(VTC News) - Vinaconex cho rằng, để xảy ra sự cố vỡ đường ống Sông Đà nhiều lần là do các công ty thành viên chưa quản lý chặt chẽ, nên các đơn vị này sẽ không được làm đường ống thứ hai.
Mấy ngày gần đây, dư luận liên tục đặt câu hỏi vì sao đường ống nước Sông Đà liên tục vỡ, ảnh hưởng tới hớn 70.000 hộ dân Hà Nội, nhưng đơn vị chịu trách nhiệm chính là Tổng Công ty Vinaconex vẫn tiếp tục được "trúng tuyển" và làm tiếp đường ống thứ hai.
Đặc biệt, ngày 23/7/2014,UBND thành phố Hà nội đã có Thông báo số 156/TB-VP thông báo kết luận của đồng chí Nguyễn Quốc Hùng – Phó chủ tịch UBND Thành phố tại cuộc họp về triển khai tuyến ống truyền dẫn nước sạch số 2, đoạn từ QL21 đến đường vành đai 3 trong đó có nêu tại mục 2 “không lựa chọn các nhà thầu đã có sai phạm trong việc thi công đường ống số 1…”.
Liên quan đến vấn đề này, Tổng công ty Vinaconex cho rằng, trong Thông báo số 15/TB-BXD ngày 4/7/2014 của Bộ xây dựng Kết luận giám định nguyên nhân sự cố vỡ đường ống truyền tải nước Sông Đà đã chỉ rõ các đơn vị thi công đoạn tuyến xảy ra sự cố - các công ty thành viên của tổng công ty bao gồm công ty cổ phân xây dựng số 6, 7, 11, 12: chưa quản lý chặt chẽ chất lượng thi công, lắp đặt đường ống; có thể tạo nên các tác động bất lợi làm giảm khả năng bám dính của các lớp vật liệu cấu tạo ống.
"Tổng công ty cổ phần Vinaconex sẽ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND thành phố Hà nội nêu trên", Vinaconex khẳng định.
Điều đó có nghĩa là lỗi là do các đơn vị "con" của Tổng công ty này và các đơn vị này sẽ không được tham gia làm đường ống số 2, còn "mẹ" là Tổng công ty Vinaconex vẫn được làm bình thường.
Trong khi đó, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc Vinaconex xây dựng đường ống dẫn nước sạch sông Đà mà trong vài năm đã vỡ đến 9 lần, làm cho hơn 70.000 hộ dân thủ đô “khát nước”, đảo lộn sinh hoạt là điều khó có thể chấp nhận.
Đại biểu Lê Như Tiến trả lời thẳng thắn trên báo chí: Đây là một dự án có vốn đầu tư rất lớn, tác động trực tiếp đến cuộc sống của hàng chục nghìn hộ dân mà lại liên tục gặp sự cố. Hơn nữa, mỗi lần đường ống bị vỡ, họ lại sửa chữa, chắp vá, chắp vá nhiều đến nỗi cứ mỗi lần sửa xong lại bị vỡ, như vậy phải xem lại năng lực của đơn vị nhận xây dựng đường ống nước này từ khâu khảo sát, thiết kế đến thi công, giám sát thi công, nghiệm thu…
Làm một công trình như thế thì phải tổ chức đấu thầu có nhiều đơn vị khác nhau chứ không thể chỉ định thầu ở một đơn vị được, nhất là với số tiền khổng lồ như thế, trong khi anh ta đã có tiền sự cố vỡ đến 9 lần. Vỡ 9 lần thì chắc chắn không thể do bất khả kháng nữa mà có yếu tố về chủ quan.
Cần phải đưa ra so sánh rằng, tại sao một số đường ống của Pháp để lại từ trước năm 1954 đến nay hiện vẫn còn sử dụng được, mà đường ống của chúng ta mới có mấy năm đã hỏng liên tiếp.
Nói như vậy để thấy rằng, nếu tiếp tục giao cho một đơn vị đã từng gây ra sự cố nhiều lần như thế, với năng lực như vậy thì rõ ràng là không thể chấp nhận được.
"Trong vấn đề này, chúng ta phải xem xét trách nhiệm, liệu có vấn đề lợi ích nhóm trong này hay không. Về phía UBND Thành phố Hà Nội cũng nên thận trọng, đưa ra nhiều đơn vị để rộng đường lựa chọn, cho đấu thầu công khai, không nên chỉ định 1 đơn vị, hơn nữa lại là đơn vị làm mình khốn khổ suốt trong những năm qua.
Còn nếu UBND TP Hà Nội lại tiếp tục giao cho Vinaconex làm chủ đầu tư dự án đường ống dẫn nước sông Đà thứ 2 như thế thì ai dám chắc rằng, trong thời gian tới, chúng ta sẽ không phải xây dựng đường ống thứ 3?", đại biểu Lê Như Tiến đặt câu hỏi.
Điều đáng nói, sau 9 lần vỡ đường ống Sông Đà khiến dư luận bức xúc, lãnh đạo của Vinaconex mới lên xin lỗi và nhận lỗi, còn trách nhiệm thì đẩy cho "các con" và các đơn vị liên quan khác.
Về việc liệu có tiếp tục xảy ra sự cố vỡ đường ống Sông Đà nữa hay không, Vinaconex không trả lời thẳng vấn đề mà chỉ cho biết: "Hiện Tổng công ty đang chỉ đạo các đơn vị triển khai các biện pháp để phát hiện sớm các nguy cơ có thể dẫn tới vỡ ống, phát hiện sớm sự cố và khoanh vùng ảnh hưởng ngay khi sự cố xảy ra và các biện pháp ứng phó nhanh khi có sự cố".
Nguồn kinh phí khắc phục sự cố này hoàn toàn từ vốn của doanh nghiệp mà cụ thể là của Công ty CP Viwasupco (hoàn toàn không sử dụng vốn ngân sách nhà nước).
Châu Anh
Đặc biệt, ngày 23/7/2014,UBND thành phố Hà nội đã có Thông báo số 156/TB-VP thông báo kết luận của đồng chí Nguyễn Quốc Hùng – Phó chủ tịch UBND Thành phố tại cuộc họp về triển khai tuyến ống truyền dẫn nước sạch số 2, đoạn từ QL21 đến đường vành đai 3 trong đó có nêu tại mục 2 “không lựa chọn các nhà thầu đã có sai phạm trong việc thi công đường ống số 1…”.
Đường ống nước Sông Đã bị vỡ nhiều lần |
"Tổng công ty cổ phần Vinaconex sẽ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND thành phố Hà nội nêu trên", Vinaconex khẳng định.
Điều đó có nghĩa là lỗi là do các đơn vị "con" của Tổng công ty này và các đơn vị này sẽ không được tham gia làm đường ống số 2, còn "mẹ" là Tổng công ty Vinaconex vẫn được làm bình thường.
Trong khi đó, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc Vinaconex xây dựng đường ống dẫn nước sạch sông Đà mà trong vài năm đã vỡ đến 9 lần, làm cho hơn 70.000 hộ dân thủ đô “khát nước”, đảo lộn sinh hoạt là điều khó có thể chấp nhận.
Đại biểu Lê Như Tiến trả lời thẳng thắn trên báo chí: Đây là một dự án có vốn đầu tư rất lớn, tác động trực tiếp đến cuộc sống của hàng chục nghìn hộ dân mà lại liên tục gặp sự cố. Hơn nữa, mỗi lần đường ống bị vỡ, họ lại sửa chữa, chắp vá, chắp vá nhiều đến nỗi cứ mỗi lần sửa xong lại bị vỡ, như vậy phải xem lại năng lực của đơn vị nhận xây dựng đường ống nước này từ khâu khảo sát, thiết kế đến thi công, giám sát thi công, nghiệm thu…
Làm một công trình như thế thì phải tổ chức đấu thầu có nhiều đơn vị khác nhau chứ không thể chỉ định thầu ở một đơn vị được, nhất là với số tiền khổng lồ như thế, trong khi anh ta đã có tiền sự cố vỡ đến 9 lần. Vỡ 9 lần thì chắc chắn không thể do bất khả kháng nữa mà có yếu tố về chủ quan.
Cần phải đưa ra so sánh rằng, tại sao một số đường ống của Pháp để lại từ trước năm 1954 đến nay hiện vẫn còn sử dụng được, mà đường ống của chúng ta mới có mấy năm đã hỏng liên tiếp.
Nói như vậy để thấy rằng, nếu tiếp tục giao cho một đơn vị đã từng gây ra sự cố nhiều lần như thế, với năng lực như vậy thì rõ ràng là không thể chấp nhận được.
"Trong vấn đề này, chúng ta phải xem xét trách nhiệm, liệu có vấn đề lợi ích nhóm trong này hay không. Về phía UBND Thành phố Hà Nội cũng nên thận trọng, đưa ra nhiều đơn vị để rộng đường lựa chọn, cho đấu thầu công khai, không nên chỉ định 1 đơn vị, hơn nữa lại là đơn vị làm mình khốn khổ suốt trong những năm qua.
Còn nếu UBND TP Hà Nội lại tiếp tục giao cho Vinaconex làm chủ đầu tư dự án đường ống dẫn nước sông Đà thứ 2 như thế thì ai dám chắc rằng, trong thời gian tới, chúng ta sẽ không phải xây dựng đường ống thứ 3?", đại biểu Lê Như Tiến đặt câu hỏi.
Điều đáng nói, sau 9 lần vỡ đường ống Sông Đà khiến dư luận bức xúc, lãnh đạo của Vinaconex mới lên xin lỗi và nhận lỗi, còn trách nhiệm thì đẩy cho "các con" và các đơn vị liên quan khác.
Về việc liệu có tiếp tục xảy ra sự cố vỡ đường ống Sông Đà nữa hay không, Vinaconex không trả lời thẳng vấn đề mà chỉ cho biết: "Hiện Tổng công ty đang chỉ đạo các đơn vị triển khai các biện pháp để phát hiện sớm các nguy cơ có thể dẫn tới vỡ ống, phát hiện sớm sự cố và khoanh vùng ảnh hưởng ngay khi sự cố xảy ra và các biện pháp ứng phó nhanh khi có sự cố".
Nguồn kinh phí khắc phục sự cố này hoàn toàn từ vốn của doanh nghiệp mà cụ thể là của Công ty CP Viwasupco (hoàn toàn không sử dụng vốn ngân sách nhà nước).
Châu Anh
Bình luận