(VTC News) - Lũ hết gây hại ở khu vực đầu nguồn giáp biên giới Campuchia, nhưng nước cuồn cuộn đổ về các tỉnh cuối nguồn sông Hậu gây thiệt hại nặng.
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Hồng Văn - Phó Chủ tịch UBND huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cho biết, hàng trăm con người phải thức suốt đêm để cứu 50 đoạn đê bị vỡ trong ngày, nước tràn ầm ầm vào rẫy mía như thác.
Cù Lao Dung là huyện cuối nguồn sông Hậu. Lũ đầu nguồn tràn về rồi tuồn ra biển đã gây thiệt hại với 112 đoạn đê bị vỡ. Đến tối 28/10, tổng chiều dài của 162 đoạn đê bị lũ và triều cường gây hại ở Cù Lao Dung lên đến gần 900m. Suốt đêm 28/10 đến rạng sáng 29/10, địa phương đã dồn lực lượng gia cố bằng được 40 đoạn để vỡ còn lại để cứu trên 2.000ha mía bị ngập.
Theo ông Văn, năm nay lũ với triều cường gây hại ở Cù Lao Dung được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay. Mức nước cao hơn gần 20cm so với đỉnh triều năm 2007 ước thiệt hại khoảng 40 tỷ đồng.
Còn tại Hậu Giang, lũ thượng nguồn tràn về cũng làm cho tỉnh cuối nguồn này có trên 4.000ha mía bị ngập nước. Thứ trưởng Bùi Bá Bổng ngày 28/10 đã đến Hậu Giang làm việc với các nhà máy đường miền Tây tìm cách thu hoạch mía chạy lũ cho nông dân, nếu chậm thì khoảng 3 tuần nữa diện tích mía bị ngập này sẽ chết sạch.
Bên kia sông Hậu, tỉnh Vĩnh Long có 55 đoạn đê bị vỡ do lũ về kết hợp với triều cường làm trên 1.150ha lúa bị ngập nước, khoảng 1.500ha hoa màu hư hại, trên 35 tấn cá thoát ra sông.
Hiện Vĩnh Long có đến trên 18.000 căn nhà ngập nước, học sinh của 74 điểm trường phải đi học bì bõm trong nước.
Còn tại trung tâm Thành phố Cần Thơ, chiều 28/10 nước lũ với triều cường dâng cao làm hàng chục tuyến đường ngập nước 40-50cm. Hàng ngàn ô tô bị chết máy, giao thông bị gián đoạn vì kẹt xe liên tục.
Diễm Hằng
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Hồng Văn - Phó Chủ tịch UBND huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cho biết, hàng trăm con người phải thức suốt đêm để cứu 50 đoạn đê bị vỡ trong ngày, nước tràn ầm ầm vào rẫy mía như thác.
Hàng trăm căn nhà ở Cù Lao Dung (Sóc Trăng) bị ngập vì trên 160 đoạn đê vỡ. Ảnh: Diễm Hằng |
Cù Lao Dung là huyện cuối nguồn sông Hậu. Lũ đầu nguồn tràn về rồi tuồn ra biển đã gây thiệt hại với 112 đoạn đê bị vỡ. Đến tối 28/10, tổng chiều dài của 162 đoạn đê bị lũ và triều cường gây hại ở Cù Lao Dung lên đến gần 900m. Suốt đêm 28/10 đến rạng sáng 29/10, địa phương đã dồn lực lượng gia cố bằng được 40 đoạn để vỡ còn lại để cứu trên 2.000ha mía bị ngập.
Theo ông Văn, năm nay lũ với triều cường gây hại ở Cù Lao Dung được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay. Mức nước cao hơn gần 20cm so với đỉnh triều năm 2007 ước thiệt hại khoảng 40 tỷ đồng.
Còn tại Hậu Giang, lũ thượng nguồn tràn về cũng làm cho tỉnh cuối nguồn này có trên 4.000ha mía bị ngập nước. Thứ trưởng Bùi Bá Bổng ngày 28/10 đã đến Hậu Giang làm việc với các nhà máy đường miền Tây tìm cách thu hoạch mía chạy lũ cho nông dân, nếu chậm thì khoảng 3 tuần nữa diện tích mía bị ngập này sẽ chết sạch.
Bên kia sông Hậu, tỉnh Vĩnh Long có 55 đoạn đê bị vỡ do lũ về kết hợp với triều cường làm trên 1.150ha lúa bị ngập nước, khoảng 1.500ha hoa màu hư hại, trên 35 tấn cá thoát ra sông.
Hiện Vĩnh Long có đến trên 18.000 căn nhà ngập nước, học sinh của 74 điểm trường phải đi học bì bõm trong nước.
Còn tại trung tâm Thành phố Cần Thơ, chiều 28/10 nước lũ với triều cường dâng cao làm hàng chục tuyến đường ngập nước 40-50cm. Hàng ngàn ô tô bị chết máy, giao thông bị gián đoạn vì kẹt xe liên tục.
Diễm Hằng
Bình luận