2.500 doanh nghiệp 'chết' mỗi tháng ở TP HCM; Ai muốn xây sân bay 8.000 tỷ đồng ở tỉnh nghèo hay việc ngư dân "vui mừng" vì kiếm được tiền triệu mỗi ngày từ việc vớt cá chết ở vùng biển Vũng Áng bán cho thương lái?
2.500 doanh nghiệp “chết” mỗi tháng ở TP HCM
Theo báo cáo từ cơ quan thuế, trong 3 tháng đầu năm 2016, TP HCM có 7.594 doanh nghiệp ngưng nghỉ hoạt động, bằng 66,3% so số doanh nghiệp tăng trong kỳ (cấp mới 8.868 doanh nghiệp, tái hoạt động 2.587 doanh nghiệp).
Trong đó có 25 doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, 6.173 công ty TNHH, 831 công ty cổ phần và 549 doanh nghiệp tư nhân.
Lai Châu lấy đâu ra 8.000 tỷ đồng xây sân bay?
Trước nhiều ý kiến trái chiều của dư luận về việc có hay không nên xây sân bay đến 8.000 tỷ đồng tại một tỉnh nghèo như Lai Châu, ông Đỗ Ngọc An, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho hay: số vốn này không phải là vốn Nhà nước mà là vốn tư nhân hay còn gọi là vốn xã hội hóa.
Hiện, ngoài một số công ty con thuộc Tổng công ty Sông Đà, nhiều công ty khác như: Doanh nghiệp Hoàng Nhâm chuyên về du lịch; Công ty CP Chè Tam Đường chuyên về đầu tư và phát triển nông nghiệp; Tập đoàn Hưng Hải chuyên về thủy điện... cũng quan tâm, muốn đầu tư vào dự án này.
Cũng theo ông An, hiện nay, tỉnh Lai Châu đang tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp tháo gỡ khó khăn, từng bước đưa các hạng mục đầu tư có hiệu quả hơn.
“Nhà đầu tư, khi tham gia dự án, trước hết họ tìm kiếm lợi nhuận và chỉ khi nào có lợi nhuận thì họ mới đầu tư. Thứ nữa, họ đầu tư phải được thuận lợi. Chúng tôi cũng có chính sách ưu đãi về đất đai, về thuế, về các cơ chế ưu đãi khác cho họ”, ông An khẳng định.
Vớt cá chết ở Vũng Áng kiếm tiền triệu
Mỗi đợt cá chết dạt vào bờ biển, nổi lên mặt biển, người dân ở 2 huyện Quảng Trạch và Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) lại đổ xô ra biển vớt cá để bán cho thương lái.
Theo lời kể của một số người dân địa phương, từ ngày 24/4 trở về trước đó 1 tuần, thấy cá chết, thương lái đánh xe về mua, người dân lũ lượt đổ xô ra biển vớt cá chết bán.
Cá đủ loại cứ nổi lập lờ. Chỉ cần mang vợt với xô ra vớt 1 lúc là được cả chục cân. Hôm đó bà Nhân cũng đã bỏ cả quán cùng chồng ra vớt cá. Có 1 buổi mà ông bà kiếm được 600.000 đồng.
Các thương lái thu mua chủ yếu là cá Đục, loại cá ngày thường có giá từ 120.000 – 150.000 đồng/kg, nhưng hiện thương lái đang cân đồng giá 40.000 – 50.000 đồng/kg. Với những con cá ươn cũng thu mua nhưng với giá 20.000 đồng/kg. Chỉ có cá chết thối phình bụng thương lái mới không mua.
"Sốc" với khoản phí lạ lùng ở chung cư của “đại gia điếu cày”
Suốt từ ngày 24 tới 25/4, hàng nghìn người dân đang sinh sống và làm thủ tục nhận nhà tại các tòa nhà HH1 thuộc Khu đô thị HH Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) do doanh nghiệp của “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản làm chủ đầu tư như “phát sốt” với biểu phí vệ sinh mới của Ban quản lý dự án Khu đô thị HH Linh Đàm thông báo tại bảng tin tầng 1.
Ngoài việc thực hiện thu tiền phí vệ sinh làm trần thạch cao (500.000 đồng/hộ), sàn gỗ (500.000 đồng/hộ), xây dựng cải tạo bên trong căn hộ (2.000.000 đồng/m3), Ban quản lý còn bổ sung thêm khoản thu phí vệ sinh của các hộ thực hiện đục tường chạy bảo ôn điều hòa là 500.000 đồng/hộ.
Được biết, đây không phải lần đầu cư dân tại Khu đô thị HH Linh Đàm có phản ứng dữ dội như vậy, trong các đợt nhận nhà thuộc các tòa HH4, HH3 trước đó nhiều hộ dân cũng rất bất bình với việc Ban quản lý thông báo, tổ chức thu tiền làm sàn gỗ, thạch cao mỗi loại 500.000 đồng/hộ.
Dù bất bình nhưng các hộ dân sống trong các tòa nhà trên vẫn phải “cắn răng” đóng, vì không có phiếu thu sẽ không được mang thạch cao, tấm sàn gỗ vào thang máy. Ban Quản lý liên tục dọa cắt điện, nước những hộ nào làm “chui”. Sự việc này cũng đã được báo chí nêu, song dù không có cơ sở, quy định để thu nhưng vẫn tiến hành thu.
Từ ngày 25/4, Ban quản lý dự án HH Linh Đàm lại “sáng kiến” thêm khoản thu phí vệ sinh đục tường đi đường dây bảo ôn điều hòa. Mỗi tòa nhà HH1 cao 40 tầng, mỗi tầng 20 hộ, sẽ là một khoản tiền lớn cư dân phải đóng nếu làm trần thạch cao, sàn gỗ, đục tường làm điều hòa… chỉ để thực hiện công tác làm vệ sinh, đổ phế thải rất ít từ các hạng mục này.
Bầu Đức được chủ nợ lớn bênh vực
Tình trạng nợ khủng của Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đang khiến cổ đông vô cùng lo lắng. Cổ phiếu HAG bị nhiều nhà đầu tư quay lưng vì họ cho rằng năm nay, HAG đối mặt với muôn vàn khó khăn một vài khoản nợ trị giá hàng ngàn tỷ đồng đã đến ngày thanh toán.
Tuy nhiên, cuối tuần trước, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV Trần Bắc Hà lên tiếng cho rằng không nên bới móc khó khăn của Hoàng Anh Gia Lai. Thực tế, công ty này đang nhận được nhiều hỗ trợ.
Theo ông Hà, hiện 10 tổ chức tín dụng, là chủ nợ của HAG đã đồng loạt đưa ra phương án hỗ trợ, đã có báo cáo trình Ngân hàng Nhà nước và Thủ tướng.
Chốt phiên giao dịch ngày 26/4, HAG có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp, lên mức 7.900 đồng/cổ phiếu, HNG ngay từ đầu phiên đã cạn kiệt thanh khoản, dư mua trần gần 1 triệu đơn vị cổ phiếu. Có vẻ như niềm tin của nhà đầu tư đang trở lại với cả HAG và HNG.
Sự thật Bkav rao bán Bphone giá rẻ "không tưởng"
Thông tin Bphone được bán giá 1,999 triệu đồng gây xôn xao giới công nghệ Việt cũng như cộng đồng mạng.
Mức “đại hạ giá”, “không tưởng” 1,999 triệu đồng/chiếc bằng giá trị của 1 chiếc iPhone 5c Lock qua sử dụng này khiến nhiều người đặt câu hỏi: Phải chăng, Bphone “ế ẩm”, doanh thu xuống dốc nên đành “bán tháo” nhằm cứu vãn tình hình?
Thêm vào đó, một số người dùng khác lại bày tỏ sự băn khoăn, hoài nghi vào sự thành công của “siêu phẩm” Bphone bởi đã gần đến giữa năm 2016, chiếc Bphone 2 của Bkav vẫn chưa xuất hiện – điều này chứng tỏ Bkav đang gặp khó khăn với chiếc Bphone đầu tiên của mình?
Tuy vậy, bà Nguyễn Thảo Diễm Hằng – cán bộ phụ trách đối ngoại của Bkav cho hay: Việc Bphone mới đây được rao bán giá rẻ bất ngờ không có gì đặc biệt, vì đó là những sản phẩm đã qua sử dụng.
Bà Hằng cũng khẳng định: Đơn vị bán Bphone “đại hạ giá” không phải là Bkav mà là một cá nhân nào đó.
“Ai đã sử dụng Bphone rồi thì bán đi với giá rẻ, cũng tương tự như Iphone khi dùng rồi, cũng bán giá rẻ đầy. Người ta dùng và bán phiên bản đã sử dụng đó là chuyện bình thường” – bà Hằng nói.
Hiện tại, trên website chính thức của Bkav, có 3 loại Bphone đang được rao bán với mức giá cụ thể như sau: Bphone 16GB đen có giá bán: 7.989.000 VNĐ, Bphone 64GB đen/trắng/champagne được bán với giá 10.959.000 VNĐ và Bphone mạ vàng 24K - 128GB đen/trắng 19.209.000 VNĐ (đã gồm VAT).
Như vậy, mức giá 1,999 triệu đồng một chiếc Bphone bản mới chỉ là “tin đồn nhảm”.
Bảo Bình(tổng hợp)
2.500 doanh nghiệp “chết” mỗi tháng ở TP HCM
Theo báo cáo từ cơ quan thuế, trong 3 tháng đầu năm 2016, TP HCM có 7.594 doanh nghiệp ngưng nghỉ hoạt động, bằng 66,3% so số doanh nghiệp tăng trong kỳ (cấp mới 8.868 doanh nghiệp, tái hoạt động 2.587 doanh nghiệp).
Có tới hơn 2.500 doanh nghiệp ngưng nghỉ hoạt động mỗi tháng, kể từ đầu năm 2016 |
Trong đó có 25 doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, 6.173 công ty TNHH, 831 công ty cổ phần và 549 doanh nghiệp tư nhân.
Lai Châu lấy đâu ra 8.000 tỷ đồng xây sân bay?
Trước nhiều ý kiến trái chiều của dư luận về việc có hay không nên xây sân bay đến 8.000 tỷ đồng tại một tỉnh nghèo như Lai Châu, ông Đỗ Ngọc An, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho hay: số vốn này không phải là vốn Nhà nước mà là vốn tư nhân hay còn gọi là vốn xã hội hóa.
Hiện, ngoài một số công ty con thuộc Tổng công ty Sông Đà, nhiều công ty khác như: Doanh nghiệp Hoàng Nhâm chuyên về du lịch; Công ty CP Chè Tam Đường chuyên về đầu tư và phát triển nông nghiệp; Tập đoàn Hưng Hải chuyên về thủy điện... cũng quan tâm, muốn đầu tư vào dự án này.
Cũng theo ông An, hiện nay, tỉnh Lai Châu đang tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp tháo gỡ khó khăn, từng bước đưa các hạng mục đầu tư có hiệu quả hơn.
“Nhà đầu tư, khi tham gia dự án, trước hết họ tìm kiếm lợi nhuận và chỉ khi nào có lợi nhuận thì họ mới đầu tư. Thứ nữa, họ đầu tư phải được thuận lợi. Chúng tôi cũng có chính sách ưu đãi về đất đai, về thuế, về các cơ chế ưu đãi khác cho họ”, ông An khẳng định.
Vớt cá chết ở Vũng Áng kiếm tiền triệu
Mỗi đợt cá chết dạt vào bờ biển, nổi lên mặt biển, người dân ở 2 huyện Quảng Trạch và Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) lại đổ xô ra biển vớt cá để bán cho thương lái.
Video: Giám đốc đối ngoại Formosa: Không thể được cả 2, phải chọn hoặc nhà máy, hoặc cá tôm
Theo lời kể của một số người dân địa phương, từ ngày 24/4 trở về trước đó 1 tuần, thấy cá chết, thương lái đánh xe về mua, người dân lũ lượt đổ xô ra biển vớt cá chết bán.
Cá đủ loại cứ nổi lập lờ. Chỉ cần mang vợt với xô ra vớt 1 lúc là được cả chục cân. Hôm đó bà Nhân cũng đã bỏ cả quán cùng chồng ra vớt cá. Có 1 buổi mà ông bà kiếm được 600.000 đồng.
Các thương lái thu mua chủ yếu là cá Đục, loại cá ngày thường có giá từ 120.000 – 150.000 đồng/kg, nhưng hiện thương lái đang cân đồng giá 40.000 – 50.000 đồng/kg. Với những con cá ươn cũng thu mua nhưng với giá 20.000 đồng/kg. Chỉ có cá chết thối phình bụng thương lái mới không mua.
"Sốc" với khoản phí lạ lùng ở chung cư của “đại gia điếu cày”
Suốt từ ngày 24 tới 25/4, hàng nghìn người dân đang sinh sống và làm thủ tục nhận nhà tại các tòa nhà HH1 thuộc Khu đô thị HH Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) do doanh nghiệp của “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản làm chủ đầu tư như “phát sốt” với biểu phí vệ sinh mới của Ban quản lý dự án Khu đô thị HH Linh Đàm thông báo tại bảng tin tầng 1.
Ngoài việc thực hiện thu tiền phí vệ sinh làm trần thạch cao (500.000 đồng/hộ), sàn gỗ (500.000 đồng/hộ), xây dựng cải tạo bên trong căn hộ (2.000.000 đồng/m3), Ban quản lý còn bổ sung thêm khoản thu phí vệ sinh của các hộ thực hiện đục tường chạy bảo ôn điều hòa là 500.000 đồng/hộ.
Được biết, đây không phải lần đầu cư dân tại Khu đô thị HH Linh Đàm có phản ứng dữ dội như vậy, trong các đợt nhận nhà thuộc các tòa HH4, HH3 trước đó nhiều hộ dân cũng rất bất bình với việc Ban quản lý thông báo, tổ chức thu tiền làm sàn gỗ, thạch cao mỗi loại 500.000 đồng/hộ.
Dù bất bình nhưng các hộ dân sống trong các tòa nhà trên vẫn phải “cắn răng” đóng, vì không có phiếu thu sẽ không được mang thạch cao, tấm sàn gỗ vào thang máy. Ban Quản lý liên tục dọa cắt điện, nước những hộ nào làm “chui”. Sự việc này cũng đã được báo chí nêu, song dù không có cơ sở, quy định để thu nhưng vẫn tiến hành thu.
Từ ngày 25/4, Ban quản lý dự án HH Linh Đàm lại “sáng kiến” thêm khoản thu phí vệ sinh đục tường đi đường dây bảo ôn điều hòa. Mỗi tòa nhà HH1 cao 40 tầng, mỗi tầng 20 hộ, sẽ là một khoản tiền lớn cư dân phải đóng nếu làm trần thạch cao, sàn gỗ, đục tường làm điều hòa… chỉ để thực hiện công tác làm vệ sinh, đổ phế thải rất ít từ các hạng mục này.
Bầu Đức được chủ nợ lớn bênh vực
Tình trạng nợ khủng của Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đang khiến cổ đông vô cùng lo lắng. Cổ phiếu HAG bị nhiều nhà đầu tư quay lưng vì họ cho rằng năm nay, HAG đối mặt với muôn vàn khó khăn một vài khoản nợ trị giá hàng ngàn tỷ đồng đã đến ngày thanh toán.
Trang trại bò sữa của Hoàng Anh Gia Lai tại Appateu, Lào |
Tuy nhiên, cuối tuần trước, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV Trần Bắc Hà lên tiếng cho rằng không nên bới móc khó khăn của Hoàng Anh Gia Lai. Thực tế, công ty này đang nhận được nhiều hỗ trợ.
Theo ông Hà, hiện 10 tổ chức tín dụng, là chủ nợ của HAG đã đồng loạt đưa ra phương án hỗ trợ, đã có báo cáo trình Ngân hàng Nhà nước và Thủ tướng.
Chốt phiên giao dịch ngày 26/4, HAG có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp, lên mức 7.900 đồng/cổ phiếu, HNG ngay từ đầu phiên đã cạn kiệt thanh khoản, dư mua trần gần 1 triệu đơn vị cổ phiếu. Có vẻ như niềm tin của nhà đầu tư đang trở lại với cả HAG và HNG.
Sự thật Bkav rao bán Bphone giá rẻ "không tưởng"
Thông tin Bphone được bán giá 1,999 triệu đồng gây xôn xao giới công nghệ Việt cũng như cộng đồng mạng.
Bphone đại hạ giá xuống 1,999 triệu đồng bản mới chỉ là “tin đồn nhảm”. |
Mức “đại hạ giá”, “không tưởng” 1,999 triệu đồng/chiếc bằng giá trị của 1 chiếc iPhone 5c Lock qua sử dụng này khiến nhiều người đặt câu hỏi: Phải chăng, Bphone “ế ẩm”, doanh thu xuống dốc nên đành “bán tháo” nhằm cứu vãn tình hình?
Thêm vào đó, một số người dùng khác lại bày tỏ sự băn khoăn, hoài nghi vào sự thành công của “siêu phẩm” Bphone bởi đã gần đến giữa năm 2016, chiếc Bphone 2 của Bkav vẫn chưa xuất hiện – điều này chứng tỏ Bkav đang gặp khó khăn với chiếc Bphone đầu tiên của mình?
Tuy vậy, bà Nguyễn Thảo Diễm Hằng – cán bộ phụ trách đối ngoại của Bkav cho hay: Việc Bphone mới đây được rao bán giá rẻ bất ngờ không có gì đặc biệt, vì đó là những sản phẩm đã qua sử dụng.
Bà Hằng cũng khẳng định: Đơn vị bán Bphone “đại hạ giá” không phải là Bkav mà là một cá nhân nào đó.
“Ai đã sử dụng Bphone rồi thì bán đi với giá rẻ, cũng tương tự như Iphone khi dùng rồi, cũng bán giá rẻ đầy. Người ta dùng và bán phiên bản đã sử dụng đó là chuyện bình thường” – bà Hằng nói.
Hiện tại, trên website chính thức của Bkav, có 3 loại Bphone đang được rao bán với mức giá cụ thể như sau: Bphone 16GB đen có giá bán: 7.989.000 VNĐ, Bphone 64GB đen/trắng/champagne được bán với giá 10.959.000 VNĐ và Bphone mạ vàng 24K - 128GB đen/trắng 19.209.000 VNĐ (đã gồm VAT).
Như vậy, mức giá 1,999 triệu đồng một chiếc Bphone bản mới chỉ là “tin đồn nhảm”.
Bảo Bình(tổng hợp)
Bình luận