Chúng ta vĩnh biệt và tiễn đưa ông-một người đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp kính yêu trong niềm tiếc thương vô hạn.
Trung tướng, GS, TS, TTND Nguyễn Thế Khánh sinh ngày 19/6/1917 tại làng Yên Thái, phường Bưởi, quận Tây Hồ (Hà Nội). Sinh trưởng trong một gia đình tiểu thương yêu nước, thanh niên Nguyễn Thế Khánh đã sớm giác ngộ và đi theo cách mạng. Được gia đình cho ăn học, năm 1936, ông đã thi và trúng tuyển Trường Đại học Y khoa Đông Dương (nay là Trường Đại học Y Hà Nội).
Sau khi tốt nghiệp, ông có thể làm bác sĩ ở các bệnh viện lớn của Hà Nội nhưng Cách mạng tháng Tám vừa thành công, đất nước còn muôn vàn khó khăn; tháng 11/1945, đồng chí đã viết đơn tình nguyện gia nhập quân đội và được giao nhiệm vụ phụ trách quân y của Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn...
Trong cuộc đời phục vụ cách mạng, ông đã trải qua nhiều cương vị, đảm nhiệm nhiều trọng trách, trong đó, một dấu mốc phải kể đến là: Tháng 1/1953, ông được Bộ Quốc phòng bổ nhiệm giữ chức Viện trưởng Viện Quân y 108 (nay là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) tiếp quản nhà thương Đồn Thủy của thực dân Pháp (tháng 10/1954), phụ trách xây dựng Viện Quân y 108.
Ngoài công tác quản lý, điều hành bệnh viện, ông còn là chuyên viên đầu ngành Nội khoa, Phó chủ tịch Hội đồng Y học Quân sự, Chủ tịch Hội đồng sức khỏe Trung ương phụ trách sức khỏe Hồ Chủ tịch, đặc trách sức khỏe các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước ta và nước bạn Lào, Cam-pu-chia;...
Ấn tượng sâu sắc nhất trong sự nghiệp trị bệnh cứu người của Trung tướng, GS, TS, TTND Nguyễn Thế Khánh chính là thời gian được trực tiếp chăm sóc sức khỏe và phục vụ Bác Hồ trong những ngày Bác mệt nặng. Mỗi lần nhớ về khoảng thời gian đó, Trung tướng GS, TS, TTND Nguyễn Thế Khánh thường kể về những khó khăn, thiếu thốn của ngành y ngày ấy và những nỗ lực, cố gắng của đội ngũ thầy thuốc bệnh viện để chăm sóc sức khỏe cho Bác một cách tốt nhất.
Đại tá, bác sĩ Lê Văn Đính, nguyên Bí thư Đảng ủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 nhớ rõ thời gian Bác Hồ bị ốm nặng, ông Nguyễn Thế Khánh là một trong những người được giao trọng trách trực tiếp chăm sóc và điều trị sức khỏe cho Bác. Hằng ngày, ông trực tiếp cặp nhiệt độ, bắt mạch, đo huyết áp, theo dõi các chỉ số trên máy và các xét nghiệm, đồng thời, ông cũng là người trực tiếp giúp Bác uống thuốc.
Ông làm việc bằng tình cảm thân thiết của người con có hiếu với người cha. Đối với ông và đội ngũ các thầy thuốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, được thay mặt toàn Đảng, toàn dân và toàn quân chăm lo sức khoẻ cho Bác Hồ là niềm vinh dự vô cùng lớn lao.
Những đồng chí, đồng đội công tác cùng thời đều cảm nhận rõ Trung tướng, GS, TS, TTND Nguyễn Thế Khánh một sĩ quan quân đội trung kiên, người bác sĩ có phẩm chất và y đức trong sáng, có trình độ chuyên môn giỏi.
Gần 60 năm tham gia cách mạng và phục vụ trong quân đội, 55 năm tuổi Đảng, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, Trung tướng, GS, TS, TTND Nguyễn Thế Khánh đã trực tiếp tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở nhiều mặt trận.
Người thân và đồng đội cùng thời còn nhớ mãi lần ông Nguyễn Thế Khánh tình nguyện lên đường ra mặt trận tham gia chiến dịch Hòa Bình đầy gian khổ, ác liệt, để lại hậu phương người vợ trẻ và con trai mới một tuổi...
Các đồng nghiệp và cả bệnh nhân đều ghi nhận ông Nguyễn Thế Khánh thực sự là người thầy thuốc của nhân dân, người thầy, người lãnh đạo của nhiều thế hệ cán bộ quân dân y. Ông là tấm gương tiêu biểu về sự cần cù, chịu khó, tích cực học tập và nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kỹ thuật mới để có chẩn đoán kịp thời và chính xác, giúp điều trị đạt hiệu quả cao nhất, để người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Trên cương vị là Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Trung tướng GS, TS,TTND Nguyễn Thế Khánh luôn là người lãnh đạo gương mẫu, có đạo đức, lối sống giản dị, tư cách trong sáng; luôn niềm nở chan hòa, gần gũi, tôn trọng và sẵn lòng giúp đỡ, tạo điều kiện cho cấp dưới và đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Khi đã nghỉ hưu, mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng GS, TS, TTND Nguyễn Thế Khánh vẫn tích cực tham gia các hoạt động của địa phương. Trong cuộc sống thường ngày, ông là người sống cởi mở, chân thành với đồng chí, đồng đội, bạn bè, bà con khối phố. Đối với gia đình, GS, TS, TTND Nguyễn Thế Khánh là người con có hiếu với cha mẹ, người chồng thủy chung, người cha mẫu mực, người ông hiền từ, đức độ.
Giáo sư đã không quản ngại khó khăn, vất vả nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc và động viên các con, cháu học hành, trở thành những người công dân sống có ích cho xã hội. Cuộc đời của GS, TS, TTND Nguyễn Thế Khánh là một tấm gương sáng cho con, cháu noi theo, cho chúng ta tự hào và kính trọng.
Chúng ta thành kính ghi nhận công lao, đóng góp to lớn của GS, TS, TTND Nguyễn Thế Khánh trong xây dựng quân đội, xây dựng ngành quân y, đặc biệt là xây dựng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong thời đầu cực kỳ khó khăn, thiếu thốn... Xin thắp nén tâm nhang cầu chúc cho anh linh giáo sư Nguyễn Thế Khánh yên giấc ngàn thu.
» Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Hiển thánh
» Người học trò Võ Nguyên Giáp qua Lăng vĩnh biệt Bác Hồ
Theo QĐND
Trung tướng GS, TS, TTND Nguyễn Thế Khánh (thứ tư từ trái sang) báo cáo tình hình sức khỏe của Bác Hồ với các lãnh đạo Đảng, Nhà nước (tháng 8/1969). Ảnh tư liệu |
Sau khi tốt nghiệp, ông có thể làm bác sĩ ở các bệnh viện lớn của Hà Nội nhưng Cách mạng tháng Tám vừa thành công, đất nước còn muôn vàn khó khăn; tháng 11/1945, đồng chí đã viết đơn tình nguyện gia nhập quân đội và được giao nhiệm vụ phụ trách quân y của Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn...
Trong cuộc đời phục vụ cách mạng, ông đã trải qua nhiều cương vị, đảm nhiệm nhiều trọng trách, trong đó, một dấu mốc phải kể đến là: Tháng 1/1953, ông được Bộ Quốc phòng bổ nhiệm giữ chức Viện trưởng Viện Quân y 108 (nay là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) tiếp quản nhà thương Đồn Thủy của thực dân Pháp (tháng 10/1954), phụ trách xây dựng Viện Quân y 108.
Ngoài công tác quản lý, điều hành bệnh viện, ông còn là chuyên viên đầu ngành Nội khoa, Phó chủ tịch Hội đồng Y học Quân sự, Chủ tịch Hội đồng sức khỏe Trung ương phụ trách sức khỏe Hồ Chủ tịch, đặc trách sức khỏe các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước ta và nước bạn Lào, Cam-pu-chia;...
Ấn tượng sâu sắc nhất trong sự nghiệp trị bệnh cứu người của Trung tướng, GS, TS, TTND Nguyễn Thế Khánh chính là thời gian được trực tiếp chăm sóc sức khỏe và phục vụ Bác Hồ trong những ngày Bác mệt nặng. Mỗi lần nhớ về khoảng thời gian đó, Trung tướng GS, TS, TTND Nguyễn Thế Khánh thường kể về những khó khăn, thiếu thốn của ngành y ngày ấy và những nỗ lực, cố gắng của đội ngũ thầy thuốc bệnh viện để chăm sóc sức khỏe cho Bác một cách tốt nhất.
Đại tá, bác sĩ Lê Văn Đính, nguyên Bí thư Đảng ủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 nhớ rõ thời gian Bác Hồ bị ốm nặng, ông Nguyễn Thế Khánh là một trong những người được giao trọng trách trực tiếp chăm sóc và điều trị sức khỏe cho Bác. Hằng ngày, ông trực tiếp cặp nhiệt độ, bắt mạch, đo huyết áp, theo dõi các chỉ số trên máy và các xét nghiệm, đồng thời, ông cũng là người trực tiếp giúp Bác uống thuốc.
Ông làm việc bằng tình cảm thân thiết của người con có hiếu với người cha. Đối với ông và đội ngũ các thầy thuốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, được thay mặt toàn Đảng, toàn dân và toàn quân chăm lo sức khoẻ cho Bác Hồ là niềm vinh dự vô cùng lớn lao.
Những đồng chí, đồng đội công tác cùng thời đều cảm nhận rõ Trung tướng, GS, TS, TTND Nguyễn Thế Khánh một sĩ quan quân đội trung kiên, người bác sĩ có phẩm chất và y đức trong sáng, có trình độ chuyên môn giỏi.
Gần 60 năm tham gia cách mạng và phục vụ trong quân đội, 55 năm tuổi Đảng, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, Trung tướng, GS, TS, TTND Nguyễn Thế Khánh đã trực tiếp tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở nhiều mặt trận.
Người thân và đồng đội cùng thời còn nhớ mãi lần ông Nguyễn Thế Khánh tình nguyện lên đường ra mặt trận tham gia chiến dịch Hòa Bình đầy gian khổ, ác liệt, để lại hậu phương người vợ trẻ và con trai mới một tuổi...
Các đồng nghiệp và cả bệnh nhân đều ghi nhận ông Nguyễn Thế Khánh thực sự là người thầy thuốc của nhân dân, người thầy, người lãnh đạo của nhiều thế hệ cán bộ quân dân y. Ông là tấm gương tiêu biểu về sự cần cù, chịu khó, tích cực học tập và nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kỹ thuật mới để có chẩn đoán kịp thời và chính xác, giúp điều trị đạt hiệu quả cao nhất, để người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Trên cương vị là Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Trung tướng GS, TS,TTND Nguyễn Thế Khánh luôn là người lãnh đạo gương mẫu, có đạo đức, lối sống giản dị, tư cách trong sáng; luôn niềm nở chan hòa, gần gũi, tôn trọng và sẵn lòng giúp đỡ, tạo điều kiện cho cấp dưới và đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Khi đã nghỉ hưu, mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng GS, TS, TTND Nguyễn Thế Khánh vẫn tích cực tham gia các hoạt động của địa phương. Trong cuộc sống thường ngày, ông là người sống cởi mở, chân thành với đồng chí, đồng đội, bạn bè, bà con khối phố. Đối với gia đình, GS, TS, TTND Nguyễn Thế Khánh là người con có hiếu với cha mẹ, người chồng thủy chung, người cha mẫu mực, người ông hiền từ, đức độ.
Giáo sư đã không quản ngại khó khăn, vất vả nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc và động viên các con, cháu học hành, trở thành những người công dân sống có ích cho xã hội. Cuộc đời của GS, TS, TTND Nguyễn Thế Khánh là một tấm gương sáng cho con, cháu noi theo, cho chúng ta tự hào và kính trọng.
Chúng ta thành kính ghi nhận công lao, đóng góp to lớn của GS, TS, TTND Nguyễn Thế Khánh trong xây dựng quân đội, xây dựng ngành quân y, đặc biệt là xây dựng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong thời đầu cực kỳ khó khăn, thiếu thốn... Xin thắp nén tâm nhang cầu chúc cho anh linh giáo sư Nguyễn Thế Khánh yên giấc ngàn thu.
» Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Hiển thánh
» Người học trò Võ Nguyên Giáp qua Lăng vĩnh biệt Bác Hồ
Theo QĐND
Bình luận