• Zalo

Vỡ òa hạnh phúc được làm cha của người đàn ông vô tinh

Bệnh và thuốcThứ Ba, 11/04/2023 12:42:53 +07:00Google News
(VTC News) -

Cưới nhau thời gian dài vẫn không có con, anh Tùng đi khám thì biết bản thân bị đột biến mất đoạn AZFc dẫn đến vô tinh trong tinh dịch.

Nếu như nhiều cặp vợ chồng may mắn có được tiếng cười trẻ thơ sau ngày kết hôn thì vợ chồng của chị Phan Thị Mùi (sinh năm 1990) và anh Phan Duy Tùng (sinh năm 1987) ở Phú Thọ lại phải trải qua hành trình vất vả mới thực sự được làm thiên chức cha mẹ.

Từng được khuyên xin tinh trùng để có con

Ôm con gái trong vòng tay, dù còn chút gượng gạo nhưng anh Tùng và vợ đều đang rất hạnh phúc. “Hai vợ chồng đang từng ngày hoàn thiện bản thân để trở thành người tốt nhất của con”, anh Tùng mỉm cười vừa nói vừa đưa mắt nhìn em bé.

Anh Tùng và chị Mùi kết hôn năm 2019, những tưởng sau ngày cưới tổ ấm nhỏ sẽ sớm chào đón thêm thành viên mới. Nhưng nửa năm trôi qua, nhiều lời hỏi thăm đầy ẩn ý của mọi người xung quanh chẳng khác nào vết dao cứa vào lòng đôi trẻ.

Vợ chồng chị tìm đến một số bệnh viện để thăm khám. Cả hai bất ngờ khi được bác sĩ kết luận: “Người chồng không có tinh trùng trong tinh dịch”. Biết tin, dù suy sụp nhưng vợ chồng anh Tùng cố gắng động viên đặt niềm tin vào y học hiện đại.

Vỡ òa hạnh phúc được làm cha của người đàn ông vô tinh - 1

ThS.BS Đinh Hữu Việt – Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội mổ vi phẫu tìm tinh trùng từ mô tinh hoàn cho bệnh nhân. (Ảnh: BVCC)

Bác sĩ giải thích, nguyên nhân anh Tùng bị đột biến mất đoạn AZFc trên nhánh dài nhiễm sắc thể Y dẫn đến vô tinh trong tinh dịch. Khi đó, nhiều người khuyên anh chị xin tinh trùng trong ngân hàng để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm nếu muốn có con.

Theo các chuyên gia hỗ trợ sinh sản, nhóm vô sinh do vô tinh (không có tinh trùng) thường chiếm từ 10-15% trong các trường hợp vô sinh nam. Vô tinh có thể hiểu là tình trạng nam giới xuất tinh nhưng không có tinh trùng trong tinh dịch, kể cả li tâm, lắng cặn cũng không thấy tinh trùng.

Hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất, do đường dẫn (bị tắc hoặc không có ống dẫn tinh bẩm sinh). Thứ hai, tinh hoàn sản xuất kém hoặc không sản xuất tinh trùng, tình trạng này gọi là vô tinh không bế tắc, thì có thể mổ vi phẫu để tìm từng tinh trùng rồi tiêm vào bào tương trứng, tạo thành phôi và chuyển vào tử cung người phụ nữ.

Khao khát được ru tiếng ru “ầu ơ”

Khao khát được ru tiếng ru “ầu ơ” đã thôi thúc anh Tùng và vợ khăn gói xuống Hà Nội “tìm con”. Sau khi thăm khám tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, anh Tùng được chỉ định thực hiện mổ vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE - phương pháp cứu cánh cuối cùng của nam giới vô tinh do đột biến nhiễm sắc thể.

Theo ThS.BS Đinh Hữu Việt - Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, đột biến mất đoạn AZF là tình trạng mất đi vùng nào đó trên nhánh dài của nhiễm sắc thể Y gây nên hậu quả với các mức độ khác nhau tùy theo vị trí của vùng như vô tinh, thiểu năng tinh trùng hoặc các bất thường chức năng của tinh trùng dẫn đến vô sinh ở nam giới.

Đột biến mất đoạn AZF được phân thành các loại dựa theo các vị trí bao gồm: AZFa, AZFb, AZFc, AZFd hoặc đột biến mất đoạn kết hợp AZF (a+b+c) hay AZF (b+c). Trong đó loại thường gặp nhất là AZFc như trường hợp của anh Tùng, chiếm khoảng 80%.

Nam giới không có tinh trùng do đột biến mất đoạn AZF vẫn có cơ hội được làm cha nhờ phương pháp vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Micro TESE là kỹ thuật mổ vi phẫu tìm tinh trùng từ mô tinh hoàn. Khi tìm tinh trùng trên những mẫu mô nhỏ, việc lọc tách cũng rất khó khăn, đòi hỏi sự tỉ mỉ.

Bác sĩ dùng kỹ thuật TESE đôi khi chỉ có thể tìm được một vài tinh trùng hoặc vài chục con vừa đủ để làm ống nghiệm. Bác sĩ mổ phải có kinh nghiệm “canh” rất chuẩn sao cho tinh trùng lấy ra là vừa đủ, không lấy quá nhiều mô gây tổn thương tinh hoàn”.

Vỡ òa hạnh phúc được làm cha của người đàn ông vô tinh - 2

 Tổ ấm nhỏ của gia đình anh Tùng, chị Mùi giờ đây trọn vẹn hơn khi có sự xuất hiện của bé LAVIE. (Ảnh: GĐCC)

Ngày anh Tùng thực hiện vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng cũng là ngày chị Mùi được chọc hút trứng. Suốt quá trình chọc hút trứng chị cố gắng chịu đau không khóc, sau đó chị xuống ngay với chồng nhưng 30 phút rồi 2 tiếng trôi qua anh vẫn chưa ra khỏi phòng mổ.

Đó có lẽ là quãng thời gian chờ đợi dài nhất trong đời chị. Anh Tùng ở phòng mổ càng lâu, càng chứng tỏ ca mổ khó khăn, bác sĩ đang cố gắng tìm kiếm tinh trùng. Nước mắt chị trào ra, chị lo sợ tình huống xấu nhất sẽ đến.

May mắn, anh Tùng có đủ tinh trùng để tạo phôi. Bao hy vọng, kiên trì nỗ lực của đôi vợ chồng trẻ trên hành trình tìm con cuối cùng cũng được đền đáp. Chị Mùi may mắn đậu thai sau hai lần chuyển phôi thất bại.

Sau 9 tháng thai nghén, bé Phan Thanh Ngọc Diệp (tên gọi ở nhà là LAVIE) chào đời vào ngày 28/2/2022 ở tuần thứ 39, nặng 4kg trong niềm hạnh phúc vỡ òa của tất cả những người thân yêu.

Thấu hiểu khát khao mong mỏi, những trở ngại về kinh tế trên hành trình tìm con yêu, từ ngày Từ ngày 29/4 – 14/5/2023, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tổ chức Chương trình “Tuần Lễ Vàng - Ươm mầm hạnh phúc” 2023.

Đây là năm thứ 9 chương trình Tuần Lễ Vàng được duy trì tổ chức như một dấu ấn riêng, một cam kết đồng hành dài lâu của bệnh viện với các cặp vợ chồng muộn con trong hành trình tìm kiếm con yêu. 

 

AN BÌNH
Bình luận
vtcnews.vn