(VTC News) - "Washington không muốn Moscow xuất hiện kẻ mạnh. Sự trở lại của ông Putin sẽ trở thành chướng ngại lớn nhất của Mỹ và Châu Âu".
Giới truyền thông Nga không mấy quan tâm đến ngày Chiến tranh Lạnh chính thức kết thúc cách đây hơn 20 năm, nhưng giới truyền thông phương Tây và các tầng lớp xã hội Nga lại đặc biệt quan tâm đến cuộc bầu cử Tổng thống Nga sẽ diễn ra vào ngày 4/3 sắp tới. Tại sao vậy?
“Washington không muốn Moscow xuất hiện kẻ mạnh”
Rõ ràng, sau khi bầu cử Tổng thống, Putin sẽ quay trở lại Điện Kremli. Mỹ và Châu Âu đã thể hiện thái độ bất an một cách mập mờ về tình hình này. Theo cách nói của học giả người Mỹ Frederick William Engdahl thì “Washington không muốn Moscow xuất hiện kẻ mạnh. Sự trở lại của Putin sẽ trở thành chướng ngại lớn nhất của Mỹ và Châu Âu”.
Chuyên mục Chính trị bí mật, tờ Komsomolskaya Pravda (Nga) xuất bản ngày 1/2 đã dành cả 2 trang để đăng tải bài viết của ông Engdahl để lý giải tại sao Washington muốn nhanh chóng kết thúc thời đại Putin.
Quỹ Dân chủ Mỹ (NED) có mặt trên khắp nước Nga
Ông Engdahl tiết lộ, báo cáo năm do NED công bố vào tháng 8/2011 cho thấy, tổ chức này đã có mặt trên khắp đất nước Nga, giúp đỡ “trung tâm tin tức quốc tế” đặt tại Moscow; trong khi đó, hơn 80 tổ chức phi chính phủ xuyên quốc gia có thể tận dụng “trung tâm tin tức” này để tổ chức họp báo về các vấn đề.
Tổ chức này còn là đơn vị tài trợ cho nhiều tổ chức thanh niên và các buổi thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau với mục đích “bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo mới cho đất nước Nga”, “giúp đỡ giới trẻ tham gia vào các hoạt động chính trị”.
Ước tính, chỉ trong 1 năm 2010, NED đã tiêu tốn 278 300 USD để tài trợ cho hàng chục chương trình như thế này trên khắp đất nước Nga.
Giới truyền thông Nga không mấy quan tâm đến ngày Chiến tranh Lạnh chính thức kết thúc cách đây hơn 20 năm, nhưng giới truyền thông phương Tây và các tầng lớp xã hội Nga lại đặc biệt quan tâm đến cuộc bầu cử Tổng thống Nga sẽ diễn ra vào ngày 4/3 sắp tới. Tại sao vậy?
“Washington không muốn Moscow xuất hiện kẻ mạnh”
Rõ ràng, sau khi bầu cử Tổng thống, Putin sẽ quay trở lại Điện Kremli. Mỹ và Châu Âu đã thể hiện thái độ bất an một cách mập mờ về tình hình này. Theo cách nói của học giả người Mỹ Frederick William Engdahl thì “Washington không muốn Moscow xuất hiện kẻ mạnh. Sự trở lại của Putin sẽ trở thành chướng ngại lớn nhất của Mỹ và Châu Âu”.
Thủ tướng Nga Putin - ngôi sao sáng trên chính trường Nga hiện nay. |
Chuyên mục Chính trị bí mật, tờ Komsomolskaya Pravda (Nga) xuất bản ngày 1/2 đã dành cả 2 trang để đăng tải bài viết của ông Engdahl để lý giải tại sao Washington muốn nhanh chóng kết thúc thời đại Putin.
Quỹ Dân chủ Mỹ (NED) có mặt trên khắp nước Nga
Ông Engdahl tiết lộ, báo cáo năm do NED công bố vào tháng 8/2011 cho thấy, tổ chức này đã có mặt trên khắp đất nước Nga, giúp đỡ “trung tâm tin tức quốc tế” đặt tại Moscow; trong khi đó, hơn 80 tổ chức phi chính phủ xuyên quốc gia có thể tận dụng “trung tâm tin tức” này để tổ chức họp báo về các vấn đề.
Tổ chức này còn là đơn vị tài trợ cho nhiều tổ chức thanh niên và các buổi thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau với mục đích “bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo mới cho đất nước Nga”, “giúp đỡ giới trẻ tham gia vào các hoạt động chính trị”.
Ước tính, chỉ trong 1 năm 2010, NED đã tiêu tốn 278 300 USD để tài trợ cho hàng chục chương trình như thế này trên khắp đất nước Nga.
NED cũng là đơn vị tài trợ cho các cuộc “điều tra dân ý độc lập” trước kỳ bầu cử tại Nga và các nhân sĩ quan sát độc lập trong thời gian bầu cử. Trong thời gian bầu cử Duma Quốc gia (Hạ viện) lần này, NED đã trực tiếp tài trợ cho một tổ chức xã hội ở Nga có tên là Tiếng nói, chuyên thu thập chứng cứ về hành vi gian lận trong bầu cử.
Tháng 9/2011, trước kỳ bầu cử Duma Quốc gia, NED đã tổ chức buổi thảo luận kín tại Washington, chỉ những người được mời mời có thể tham gia buổi thảo luận này. Được biết, nhận lời mời tham gia buổi thảo luận này có đại diện của Cơ quan Điều tra dân ý Levada, cơ quan điều tra dân ý nổi tiếng tại Nga.
Trang web chính thức của NED chứng thực, NED đã trực tiếp tài trợ các hoạt động điều tra dân ý của Cơ quan điều tra dân ý Levada trên khắp đất nước Nga. Nội dung các cuộc điều tra dân ý bao gồm điều tra tình hình trên các trang web trước kỳ bầu cử, điều tra thái độ của người dân đối với các ứng cử viên và những chính sách liên quan…
Nhận lời mời tham dự buổi thảo luận kín được tổ chức tại Washington vào tháng 9/2011 còn có đại diện của Tổ chức Phong trào đoàn kết nước Nga. Được biết, người này là “tác giả” chính của hàng loạt hoạt động biểu tình chống lại Putin.
Các tổ chức phi chính phủ sao chép “cách mạng màu”
NED còn tổ chức buổi thảo luận “Tính tích cực của thanh niên nước Nga: Thế hệ mới có thể thực hiện cải cách?” với sự tham gia của rất nhiều thanh niên, bao gồm cả các nhân viên đến từ Viện nghiên cứu dân chủ nước Mỹ. Đây rõ ràng là chuẩn bị ban đầu theo motiv “cách mạng màu” tại Georgia, Ukraine và bạo động tại Tunisia, Ai Cập.
Như vậy, với sự ủng hộ của các cơ quan điều tra dân ý cũng như các tổ chức thanh niên, các tổ chức phi chính phủ của Mỹ đang thâm nhập vào diễn biến chính trị ở Nga hiện nay.
“Quan trọng nhất là lật đổ Putin”
Ông Engdahl nhận định: “Đối với Washington, nước Nga có dân chủ thật sự hay không không quan trọng. Quan trọng nhất là phải lật đổ chướng ngại vật lớn nhất ngăn cản kế hoạch của Mỹ - Putin”. Bởi sau khi đắc cử Tổng thống, Putin sẽ áp dụng các biện pháp quân sự cứng rắn đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), hơn nữa còn có thể tiếp tục dùng năng lượng như một thứ vũ khí ép các nước Đức, Pháp, Ý đầu hàng, buộc NATO phải áp dụng lập trường mềm dẻo hơn với Nga.
Ngoài ra, nước Nga dưới quyền lãnh đạo của Putin sẽ tăng cường quan hệ với các nước Châu Á, nhất là Trung Quốc, Iran, thậm chí cả Ấn Độ. Điều này bất lợi với Washington.
Ông chỉ ra, Washington cũng biết, vài cuộc biểu tình tại Moscow và Sankt-Peterburg là chưa đủ. Do đó, Mỹ đã áp dụng sách lược cứng rắn trên các vấn đề liên quan đến lợi ích của Nga như vấn đề Iran và Syria.
Sáng Nguyễn
Quan hệ Nga - Mỹ có tồn tại vấn đề? |
Tháng 9/2011, trước kỳ bầu cử Duma Quốc gia, NED đã tổ chức buổi thảo luận kín tại Washington, chỉ những người được mời mời có thể tham gia buổi thảo luận này. Được biết, nhận lời mời tham gia buổi thảo luận này có đại diện của Cơ quan Điều tra dân ý Levada, cơ quan điều tra dân ý nổi tiếng tại Nga.
Trang web chính thức của NED chứng thực, NED đã trực tiếp tài trợ các hoạt động điều tra dân ý của Cơ quan điều tra dân ý Levada trên khắp đất nước Nga. Nội dung các cuộc điều tra dân ý bao gồm điều tra tình hình trên các trang web trước kỳ bầu cử, điều tra thái độ của người dân đối với các ứng cử viên và những chính sách liên quan…
Nhận lời mời tham dự buổi thảo luận kín được tổ chức tại Washington vào tháng 9/2011 còn có đại diện của Tổ chức Phong trào đoàn kết nước Nga. Được biết, người này là “tác giả” chính của hàng loạt hoạt động biểu tình chống lại Putin.
Các tổ chức phi chính phủ sao chép “cách mạng màu”
NED còn tổ chức buổi thảo luận “Tính tích cực của thanh niên nước Nga: Thế hệ mới có thể thực hiện cải cách?” với sự tham gia của rất nhiều thanh niên, bao gồm cả các nhân viên đến từ Viện nghiên cứu dân chủ nước Mỹ. Đây rõ ràng là chuẩn bị ban đầu theo motiv “cách mạng màu” tại Georgia, Ukraine và bạo động tại Tunisia, Ai Cập.
Dân Nga biểu tình phản đối kết quả bầu cử Duma Quốc gia ở thủ đô Matxcova ngày 10/12. |
Như vậy, với sự ủng hộ của các cơ quan điều tra dân ý cũng như các tổ chức thanh niên, các tổ chức phi chính phủ của Mỹ đang thâm nhập vào diễn biến chính trị ở Nga hiện nay.
“Quan trọng nhất là lật đổ Putin”
Ông Engdahl nhận định: “Đối với Washington, nước Nga có dân chủ thật sự hay không không quan trọng. Quan trọng nhất là phải lật đổ chướng ngại vật lớn nhất ngăn cản kế hoạch của Mỹ - Putin”. Bởi sau khi đắc cử Tổng thống, Putin sẽ áp dụng các biện pháp quân sự cứng rắn đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), hơn nữa còn có thể tiếp tục dùng năng lượng như một thứ vũ khí ép các nước Đức, Pháp, Ý đầu hàng, buộc NATO phải áp dụng lập trường mềm dẻo hơn với Nga.
Ngoài ra, nước Nga dưới quyền lãnh đạo của Putin sẽ tăng cường quan hệ với các nước Châu Á, nhất là Trung Quốc, Iran, thậm chí cả Ấn Độ. Điều này bất lợi với Washington.
Ông chỉ ra, Washington cũng biết, vài cuộc biểu tình tại Moscow và Sankt-Peterburg là chưa đủ. Do đó, Mỹ đã áp dụng sách lược cứng rắn trên các vấn đề liên quan đến lợi ích của Nga như vấn đề Iran và Syria.
Sáng Nguyễn
Bình luận