(VTC News) - Chiều 18/5, giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016 đã được trao cho 3 nhà khoa học có thành tích đặc biệt xuất sắc.
GS Đinh Dũng, Chủ tịch hội đồng giải thưởng Tạ Quang Bửu cho biết, đây là giải thưởng trong nước đầu tiên vinh danh các nhà khoa học có công trình khoa học xuất sắc mang tầm thế giới.
Các nhà khoa học được giải thưởng không chỉ được cộng đồng khoa học trong nước mà cả cộng đồng khoa học thế giới công nhận là có đóng góp xuất sắc thật sự cho khoa học.
Mặt khác, các công trình khoa học này phải được các nhà khoa học thực hiện ở Việt Nam, hoặc nếu có hợp tác quốc tế thì phần công việc được thực hiện ở Việt Nam phải là chủ yếu và đóng vai trò quyết định.
Đặc biệt là giải thưởng này không được tặng vì thành tích nghiên cứu trong cả một quá trình, mà cho nhà khoa học có đóng góp chính trong một công trình khoa học xuất sắc duy nhất. Chính vì thế mà cơ hội được tặng giải thưởng đối với các nhà khoa học lão thành đã nổi tiếng và các nhà khoa học trẻ là như nhau.
Giải thưởng Tạ Quang Bửu chỉ tặng cho cá nhân nhà khoa học, không tặng cho cả tập thể tác giả của một công trình khoa học. Vai trò chủ chốt trong công trình nghiên của nhà khoa học được tặng giải có ý nghĩa quyết định.
Chính vì thế mà mới ra đời được ba năm, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã có uy tín trong giới khoa học và công nghệ. Bản thân nhà khoa học được nhận Giải thưởng cũng cảm thấy rất vinh dự.
Năm 2016, hai giải thưởng dành cho nhà khoa học là tác giả của công trình khoa học xuất sắc gồm GS.TS. Nguyễn Văn Hiếu, Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu (ITIMS), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
GS Nguyễn Văn Hiếu cũng là vị giáo sư trẻ tuổi nhất Việt Nam năm 2015.
Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ là tác giả của công trình khoa học xuất sắc được trao cho TS. Phùng Văn Đồng, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.
Công trình khoa học của GS.TS Nguyễn Văn Hiếu thuộc lĩnh vực Khoa học Vật liệu (Vật lý) đưa ra phương pháp mới chế tạo nano thứ cấp có khả năng mở rộng được ứng dụng không những trong nano cảm biến nhạy khí mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như linh kiện điện tử nano, pin năng lượng.
Công trình khoa học của PGS.TS Nguyễn Ngọc Minh thuộc lĩnh vực Khoa học Thổ nhưỡng và Đất, nghiên cứu được cấu trúc phytolith được hình thành trong quá trình kết tủa silic ở thân cây lúa, từ đó đề xuất ra quy trình xử lý rơm rạ tránh ô nhiễm môi trường và tăng độ phì cho đất trồng trọt có thể áp dụng được trên quy mô đại trà trên các vùng đồng bằng trồng lúa.
Ngoài ra, công trình khoa học của nhà khoa học trẻ TS Phùng Văn Đồng thuộc lĩnh vực thiên văn học và vật lý năng lượng cao có ý nghĩa lý thuyết rất cao, góp phần vào việc giải thích cấu tạo vật chất và năng lượng của vũ trụ, đã phát triển và hiệu chỉnh mô hình chuẩn đã có 3-3-1 của vật chất tối trong vũ trụ thành mô hình 3-3-1-1 thông qua sử dụng các tính chất đối xứng.
Phạm Thịnh
GS Đinh Dũng, Chủ tịch hội đồng giải thưởng Tạ Quang Bửu cho biết, đây là giải thưởng trong nước đầu tiên vinh danh các nhà khoa học có công trình khoa học xuất sắc mang tầm thế giới.
Các nhà khoa học được giải thưởng không chỉ được cộng đồng khoa học trong nước mà cả cộng đồng khoa học thế giới công nhận là có đóng góp xuất sắc thật sự cho khoa học.
GS.TS Đinh Dũng, Chủ tịch Hội đồng giải thưởng Tạ Quang Bửu phát biểu tại lễ vinh danh các nhà khoa học (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Mặt khác, các công trình khoa học này phải được các nhà khoa học thực hiện ở Việt Nam, hoặc nếu có hợp tác quốc tế thì phần công việc được thực hiện ở Việt Nam phải là chủ yếu và đóng vai trò quyết định.
Đặc biệt là giải thưởng này không được tặng vì thành tích nghiên cứu trong cả một quá trình, mà cho nhà khoa học có đóng góp chính trong một công trình khoa học xuất sắc duy nhất. Chính vì thế mà cơ hội được tặng giải thưởng đối với các nhà khoa học lão thành đã nổi tiếng và các nhà khoa học trẻ là như nhau.
Giải thưởng Tạ Quang Bửu chỉ tặng cho cá nhân nhà khoa học, không tặng cho cả tập thể tác giả của một công trình khoa học. Vai trò chủ chốt trong công trình nghiên của nhà khoa học được tặng giải có ý nghĩa quyết định.
Chính vì thế mà mới ra đời được ba năm, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã có uy tín trong giới khoa học và công nghệ. Bản thân nhà khoa học được nhận Giải thưởng cũng cảm thấy rất vinh dự.
Hai giải thưởng dành cho nhà khoa học là tác giả của công trình khoa học xuất sắc gồm GS.TS. Nguyễn Văn Hiếu, Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu (ITIMS), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Năm 2016, hai giải thưởng dành cho nhà khoa học là tác giả của công trình khoa học xuất sắc gồm GS.TS. Nguyễn Văn Hiếu, Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu (ITIMS), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
GS Nguyễn Văn Hiếu cũng là vị giáo sư trẻ tuổi nhất Việt Nam năm 2015.
Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ là tác giả của công trình khoa học xuất sắc được trao cho TS. Phùng Văn Đồng, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.
Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ là tác giả của công trình khoa học xuất sắc được trao cho TS. Phùng Văn Đồng, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (Ảnh: Phạm Thịnh). |
Công trình khoa học của GS.TS Nguyễn Văn Hiếu thuộc lĩnh vực Khoa học Vật liệu (Vật lý) đưa ra phương pháp mới chế tạo nano thứ cấp có khả năng mở rộng được ứng dụng không những trong nano cảm biến nhạy khí mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như linh kiện điện tử nano, pin năng lượng.
Công trình khoa học của PGS.TS Nguyễn Ngọc Minh thuộc lĩnh vực Khoa học Thổ nhưỡng và Đất, nghiên cứu được cấu trúc phytolith được hình thành trong quá trình kết tủa silic ở thân cây lúa, từ đó đề xuất ra quy trình xử lý rơm rạ tránh ô nhiễm môi trường và tăng độ phì cho đất trồng trọt có thể áp dụng được trên quy mô đại trà trên các vùng đồng bằng trồng lúa.
Ngoài ra, công trình khoa học của nhà khoa học trẻ TS Phùng Văn Đồng thuộc lĩnh vực thiên văn học và vật lý năng lượng cao có ý nghĩa lý thuyết rất cao, góp phần vào việc giải thích cấu tạo vật chất và năng lượng của vũ trụ, đã phát triển và hiệu chỉnh mô hình chuẩn đã có 3-3-1 của vật chất tối trong vũ trụ thành mô hình 3-3-1-1 thông qua sử dụng các tính chất đối xứng.
Video: Lý do khiến Viện hàn lâm Khoa học Xã hội VN ít công bố quốc tế (Thực hiện: Phạm Thịnh)
Phạm Thịnh
Bình luận