Cái nóng hầm hập thượng nguồn biên giới Việt Lào ở Hướng Hóa (Quảng Trị) không làm giảm sự âm u lạnh lẽo trong ngôi nhà kẻ thủ ác Hồ Văn Công. Tà Rùng đón chúng tôi bằng những ánh mắt nghi ngại và sợ hãi, chưa bao giờ bản làng bình yên này lại buồn bã như thế.
Người vợ bất hạnh
Cơn mưa chiều bất chợt khiến căn nhà tạm bợ của Hồ Văn Công (bản Tà Rùng, Hướng Việt, Hướng Hóa) tả tơi trong gió. Chị Hồ Thị Na, vợ Công, lấp ló trước cửa, đón chúng tôi vào: Em quá khổ rồi các anh ơi. Buồn, xấu hổ không để đâu cho hết, chỉ muốn chết quách đi cho rồi. Nhưng em chết thì 2 đứa con biết làm sao!
Hơn 10 năm trước, biết Công là đối tượng bất hảo ở làng, nhưng duyên số, Na vẫn cùng y nên vợ chồng. Hai đứa con ra đời, đủ cả nếp tẻ. Những tưởng gia cảnh bình yên, con cái đủ đầy sẽ làm Công tu chí thành người, nhưng bản chất côn đồ hung hãn đã ăn sâu vào máu.
“Chưa một ngày em được hạnh phúc kể từ khi làm vợ Công. Anh say xỉn tối ngày, hành hạ đánh đập vợ con. Trái ý một chút là bầm dập mặt mày. Em chưa nửa lời oán than. Em sống vì các con, cắn răng chịu đựng. Mà cũng không thoát khỏi cuộc đời Công được. Nhiều lần, anh ta nói sẽ giết nếu em bồng con về ngoại” – chị Na kể.
Trận đòn thừa sống thiếu chết mà chị Na găm vào tâm trí đến giờ, là khi chị mang thai đứa con đầu lòng. Lần đó, chị Na nhốt con gà mái trong rọ trước sân vì nghĩ để trong chuồng bọ trộm dễ bắt, nhưng cuối cùng con gà vẫn mất.
Sáng ra, Công vằn mắt: Đã nói nhốt gà trong chuồng, sao nhốt trong rọ. Na nhỏ nhẹ: Em nghĩ nhốt trong chuồng dễ bị trộm hơn. Chưa dứt lời, một cú đấm trời giáng của Công đã táng thẳng vào mặt chị. Cơn mưa đòn liên tiếp khiến Na ngã quỵ xuống sân. Lúc này, chị đã mang thai tháng thứ 8 đứa con đầu. Công vẫn chưa tha, đá vợ liên tiếp.
Đến ngày sinh, đứa bé xấu số đã không qua khỏi, nguyên nhân chủ yếu bởi trận đòn chí mạng của người cha. Đã hơn 10 năm, một vết thâm mờ vẫn hằn in trên mặt chị Na, vết tích của sự bạo tàn.
Mất đứa con đầu nhưng Công không hề thay đổi cách xử sự. Y ngày càng ngang tàng, coi khinh tất cả. “Thân gái có chồng, nhưng lúc nào em cũng thấy cô đơn. Một lần ngỏ ý muốn vợ chồng xa nhau, anh ta hùng hổ cầm dao định chém cả ba mẹ con. Từ đó, em như câm hẳn”.
Thiếu mồi nhậu, giết bò hàng xóm
Chị Hồ Thị Na bảo: “Anh ta làm khổ vợ con đã đành, nhưng làm nhục cả gia đình, băng hoại gia phong thì cả nhà không ai ngẩng mặt lên được. Buồn lắm”.
Một lần, có người tên Hồ Ngần rủ Công xuống nhà uống rượu. Ngần là bạn rượu và cũng là giang hồ vặt trong bản. Ngần chỉ nói chơi chơi với Công: “Tau rủ mi uống rượu mà hết mồi mất rồi mi ơi. Làm sao đây?” Công suy nghĩ trong chốc lát rồi nói: Có mồi rồi, yên tâm. Mồi mà Công nói đây chính là một con bò của hàng xóm.
Thèm một đĩa thịt bò tươi làm mồi nhậu, Công cả gan trộm cả con bò dắt về rồi xuống tay xả thịt. Ngang nhiên nói cười hể hả. Vụ việc không qua mắt được các chiến sĩ Biên phòng và Công an huyện Hướng Hóa. Công lãnh án 18 tháng tù giam.
Đó chưa phải là “chiến tích” bất hảo lớn nhất của gã. Bản án 4 năm tù cho một lần suýt giết phu trầm người Lệ Thủy mới khiến Công nổi danh khắp bản.
Bố của Công – ông Hồ Lành, nguyên là Phó chủ tịch xã Hướng Việt phụ trách mảng văn hóa, lắc đầu: Hết thuốc chữa với nó rồi. Nhà tôi toàn cán bộ, tôi đây bao năm làm lãnh đạo xã. Bằng khen đầy nhà, nói cả xã ai cũng nể. Chỉ một mình nó làm nhục gia phong. Ngày mấy anh công an bắt nó, tôi ước chi có khẩu súng trong tay. Tôi bắn nát đầu nó ngay cho hả giận.
Ông nói dứt khoát: “Bây giờ hả, tôi chỉ mong chóng đến ngày nó đền tội. Tôi tha thiết mong cấp trên xem xét đưa nó về xã xử lưu động. Loại đó là phải bắn. Bắn ngay đi, cho nó về thế giới khác, đỡ cho gia đình một nỗi nhục không bao giờ tẩy gột được”.
Theo lời kể của ông Lành, con trai ông không phải lần đầu phạm tội với những người làm trầm. Mấy năm trước, tại vùng núi Lệ Thủy (Quảng Bình), Công cùng nhóm người bất hảo tứ chiếng, có cả người Lào, dùng thủ đoạn uy hiếp, trói rồi trấn cướp tiền của một nhóm làm trầm.
Lần đó, do chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, Công chỉ lãnh án 4 năm tù. 4 năm ăn cơm trại là điều mà Công lấy làm tự hào sau khi trở về bản. Từ đó, Công nghênh ngang đi lại, thích đánh ai thì đánh. Người trong bản Tà Rùng luôn tránh xa Công.
Anh Pả Tớn – một người dân sống gần nhà Công, nói: Sợ lắm, ở đây ai cũng khiếp Công. Anh ta chưa bao giờ đi họp dân làng, dù nhà cộng đồng ngay trước mặt. Nhưng mỗi lần bản có món gì chia nhau, y rằng Công lù lù xuất hiện, anh ta lấy phần ngon nhất. Không ai dám nói gì.
Hơn loài quỷ dữ
Chị Hồ Thị Na giờ đây không khóc cho chồng mình nữa: Nói thật lòng, tôi cảm thấy như được giải thoát. Mười mấy năm chung sống, tôi coi anh ta như quỷ dữ. Khi nghe được câu chuyện rùng rợn mà anh ta xuống tay với phu trầm, với tôi bây giờ, anh ta còn hơn cả quỷ.
Chị Na kể, đêm 1/4, anh ta đi đâu về, mồm nồng nặc mùi rượu, trải chiếu ra giữa nhà, kẹp thêm một can rượu mấy lít, có cả bạn là Hồ Văn Thành. Hai người uống rượu thâu đêm, đến sáng thì cạn sạch can, lăn ra ngủ. Gần chiều, anh ta thức dậy vì nghe tiếng lao xao hỏi thăm của mấy anh trinh sát. Mặt biến sắc, anh ta vùng dậy ném lại một câu ám hiệu: “Tôi ra ngoài có chút việc”, rồi chạy biến lên núi. Ngay lập tức, Thành cũng chạy theo.
Ông Hồ Lành nhớ lại: Tôi còn nhớ như in đó là ngày 18/3, khi thấy hai chúng nó (Công và Thành) sắm đồ, đưa dây đi bẫy thú. Tôi can: Ở nhà đi, bố mày có linh cảm không an. Mày hay gây gổ, kiếm chuyện với phu trầm, bố biết. Bố lạy con ở nhà đi. Hồ Văn Công tỏ vẻ tử tế: Con biết rồi bố ạ, con sẽ nghe lời bố, đi thu mấy cái bẫy xem có con thú nào không rồi con về nhà, từ nay chí thú làm ăn.
Nghe lọt lỗ tai, ông Lành cho Công và Thành 100 ngàn đồng, nói nợ ai thì trả đi, đừng gây chuyện nữa. Công và Thành đi rồi, ông Lành ở nhà bứt rứt không yên nhưng ông cũng không thể tin được rằng, con ông gây ra đại họa.
Cả bố chồng và nàng dâu, dẫu trong hoàn cảnh đau buồn, vẫn dứt khoát: Không bao giờ tha thứ cho Công, kể cả khi anh ta chết đi rồi. Chúng tôi không đủ can đảm đối mặt với gia đình của các nạn nhân.
Theo TPO
Kẻ thủ ác Hồ Văn Công được xem là chủ mưu trong vụ thảm sát nhóm tìm trầm. Y có 2 tiền án tiền sự, là “đại ca” ở Tà Rùng.
Chị Hồ Thị Na (vợ Hồ Văn Công) trong ngôi nhà lạnh lẽo |
Người vợ bất hạnh
Cơn mưa chiều bất chợt khiến căn nhà tạm bợ của Hồ Văn Công (bản Tà Rùng, Hướng Việt, Hướng Hóa) tả tơi trong gió. Chị Hồ Thị Na, vợ Công, lấp ló trước cửa, đón chúng tôi vào: Em quá khổ rồi các anh ơi. Buồn, xấu hổ không để đâu cho hết, chỉ muốn chết quách đi cho rồi. Nhưng em chết thì 2 đứa con biết làm sao!
Hơn 10 năm trước, biết Công là đối tượng bất hảo ở làng, nhưng duyên số, Na vẫn cùng y nên vợ chồng. Hai đứa con ra đời, đủ cả nếp tẻ. Những tưởng gia cảnh bình yên, con cái đủ đầy sẽ làm Công tu chí thành người, nhưng bản chất côn đồ hung hãn đã ăn sâu vào máu.
“Chưa một ngày em được hạnh phúc kể từ khi làm vợ Công. Anh say xỉn tối ngày, hành hạ đánh đập vợ con. Trái ý một chút là bầm dập mặt mày. Em chưa nửa lời oán than. Em sống vì các con, cắn răng chịu đựng. Mà cũng không thoát khỏi cuộc đời Công được. Nhiều lần, anh ta nói sẽ giết nếu em bồng con về ngoại” – chị Na kể.
|
Sáng ra, Công vằn mắt: Đã nói nhốt gà trong chuồng, sao nhốt trong rọ. Na nhỏ nhẹ: Em nghĩ nhốt trong chuồng dễ bị trộm hơn. Chưa dứt lời, một cú đấm trời giáng của Công đã táng thẳng vào mặt chị. Cơn mưa đòn liên tiếp khiến Na ngã quỵ xuống sân. Lúc này, chị đã mang thai tháng thứ 8 đứa con đầu. Công vẫn chưa tha, đá vợ liên tiếp.
Đến ngày sinh, đứa bé xấu số đã không qua khỏi, nguyên nhân chủ yếu bởi trận đòn chí mạng của người cha. Đã hơn 10 năm, một vết thâm mờ vẫn hằn in trên mặt chị Na, vết tích của sự bạo tàn.
Mất đứa con đầu nhưng Công không hề thay đổi cách xử sự. Y ngày càng ngang tàng, coi khinh tất cả. “Thân gái có chồng, nhưng lúc nào em cũng thấy cô đơn. Một lần ngỏ ý muốn vợ chồng xa nhau, anh ta hùng hổ cầm dao định chém cả ba mẹ con. Từ đó, em như câm hẳn”.
Thiếu mồi nhậu, giết bò hàng xóm
Chị Hồ Thị Na bảo: “Anh ta làm khổ vợ con đã đành, nhưng làm nhục cả gia đình, băng hoại gia phong thì cả nhà không ai ngẩng mặt lên được. Buồn lắm”.
Một lần, có người tên Hồ Ngần rủ Công xuống nhà uống rượu. Ngần là bạn rượu và cũng là giang hồ vặt trong bản. Ngần chỉ nói chơi chơi với Công: “Tau rủ mi uống rượu mà hết mồi mất rồi mi ơi. Làm sao đây?” Công suy nghĩ trong chốc lát rồi nói: Có mồi rồi, yên tâm. Mồi mà Công nói đây chính là một con bò của hàng xóm.
Đối tượng Hồ Văn Công |
Thèm một đĩa thịt bò tươi làm mồi nhậu, Công cả gan trộm cả con bò dắt về rồi xuống tay xả thịt. Ngang nhiên nói cười hể hả. Vụ việc không qua mắt được các chiến sĩ Biên phòng và Công an huyện Hướng Hóa. Công lãnh án 18 tháng tù giam.
Đó chưa phải là “chiến tích” bất hảo lớn nhất của gã. Bản án 4 năm tù cho một lần suýt giết phu trầm người Lệ Thủy mới khiến Công nổi danh khắp bản.
Bố của Công – ông Hồ Lành, nguyên là Phó chủ tịch xã Hướng Việt phụ trách mảng văn hóa, lắc đầu: Hết thuốc chữa với nó rồi. Nhà tôi toàn cán bộ, tôi đây bao năm làm lãnh đạo xã. Bằng khen đầy nhà, nói cả xã ai cũng nể. Chỉ một mình nó làm nhục gia phong. Ngày mấy anh công an bắt nó, tôi ước chi có khẩu súng trong tay. Tôi bắn nát đầu nó ngay cho hả giận.
Ông nói dứt khoát: “Bây giờ hả, tôi chỉ mong chóng đến ngày nó đền tội. Tôi tha thiết mong cấp trên xem xét đưa nó về xã xử lưu động. Loại đó là phải bắn. Bắn ngay đi, cho nó về thế giới khác, đỡ cho gia đình một nỗi nhục không bao giờ tẩy gột được”.
Theo lời kể của ông Lành, con trai ông không phải lần đầu phạm tội với những người làm trầm. Mấy năm trước, tại vùng núi Lệ Thủy (Quảng Bình), Công cùng nhóm người bất hảo tứ chiếng, có cả người Lào, dùng thủ đoạn uy hiếp, trói rồi trấn cướp tiền của một nhóm làm trầm.
Ông Hồ Lành - cha của Hồ Văn Công |
Lần đó, do chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, Công chỉ lãnh án 4 năm tù. 4 năm ăn cơm trại là điều mà Công lấy làm tự hào sau khi trở về bản. Từ đó, Công nghênh ngang đi lại, thích đánh ai thì đánh. Người trong bản Tà Rùng luôn tránh xa Công.
Anh Pả Tớn – một người dân sống gần nhà Công, nói: Sợ lắm, ở đây ai cũng khiếp Công. Anh ta chưa bao giờ đi họp dân làng, dù nhà cộng đồng ngay trước mặt. Nhưng mỗi lần bản có món gì chia nhau, y rằng Công lù lù xuất hiện, anh ta lấy phần ngon nhất. Không ai dám nói gì.
Hơn loài quỷ dữ
Chị Hồ Thị Na giờ đây không khóc cho chồng mình nữa: Nói thật lòng, tôi cảm thấy như được giải thoát. Mười mấy năm chung sống, tôi coi anh ta như quỷ dữ. Khi nghe được câu chuyện rùng rợn mà anh ta xuống tay với phu trầm, với tôi bây giờ, anh ta còn hơn cả quỷ.
Chị Na kể, đêm 1/4, anh ta đi đâu về, mồm nồng nặc mùi rượu, trải chiếu ra giữa nhà, kẹp thêm một can rượu mấy lít, có cả bạn là Hồ Văn Thành. Hai người uống rượu thâu đêm, đến sáng thì cạn sạch can, lăn ra ngủ. Gần chiều, anh ta thức dậy vì nghe tiếng lao xao hỏi thăm của mấy anh trinh sát. Mặt biến sắc, anh ta vùng dậy ném lại một câu ám hiệu: “Tôi ra ngoài có chút việc”, rồi chạy biến lên núi. Ngay lập tức, Thành cũng chạy theo.
Ông Hồ Lành nhớ lại: Tôi còn nhớ như in đó là ngày 18/3, khi thấy hai chúng nó (Công và Thành) sắm đồ, đưa dây đi bẫy thú. Tôi can: Ở nhà đi, bố mày có linh cảm không an. Mày hay gây gổ, kiếm chuyện với phu trầm, bố biết. Bố lạy con ở nhà đi. Hồ Văn Công tỏ vẻ tử tế: Con biết rồi bố ạ, con sẽ nghe lời bố, đi thu mấy cái bẫy xem có con thú nào không rồi con về nhà, từ nay chí thú làm ăn.
Nghe lọt lỗ tai, ông Lành cho Công và Thành 100 ngàn đồng, nói nợ ai thì trả đi, đừng gây chuyện nữa. Công và Thành đi rồi, ông Lành ở nhà bứt rứt không yên nhưng ông cũng không thể tin được rằng, con ông gây ra đại họa.
Cả bố chồng và nàng dâu, dẫu trong hoàn cảnh đau buồn, vẫn dứt khoát: Không bao giờ tha thứ cho Công, kể cả khi anh ta chết đi rồi. Chúng tôi không đủ can đảm đối mặt với gia đình của các nạn nhân.
Theo TPO
Bình luận