Khoảng 5 giờ ngày 12/6, hơn 40m đập dâng của thủy điện Ia Krêl nằm trên địa bàn xã Ia Dom, Đức Cơ, Gia Lai bị vỡ.
Sự cố vỡ thân đập chính đoạn gần cửa lấy nước, nằm ở phía bắc đập. Chiều dài đoạn đập bị vỡ khoảng hơn 40 mét (tổng chiều dài thân đập là 200m), kèm theo một số vết nứt và sụt lún lớn ở giữa đập.
Đập bị vỡ đã làm toàn bộ lượng nước khoảng 8 đến 10 triệu m3 trong lòng hồ tràn xuống vùng hạ du, gây lũ quét trên dọc tuyến suối Ia Krêl, từ đập thủy điện đến sông Sê San chiều dài gần 10 km.
Theo thống kê sơ bộ, diện tích hoa màu bị thiệt hại ước 200 ha của người dân và 20 ha cao su của đồn Biên phòng 72. Các thôn, làng thuộc xã Ia Dom bị thiệt hại gồm: Làng Bi, làng Ó, thôn Mook Trang, thôn Mook Đen và đội 20 thuộc công ty TNHH MTV 72-Binh đoàn 15.
Có 69 nhà chòi, 6 xe máy bị nước cuốn trôi, hiện đã vớt được 3 xe máy, một số máy nổ, máy hút bị ngập hiện chưa thống kê hết.
Ông Võ Thanh Hùng (Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ) cho biết, sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã cấp báo với các cơ quan có thẩm quyền, huy động toàn bộ hệ thống chính quyền xã, huyện.
Công an huyện, bộ đội biên phòng tổ chức cứu hộ, giải cứu những người đang bị mắc kẹt, cô lập trong lũ. Đến trưa cùng ngày đã giải cứu được tất cả người gặp nạn. Hiện tại nước lũ đã rút, công tác thống kê thiệt hại, đang tiến hành .
Phó Bí thư Đảng ủy đồn 721-Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh-Thiếu tá Đàm Đức Tuấn cho biết: “Sau khi xảy ra sự cố vỡ đập, bộ đội Biên phòng tham gia cứu người gặp nạn.
Đến trưa cùng ngày đã giải cứu được 8 người đang mắc kẹt trong lũ, phải “đánh đu” trên ngọn cây, trong đó có 2 công nhân thuộc đội 711, 6 người dân thuộc các thôn, làng, xã Ia Dom. Ngoài ra đã đưa được 30 người dân tại khu vực nguy hiểm về nơi an toàn”.
Anh Kpă Pui dân làng Ó, xã Ia Dom kể lại trong kinh hoàng: “Vừa mờ sáng tôi nghe tiếng nước đổ về rất lớn, lúc đó tôi chỉ kịp leo lên ngọn cây, may mắn thoát chết”.
Sáng 12/6 ông Phạm Thế Dũng (Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai) lên công trình chỉ đạo khắc phục sự cố, tìm kiếm giải cứu người trong lũ.
Đập bị vỡ gây cô lập hàng trăm người trong khu vực, ngập hại khoảng 200 ha tài sản, hoa màu.
Thủy điện Ia Krêl 2 do Cty Cổ phần Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long Gia Lai (trụ sở TP Pleiku) đầu tư xây dựng trên suối Ia Krêl xã Ia Dom huyện Đức Cơ, Gia Lai, công suất 5,5 MW, được khởi công từ cuối năm 2009. Hơn 1 tháng nay, đập chính đã bắt đầu tích nước, dự kiến quý III/2013 phát điện.
Đập thuỷ điện Ia Krêl bị vỡ |
Sự cố vỡ thân đập chính đoạn gần cửa lấy nước, nằm ở phía bắc đập. Chiều dài đoạn đập bị vỡ khoảng hơn 40 mét (tổng chiều dài thân đập là 200m), kèm theo một số vết nứt và sụt lún lớn ở giữa đập.
Đập bị vỡ đã làm toàn bộ lượng nước khoảng 8 đến 10 triệu m3 trong lòng hồ tràn xuống vùng hạ du, gây lũ quét trên dọc tuyến suối Ia Krêl, từ đập thủy điện đến sông Sê San chiều dài gần 10 km.
Theo thống kê sơ bộ, diện tích hoa màu bị thiệt hại ước 200 ha của người dân và 20 ha cao su của đồn Biên phòng 72. Các thôn, làng thuộc xã Ia Dom bị thiệt hại gồm: Làng Bi, làng Ó, thôn Mook Trang, thôn Mook Đen và đội 20 thuộc công ty TNHH MTV 72-Binh đoàn 15.
Có 69 nhà chòi, 6 xe máy bị nước cuốn trôi, hiện đã vớt được 3 xe máy, một số máy nổ, máy hút bị ngập hiện chưa thống kê hết.
Ông Võ Thanh Hùng (Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ) cho biết, sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã cấp báo với các cơ quan có thẩm quyền, huy động toàn bộ hệ thống chính quyền xã, huyện.
Công an huyện, bộ đội biên phòng tổ chức cứu hộ, giải cứu những người đang bị mắc kẹt, cô lập trong lũ. Đến trưa cùng ngày đã giải cứu được tất cả người gặp nạn. Hiện tại nước lũ đã rút, công tác thống kê thiệt hại, đang tiến hành .
Phó Bí thư Đảng ủy đồn 721-Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh-Thiếu tá Đàm Đức Tuấn cho biết: “Sau khi xảy ra sự cố vỡ đập, bộ đội Biên phòng tham gia cứu người gặp nạn.
Đến trưa cùng ngày đã giải cứu được 8 người đang mắc kẹt trong lũ, phải “đánh đu” trên ngọn cây, trong đó có 2 công nhân thuộc đội 711, 6 người dân thuộc các thôn, làng, xã Ia Dom. Ngoài ra đã đưa được 30 người dân tại khu vực nguy hiểm về nơi an toàn”.
Anh Kpă Pui dân làng Ó, xã Ia Dom kể lại trong kinh hoàng: “Vừa mờ sáng tôi nghe tiếng nước đổ về rất lớn, lúc đó tôi chỉ kịp leo lên ngọn cây, may mắn thoát chết”.
Sáng 12/6 ông Phạm Thế Dũng (Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai) lên công trình chỉ đạo khắc phục sự cố, tìm kiếm giải cứu người trong lũ.
Bình luận