Đạo diễn Triệu Trung Kiên cho biết, vở cải lương Mai Hắc Đế không chỉ khắc họa cuộc khởi nghĩa lịch sử Hoan Châu gắn liền với anh hùng Mai Thúc Loan, còn truyền tải những thông điệp liên quan chủ quyền.
- Anh chịu áp lực nào khi dựng vở đề tài lịch sử, được đầu tư đáng mơ ước, do PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ viết kịch bản văn học?
Chúng tôi chọn dựng Mai Hắc Đế bởi vấn đề của nhân vật lịch sử này đang nóng hổi. Vừa rồi qua những cuộc hội thảo lớn về ông, các nhà nghiên cứu đã tìm ra những tư liệu rất quý mà lịch sử chưa nhắc đến.
Đây là những tư liệu được lưu giữ trong các đình, chùa-nơi nghĩa quân, con cái ghi lại công trạng của ông, cũng như những thông tin về cuộc khởi nghĩa Hoan Châu đầu thế kỷ 8.
Hơn nữa cuộc khởi nghĩa Hoan Châu có những thông điệp gần với hôm nay, đó là sự bảo vệ vẹn toàn chủ quyền lãnh thổ. Trong cuộc khởi nghĩa Hoan Châu, Mai Thúc Loan đã quy tụ được lực lượng của các nước lân bang như Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân để đồng tâm hiệp lực các nước nhỏ chống lại kẻ thù lớn, kẻ thù chung. Sức ép với đạo diễn là rất lớn, phải làm sao hội tụ năng lực xây dựng thành công một vở diễn xứng tầm ý nghĩa của nhân vật lịch sử Mai Thúc Loan.
- Đêm diễn đầu tiên có khiến anh hài lòng không?
Chưa hài lòng lắm, nhưng vì là đêm đầu tiên nên thường có những cái cơ nhỡ nhỏ mà khán giả dễ bỏ qua. Do tiền thuê rạp đắt, chúng tôi chỉ có một ngày tập trên sân khấu lớn nhà hát.
Anh em nghệ sỹ gần như cật lực trong ngày tập, nên đêm diễn đầu có chút sơ suất nhỏ, nhưng không đến mức quá đáng tiếc. Nhìn chung đêm diễn có không khí, khán giả hầu như không ai bỏ về, điều khiến anh em nghệ sỹ hạnh phúc nhất.
- Mức đầu tư gần 3 tỷ đồng cho mọi chi phí dàn dựng, công diễn với mức tham gia 140 người, theo anh có tác động ra sao đến chất lượng vở diễn?
Mức đầu tư thế này là mơ ước của các đoàn nghệ thuật trong thời điểm hiện nay. Có kinh phí nên chúng tôi có thể làm kỹ nhiều thứ mà trước đây chưa có điều kiện: màn hình LED, sân khấu thiết kế hoành tráng. Riêng đầu tư may trang phục lên đến vài trăm triệu, tạo hiệu ứng thẩm mỹ nhất định cho vở diễn mang hơi hướng nghệ thuật đương đại.
- Tác giả chuyển thể kịch bản có quá trung thành với kịch bản văn học không, bởi vở diễn có phần dàn trải?
Có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng cho nên tác giả Hoàng Song Việt cũng không dám quá bay bổng. Tác giả Nguyễn Thế Kỷ viết kịch bản văn học rất chặt ở từng chi tiết, câu chữ, sự kiện lịch sử, thậm chí còn đưa đạo diễn đến các nhà sử học để có thêm vốn liếng.
Bên cạnh đó, có những chi tiết trong lịch sử mà chúng ta cần nêu lên đầy đủ, thường khán giả xem không nắm hết được thành ra có cảm giác hơi nhiều nhiều, hơi thừa thừa.
Nếu chúng ta xem với góc độ giải trí đơn thuần, thấy chỗ này, chỗ khác có thể bỏ đi được. Tuy nhiên dưới góc độ vừa là tác phẩm giải trí vừa tuyên truyền thì ê kíp sáng tạo phải có trách nhiệm truyền đạt đầy đủ thông tin, dữ liệu cuộc khởi nghĩa.
Cuộc sống hiện đại không cho phép khán giả ngồi trong rạp quá lâu, thế mà tác phẩm sân khấu lớn cần ba tiếng đồng hồ truyền tải. Để thích ứng chúng tôi chọn thời lượng hai tiếng rưỡi, cố gắng dẫn dắt câu chuyện, tạo mảng miếng để giữ chân khán giả.
- Để không sa đà vào minh họa lịch sử, các nhà sáng tạo có những hư cấu nào trong vở “Mai Hắc Đế”?
Gia đình Mai Thúc Loan, Thái thú Quang Sở Khách là nhân vật lịch sử, có chức vụ Trưởng quan Đô đốc phủ Hoan Châu, nhưng nhân vật quan tham này do tác giả và đạo diễn sáng tạo nên, được khán giả yêu thích.
Thần thi Vương Bột là nhân vật lịch sử, Nghệ An có đền thờ hai cha con ông. Cái hay ở chỗ là dân ta đánh đuổi quân xâm lược Quang Sở Khách, nhưng lại thờ một trong tứ kiệt thơ Đường-Vương Bột- vì trọng tài, điều này thể hiện sự rạch ròi của người An Nam.
Nhân vật hư cấu mạnh nhất là Bạch Vân, vợ Quang Sở Khách, với ý định khắc họa số phận bị giằng dệt giữa người Hán và An Nam: Cô ấy là người An Nam, có nợ ơn cứu sinh với Vương Bột, cuối cùng trả nợ với người An Nam khi giúp Mai Hắc Đế trong cuộc khởi nghĩa.
- Sau các đêm diễn miễn phí ở Hà Nội, Nghệ An, các anh tính đến chuyện ra rạp hát chưa?
Có thực tế là miền Bắc hiện nay đa số loại hình sân khấu truyền thống chưa bán vé được. Tôi xây dựng tác phẩm với chất lượng tốt, đánh vào tình cảm của khán giả, lôi kéo tình cảm khán giả, để tiến tới tương lai xã hội hóa họ có thể rút hầu bao đến với mình.
Theo Tiền phong
- Anh chịu áp lực nào khi dựng vở đề tài lịch sử, được đầu tư đáng mơ ước, do PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ viết kịch bản văn học?
Chúng tôi chọn dựng Mai Hắc Đế bởi vấn đề của nhân vật lịch sử này đang nóng hổi. Vừa rồi qua những cuộc hội thảo lớn về ông, các nhà nghiên cứu đã tìm ra những tư liệu rất quý mà lịch sử chưa nhắc đến.
Đây là những tư liệu được lưu giữ trong các đình, chùa-nơi nghĩa quân, con cái ghi lại công trạng của ông, cũng như những thông tin về cuộc khởi nghĩa Hoan Châu đầu thế kỷ 8.
Hơn nữa cuộc khởi nghĩa Hoan Châu có những thông điệp gần với hôm nay, đó là sự bảo vệ vẹn toàn chủ quyền lãnh thổ. Trong cuộc khởi nghĩa Hoan Châu, Mai Thúc Loan đã quy tụ được lực lượng của các nước lân bang như Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân để đồng tâm hiệp lực các nước nhỏ chống lại kẻ thù lớn, kẻ thù chung. Sức ép với đạo diễn là rất lớn, phải làm sao hội tụ năng lực xây dựng thành công một vở diễn xứng tầm ý nghĩa của nhân vật lịch sử Mai Thúc Loan.
Cảnh trong vở cải lương Mai Hắc Đế |
- Đêm diễn đầu tiên có khiến anh hài lòng không?
Chưa hài lòng lắm, nhưng vì là đêm đầu tiên nên thường có những cái cơ nhỡ nhỏ mà khán giả dễ bỏ qua. Do tiền thuê rạp đắt, chúng tôi chỉ có một ngày tập trên sân khấu lớn nhà hát.
Anh em nghệ sỹ gần như cật lực trong ngày tập, nên đêm diễn đầu có chút sơ suất nhỏ, nhưng không đến mức quá đáng tiếc. Nhìn chung đêm diễn có không khí, khán giả hầu như không ai bỏ về, điều khiến anh em nghệ sỹ hạnh phúc nhất.
- Mức đầu tư gần 3 tỷ đồng cho mọi chi phí dàn dựng, công diễn với mức tham gia 140 người, theo anh có tác động ra sao đến chất lượng vở diễn?
Mức đầu tư thế này là mơ ước của các đoàn nghệ thuật trong thời điểm hiện nay. Có kinh phí nên chúng tôi có thể làm kỹ nhiều thứ mà trước đây chưa có điều kiện: màn hình LED, sân khấu thiết kế hoành tráng. Riêng đầu tư may trang phục lên đến vài trăm triệu, tạo hiệu ứng thẩm mỹ nhất định cho vở diễn mang hơi hướng nghệ thuật đương đại.
- Tác giả chuyển thể kịch bản có quá trung thành với kịch bản văn học không, bởi vở diễn có phần dàn trải?
Có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng cho nên tác giả Hoàng Song Việt cũng không dám quá bay bổng. Tác giả Nguyễn Thế Kỷ viết kịch bản văn học rất chặt ở từng chi tiết, câu chữ, sự kiện lịch sử, thậm chí còn đưa đạo diễn đến các nhà sử học để có thêm vốn liếng.
Bên cạnh đó, có những chi tiết trong lịch sử mà chúng ta cần nêu lên đầy đủ, thường khán giả xem không nắm hết được thành ra có cảm giác hơi nhiều nhiều, hơi thừa thừa.
Nếu chúng ta xem với góc độ giải trí đơn thuần, thấy chỗ này, chỗ khác có thể bỏ đi được. Tuy nhiên dưới góc độ vừa là tác phẩm giải trí vừa tuyên truyền thì ê kíp sáng tạo phải có trách nhiệm truyền đạt đầy đủ thông tin, dữ liệu cuộc khởi nghĩa.
Cuộc sống hiện đại không cho phép khán giả ngồi trong rạp quá lâu, thế mà tác phẩm sân khấu lớn cần ba tiếng đồng hồ truyền tải. Để thích ứng chúng tôi chọn thời lượng hai tiếng rưỡi, cố gắng dẫn dắt câu chuyện, tạo mảng miếng để giữ chân khán giả.
- Để không sa đà vào minh họa lịch sử, các nhà sáng tạo có những hư cấu nào trong vở “Mai Hắc Đế”?
Gia đình Mai Thúc Loan, Thái thú Quang Sở Khách là nhân vật lịch sử, có chức vụ Trưởng quan Đô đốc phủ Hoan Châu, nhưng nhân vật quan tham này do tác giả và đạo diễn sáng tạo nên, được khán giả yêu thích.
Thần thi Vương Bột là nhân vật lịch sử, Nghệ An có đền thờ hai cha con ông. Cái hay ở chỗ là dân ta đánh đuổi quân xâm lược Quang Sở Khách, nhưng lại thờ một trong tứ kiệt thơ Đường-Vương Bột- vì trọng tài, điều này thể hiện sự rạch ròi của người An Nam.
Nhân vật hư cấu mạnh nhất là Bạch Vân, vợ Quang Sở Khách, với ý định khắc họa số phận bị giằng dệt giữa người Hán và An Nam: Cô ấy là người An Nam, có nợ ơn cứu sinh với Vương Bột, cuối cùng trả nợ với người An Nam khi giúp Mai Hắc Đế trong cuộc khởi nghĩa.
- Sau các đêm diễn miễn phí ở Hà Nội, Nghệ An, các anh tính đến chuyện ra rạp hát chưa?
Có thực tế là miền Bắc hiện nay đa số loại hình sân khấu truyền thống chưa bán vé được. Tôi xây dựng tác phẩm với chất lượng tốt, đánh vào tình cảm của khán giả, lôi kéo tình cảm khán giả, để tiến tới tương lai xã hội hóa họ có thể rút hầu bao đến với mình.
Theo Tiền phong
Bình luận