về lập trình game mà chỉ có chương trình đào tạo về lập trình, đồ hoạ nói chung, mới đây chỉ có VTC Academy hoặc một số trường như FPT Arena mở các khoá học chuyên sâu hơn về game, điều đó cho thấy rằng nhân sự để phát triển game tại Việt Nam vẫn là một bài toán khó, liệu ông có tự tin với những chuyên gia người Việt của mình?
Nguồn nhân lực thạo nghề luôn là vấn đề đau đầu cho các studio phát triển game. Rất may mắn VTC Studio đã có hơn 3 năm vừa làm, vừa học vừa trải nghiệm, có nhiều cơ hội giao lưu với các công ty SX game nổi tiếng, tham gia các hội thảo và sự kiện lớn về game trên thế giới như ở Mỹ, Hàn, Trung Quốc.
Hiện nay tôi có thể tự tin khẳng định chúng tôi đang sở hữu một số con người có thể gọi là chuyên gia ở Việt Nam trong lĩnh vực của mình, một số nhân sự của chúng tôi cũng tham gia giảng dạy chia sẻ kiến thức ở VTC Academy và 1 số trung tâm đào tạo khác.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhu cầu thực tế và chương trình đào tạo của VTC Academy đã và đang bổ sung và làm dồi dào thêm cho nguồn nhân lực chất lượng của VTC Studio.
- VTC Studio có sự tham gia của những chuyên gia nước ngoài như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản.. những nước vốn có nền công nghiệp game lâu đời hơn Việt Nam hay không, thưa ông?
Chắc chắn rồi, chúng tôi có mời 1 số chuyên gia nước ngoài ở Mỹ, Hàn Quốc, Hà Lan, Hungary,… tham gia vào quá trình phát triển của mình. Một số chuyên gia tham gia dài hạn và là thành viên trong dự án, một số tham gia trong những khâu hay thời điểm quan trọng.
Có thể nói sự tham gia, hợp tác chia sẻ của những chuyên gia giỏi trên thế giới đã giúp những nhân viên của chúng tôi có thể tiếp cận với các kiến thức chuyên sâu và giúp cho các sản phẩm game của chúng tôi được phát triển với quy trình và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới.
- Không chỉ có VTC Studio phát triển game tại Việt Nam, những nhà sản xuất game “sừng sỏ” khác như Gameloft cũng đang đặt cơ sở tại Việt Nam và họ cũng cần có những nhân tài, ông làm như thế nào để giữ người của mình?
Thực tế, chúng tôi lại có nhiều nhân viên đã từng làm ở các công ty game nước ngoài đầu quân vào VTC Studio.
Tôi nghĩ có 2 yếu tố, yếu tố khách quan là đa số các công ty nước ngoài thường làm việc theo hình thức outsource tức làm theo yêu cầu từ phía nước ngoài và nhân viên chỉ được tham gia vào 1 khâu trong cả quá trình SX game.
Ở Studio thì khác, môi trường làm việc ở đây rất trẻ, rất năng động, nhân viên được thỏa sức sáng tạo và tham gia vào toàn bộ quá trình SX game và điều này giúp họ thỏa mãn được những đam mê của mình. Còn yếu tố chủ quan, chúng tôi giữ người bằng niềm tin vào khả năng của người Việt, bằng ước mơ đưa nền công nghiệp phát triển game của người Việt sánh tầm thế giới. Chúng tôi cùng chia sẻ 1 sự chinh phục.
- Ông nói đến từ "chinh phụ", VTC Studio đã cho ra đời 5 game, vậy đâu là sản phẩm tốn nhiều công sức của nhà phát triển nhất và đâu là sản phẩm thành công nhất?
Thực tế đến nay chúng tôi đã có hơn 5 đầu game. Sản phẩm tốn nhiều công sức nhất là 2 game Squad và Genaration 3, đó là hai sản phẩm có độ phức tạp công nghệ khá cao cũng như đòi hỏi rất nhiều nhân lực tham gia phát triển.
Những sản phẩm này vừa được xuất khẩu ra thị trường thế giới nên để khẳng định sản phẩm nào là thành công nhất chúng ta đang chờ thêm thời gian để có câu trả lời chính xác.
- Đầu năm 2012, VTC Online kí hợp đồng với nhà phát hành Nvia để phát hành 2 game do VTC Studio sản xuất là Genaration 3 (G3) và Squad tại 10 quốc gia: Tây Ban Nha, Mexico, Argentina, Chile, Colombia, Venezuela, Peru, Brazil, Ecuador và Paraguay, Phản hồi ban đầu của người dùng tại các thị trường này đối với sản phẩm của Việt Nam như thế nào thưa ông?
Như tôi đã nói ở trên, quá trình triển khai đang ở giai đoạn đầu và đối tác NVIA đang thử nghiệm với bản OpenBeta, do thị hiếu người dùng ở mỗi nước một khác nhau nên chúng tôi đang chỉnh sửa theo từng yêu cầu cụ thể của đối tác, những thông tin ban đầu cho thấy dấu hiệu khá tích cực.
- Mặc dù xuất khẩu game là một việc ít có Studio nào làm được tại Việt Nam như VTC Studio, nhưng muốn được khẳng định mình nhiều hơn thì phải chinh phục được những thị trường khó như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và những thị trường lớn như Trung Quốc, liệu VTC Studio có hướng tới điều này?
Sản xuất được game đã là một việc khó, chúng tôi luôn ước mơ sẽ chinh phục được người dùng ở các thị trường khó như Mỹ, Hàn, Nhật nhưng chúng tôi cũng cân nhắc lựa chọn những khoảng trống và thời điểm phù hợp.
- Năm 2013 đã tới, nhiều dự đoán cũng đưa ra rằng thị trường game sẽ sôi động hơn với sự xuất hiện của nhiều game mới, liệu VTC Studio có con “át chủ” nào mới sắp đưa ra?
Studio sẽ có nhiều sản phẩm mới, khác biệt, nhưng tôi xin phép được tiết lộ sau.
- Ông đánh giá thế nào về những mặt lợi thế cũng như mặt hạn chế của các game Việt hiện nay và hướng đi vững chắc cho game Việt trong tương lai?
Có rất nhiều điều để nói về lợi thế và hạn chế nhưng tôi xin chỉ đề cập đến 1 số điểm mà tôi nghĩ cần quan tâm nhất.
Trước đây hạn chế của chúng ta là nguồn nhân lực nhưng sau một quá trình tìm tòi phát triển, làng game Việt đã có 1 cộng đồng phát triển khá rộng tích lũy được kha khá kinh nghiệm, đó chính là lợi thế của game Việt hiện nay, có nghĩa: chúng ta đã tự tin đủ khả năng để biến ý tưởng thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, hạn chế của game Việt là chưa thực sự đầu tư đầy đủ để tìm hiểu thị trường, chưa có những phương án phát hành và thu hút người dùng cụ thể.
Theo tôi hướng đi vững chắc cho game Việt trong tương lai sẽ phải là sự kết hợp chặt chẽ giữa tất cả các khâu từ ý tưởng, sản xuất cho đến phát hành cũng như sự đoàn kết chia sẻ của cả cộng đồng phát triển để từ đó biến game Việt trở thành 1 ngành công nghiệp thực sự.
Xin cảm ơn ông!
Cường Cao
Trên thế giới, những nhà sản xuất game tên tuổi phần lớn được bắt đầu từ rất sớm như Electronic Arts (EA – 1982) hay Gameloft (1999) và họ cũng đã có rất nhiều sản phẩm thành công ở các nội dung dành cho PC, Web và cả Mobile.
Tuy vậy, mảnh đất dành cho game vốn được coi là nội dung đòi hỏi trí tuệ cao và liên tục phải đổi mới vẫn còn rộng rãi, trong đó những thị trường mới nổi có nhu cầu về game cao như Việt Nam thực sự màu mỡ và VTC Studio muốn là người tiên phong trong lĩnh vực này.
Từ 14 người đầu tiên, hiện tại số nhân lực của VTC Studio đã lên đến gần 100 người trong đó dẫn đầu là ông Đào Ngọc Kiên (GĐ Trung Tâm VTC Studio), “trang bị tận răng” các công cụ phức tạp và đắt đỏ để phục vụ cho việc phát triển Game và có rất nhiều điều để Giám đốc VTC Studio chia sẻ về “xưởng” Game trong thủa sơ khai của Game Việt này, trong khi những hãng khác như Gameloft cũng đang tận dụng nhân lực đầy chất xám của nước nhà để phát triển các sản phẩm Game của họ.
- Chi phí đầu tư cho việc phát triển một game là không hề nhỏ, quan trọng nhất là điều kiện con người nhưng máy móc và phần mềm để sản xuất và thử nghiệm các game luôn là một chi phí khiến các Studio phải đau đầu, ông có thể chia sẻ về các khoản đầu tư này.
Đúng vậy, chi phí đầu tư cho phát triển game lớn hơn nhiều so với phát triển phần mềm thông thường. Mỗi nhân viên thường dùng 2 màn hình song song để tiện cho công việc.
Máy móc thiết bị dành cho người phát triển game thường yêu cầu cấu hình cao, đặc biệt là cho những công việc liên quan đến thiết kế đồ họa 3D cần trang bị nhiều RAM và những loại card đồ họa chất lượng tốt nhất. Các họa sỹ 2D cần dùng các thiết bị bàn vẽ cảm ứng chuyên dụng Waxcom.
Máy chủ để lập trình viên triển khai thử nghiệm server cũng có giá khá đắt. Với những dự án phát triển game di động trên smartphone chúng tôi trang bị các thiết bị mới nhất như Iphone 5, iPad 3 hay Galaxy Note 2 để phục vụ lập trình và kiểm thử. Về phần mềm chúng tôi đã đầu tư mua 1 số engine phát triển game, có loại có giá hàng trăm nghìn dolar.
Ông Đào Ngọc Kiên cho biết: VTC Studio luôn có niềm tin về giấc mơ chinh phục của người Việt trên bản đồ game thế giới |
- Trước đây, Việt Nam không có trường nào dậy bài bản về lập trình game mà chỉ có chương trình đào tạo về lập trình, đồ hoạ nói chung, mới đây chỉ có VTC Academy hoặc một số trường như FPT Arena mở các khoá học chuyên sâu hơn về game, điều đó cho thấy rằng nhân sự để phát triển game tại Việt Nam vẫn là một bài toán khó, liệu ông có tự tin với những chuyên gia người Việt của mình?
|
Hiện nay tôi có thể tự tin khẳng định chúng tôi đang sở hữu một số con người có thể gọi là chuyên gia ở Việt Nam trong lĩnh vực của mình, một số nhân sự của chúng tôi cũng tham gia giảng dạy chia sẻ kiến thức ở VTC Academy và 1 số trung tâm đào tạo khác.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhu cầu thực tế và chương trình đào tạo của VTC Academy đã và đang bổ sung và làm dồi dào thêm cho nguồn nhân lực chất lượng của VTC Studio.
- VTC Studio có sự tham gia của những chuyên gia nước ngoài như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản.. những nước vốn có nền công nghiệp game lâu đời hơn Việt Nam hay không, thưa ông?
Chắc chắn rồi, chúng tôi có mời 1 số chuyên gia nước ngoài ở Mỹ, Hàn Quốc, Hà Lan, Hungary,… tham gia vào quá trình phát triển của mình. Một số chuyên gia tham gia dài hạn và là thành viên trong dự án, một số tham gia trong những khâu hay thời điểm quan trọng.
Có thể nói sự tham gia, hợp tác chia sẻ của những chuyên gia giỏi trên thế giới đã giúp những nhân viên của chúng tôi có thể tiếp cận với các kiến thức chuyên sâu và giúp cho các sản phẩm game của chúng tôi được phát triển với quy trình và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới.
- Không chỉ có VTC Studio phát triển game tại Việt Nam, những nhà sản xuất game “sừng sỏ” khác như Gameloft cũng đang đặt cơ sở tại Việt Nam và họ cũng cần có những nhân tài, ông làm như thế nào để giữ người của mình?
Thực tế, chúng tôi lại có nhiều nhân viên đã từng làm ở các công ty game nước ngoài đầu quân vào VTC Studio.
Tôi nghĩ có 2 yếu tố, yếu tố khách quan là đa số các công ty nước ngoài thường làm việc theo hình thức outsource tức làm theo yêu cầu từ phía nước ngoài và nhân viên chỉ được tham gia vào 1 khâu trong cả quá trình SX game.
Ở Studio thì khác, môi trường làm việc ở đây rất trẻ, rất năng động, nhân viên được thỏa sức sáng tạo và tham gia vào toàn bộ quá trình SX game và điều này giúp họ thỏa mãn được những đam mê của mình. Còn yếu tố chủ quan, chúng tôi giữ người bằng niềm tin vào khả năng của người Việt, bằng ước mơ đưa nền công nghiệp phát triển game của người Việt sánh tầm thế giới. Chúng tôi cùng chia sẻ 1 sự chinh phục.
- Ông nói đến từ "chinh phụ", VTC Studio đã cho ra đời 5 game, vậy đâu là sản phẩm tốn nhiều công sức của nhà phát triển nhất và đâu là sản phẩm thành công nhất?
Thực tế đến nay chúng tôi đã có hơn 5 đầu game. Sản phẩm tốn nhiều công sức nhất là 2 game Squad và Genaration 3, đó là hai sản phẩm có độ phức tạp công nghệ khá cao cũng như đòi hỏi rất nhiều nhân lực tham gia phát triển.
Những sản phẩm này vừa được xuất khẩu ra thị trường thế giới nên để khẳng định sản phẩm nào là thành công nhất chúng ta đang chờ thêm thời gian để có câu trả lời chính xác.
- Đầu năm 2012, VTC Online kí hợp đồng với nhà phát hành Nvia để phát hành 2 game do VTC Studio sản xuất là Genaration 3 (G3) và Squad tại 10 quốc gia: Tây Ban Nha, Mexico, Argentina, Chile, Colombia, Venezuela, Peru, Brazil, Ecuador và Paraguay, Phản hồi ban đầu của người dùng tại các thị trường này đối với sản phẩm của Việt Nam như thế nào thưa ông?
Như tôi đã nói ở trên, quá trình triển khai đang ở giai đoạn đầu và đối tác NVIA đang thử nghiệm với bản OpenBeta, do thị hiếu người dùng ở mỗi nước một khác nhau nên chúng tôi đang chỉnh sửa theo từng yêu cầu cụ thể của đối tác, những thông tin ban đầu cho thấy dấu hiệu khá tích cực.
- Mặc dù xuất khẩu game là một việc ít có Studio nào làm được tại Việt Nam như VTC Studio, nhưng muốn được khẳng định mình nhiều hơn thì phải chinh phục được những thị trường khó như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và những thị trường lớn như Trung Quốc, liệu VTC Studio có hướng tới điều này?
Sản xuất được game đã là một việc khó, chúng tôi luôn ước mơ sẽ chinh phục được người dùng ở các thị trường khó như Mỹ, Hàn, Nhật nhưng chúng tôi cũng cân nhắc lựa chọn những khoảng trống và thời điểm phù hợp.
- Năm 2013 đã tới, nhiều dự đoán cũng đưa ra rằng thị trường game sẽ sôi động hơn với sự xuất hiện của nhiều game mới, liệu VTC Studio có con “át chủ” nào mới sắp đưa ra?
Studio sẽ có nhiều sản phẩm mới, khác biệt, nhưng tôi xin phép được tiết lộ sau.
- Ông đánh giá thế nào về những mặt lợi thế cũng như mặt hạn chế của các game Việt hiện nay và hướng đi vững chắc cho game Việt trong tương lai?
Có rất nhiều điều để nói về lợi thế và hạn chế nhưng tôi xin chỉ đề cập đến 1 số điểm mà tôi nghĩ cần quan tâm nhất.
Trước đây hạn chế của chúng ta là nguồn nhân lực nhưng sau một quá trình tìm tòi phát triển, làng game Việt đã có 1 cộng đồng phát triển khá rộng tích lũy được kha khá kinh nghiệm, đó chính là lợi thế của game Việt hiện nay, có nghĩa: chúng ta đã tự tin đủ khả năng để biến ý tưởng thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, hạn chế của game Việt là chưa thực sự đầu tư đầy đủ để tìm hiểu thị trường, chưa có những phương án phát hành và thu hút người dùng cụ thể.
Theo tôi hướng đi vững chắc cho game Việt trong tương lai sẽ phải là sự kết hợp chặt chẽ giữa tất cả các khâu từ ý tưởng, sản xuất cho đến phát hành cũng như sự đoàn kết chia sẻ của cả cộng đồng phát triển để từ đó biến game Việt trở thành 1 ngành công nghiệp thực sự.
Xin cảm ơn ông!
Cường Cao
Bình luận