Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc ví von về cơ chế “xin - cho” đang là cội rễ của nhiều tiêu cực, len lỏi vào mọi ngõ ngách trong đời sống.
“Bệnh nhân như cỏ rác”
Trước việc bác sĩ ném xác nạn nhân gây bức xúc dư luận trong mấy ngày qua, ĐB Trương Thị Ánh (TP HCM) nói thẳng: “Gần đây, đạo đức xã hội xuống cấp ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực nhưng đau xót nhất là lĩnh vực y tế. Nguyên nhân một phần do hiệu quả quản lý nhà nước ngày càng giảm”.
Tán đồng, ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) nhìn nhận ở những nơi mà lẽ ra tình thương, lòng nhân ái của con người phải ở mức tuyệt đối như ngành y lại đang xảy ra rất nhiều vấn đề.
“Bệnh viện là nơi cứu chữa, bảo vệ tính mạng con người nhưng đã biến thành cái máy hái ra tiền. Đối tượng phải nộp tiền cho những cái máy đó chính là bệnh nhân, rồi bác sĩ ném xác bệnh nhân thì đúng là coi bệnh nhân như cỏ rác”- bà Khánh bức xúc.
Yếu kém chung chung
Với thái độ thẳng thắn, BĐ Trần Thị Quốc Khánh lo ngại kinh tế đất nước đang trong tình trạng khó khăn nhưng “báo cáo của Chính phủ nói yếu kém rất chung chung”. Bà dẫn chứng một loạt quan chức cấp cao ở các tập đoàn, doanh nghiệp lớn được giao trọng trách nắm giữ nguồn lực lớn về kinh tế nhưng lại sẵn sàng vung tiền mua nhà cho bồ nhí...
“Tham nhũng bức xúc lắm rồi nhưng phòng chống lại chưa nghiêm. Đọc báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2013 thấy toàn xử lý theo kiểu đầu voi đuôi chuột” - bà Khánh gay gắt. Theo bà, người dân đang rất lo lắng và mong QH tỏ rõ chính kiến hơn nữa để giám sát, chứ không thể yếu kém từ trên xuống dưới như hiện nay.
Cho rằng cơ chế “xin - cho” là cội rễ của nhiều tiêu cực, len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống, ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) ví von: “Vinashin không ngại bằng Vina... cho!”. ĐB Dương Trung Quốc nhấn mạnh vào chức năng giám sát của QH nhưng dường như ĐBQH cứ như vô can, là người đứng ngoài cuộc. “Nếu chúng ta giám sát tốt, thực thi hết quyền hạn thì góp phần để tiêu cực không còn cơ hội nảy sinh, kể cả lãng phí, tham ô” - ông Quốc thẳng thắn.
ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) cho rằng tham nhũng, lãng phí nói nhiều nhưng vẫn bức xúc. “Các nhóm lợi ích thể hiện rõ trong đầu tư và có cả trong cách điều hành, rồi cha chung không ai khóc, lúc quy trách nhiệm thì không nêu rõ ai cả” - bà Minh nhìn nhận.
Báo động nợ công
Tham dự nhiều cuộc họp của Chính phủ xung quanh vấn đề vay nợ quốc gia, ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cho biết Việt Nam đã phải “vay để đảo nợ rồi” và những con số dư nợ công, dư nợ quốc gia đang rất báo động.
“Họp về chia miếng bánh ngân sách, tôi thấy hết sức lo lắng. Kỷ luật, kỷ cương ngân sách không nghiêm, trốn lậu thuế rất nhiều. Có những doanh nghiệp ma, thông qua hoạt động xuất nhập khẩu một ngày quay vòng “thoát” thuế tới 25 tỉ đồng. Vấn đề là hãy hành động đi!” - ông Quyền phân tích.
Là một doanh nhân đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn hiện nay, ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) nhận định báo cáo của Chính phủ “hơi lạc quan và màu hồng quá” khi chi thường xuyên cho bộ máy hành chính nhà nước quá cao, càng cố gắng cải cách hành chính thì bộ máy càng phình ra. Trong khi đó, các doanh nghiệp đang phải tự cứu mình.
Phó Chủ tịch QH, bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Bến Tre), phân tích nợ công gồm nợ Chính phủ, nợ do Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương - theo báo cáo của Chính phủ, nợ công đến năm 2015 không quá 65% là trong giới hạn cho phép. “Tuy nhiên, quan điểm của tôi là chưa an toàn. Bởi vay đến hạn phải vay đảo nợ nghĩa là đến ngưỡng chưa an toàn” - bà Ngân quan ngại.
Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, ông Vũ Viết Ngoạn (Khánh Hòa), thừa nhận cân đối ngân sách đang đứng trước thách thức lớn dẫn đến hệ lụy không những trong năm 2013 mà còn các năm sau. Tuy nhiên, ông Ngoạn trấn an về nợ công, rằng Chính phủ tiệm cận giới hạn an toàn. Ông Ngạn khuyến nghị phải xây dựng kế hoạch trung hạn thay vì theo hàng năm một thì mới làm rõ được nợ công diễn biến như thế nào.
Ngày 24/10, Quốc hội (QH) thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, kế hoạch năm 2014 và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015). Nội dung nổi bật được nhiều đại biểu (ĐB) QH đề cập và bày tỏ sự lo ngại là y đức, tham nhũng và ngân sách quốc gia.
Kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng báo cáo của Chính phủ nói yếu kém còn chung chung. Trong ảnh: Dây chuyền lắp ráp máy động lực tại Công ty Máy nông nghiệp miền Nam (Đồng Nai) Ảnh: Hồng Thúy |
Trước việc bác sĩ ném xác nạn nhân gây bức xúc dư luận trong mấy ngày qua, ĐB Trương Thị Ánh (TP HCM) nói thẳng: “Gần đây, đạo đức xã hội xuống cấp ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực nhưng đau xót nhất là lĩnh vực y tế. Nguyên nhân một phần do hiệu quả quản lý nhà nước ngày càng giảm”.
Tán đồng, ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) nhìn nhận ở những nơi mà lẽ ra tình thương, lòng nhân ái của con người phải ở mức tuyệt đối như ngành y lại đang xảy ra rất nhiều vấn đề.
“Bệnh viện là nơi cứu chữa, bảo vệ tính mạng con người nhưng đã biến thành cái máy hái ra tiền. Đối tượng phải nộp tiền cho những cái máy đó chính là bệnh nhân, rồi bác sĩ ném xác bệnh nhân thì đúng là coi bệnh nhân như cỏ rác”- bà Khánh bức xúc.
Yếu kém chung chung
Với thái độ thẳng thắn, BĐ Trần Thị Quốc Khánh lo ngại kinh tế đất nước đang trong tình trạng khó khăn nhưng “báo cáo của Chính phủ nói yếu kém rất chung chung”. Bà dẫn chứng một loạt quan chức cấp cao ở các tập đoàn, doanh nghiệp lớn được giao trọng trách nắm giữ nguồn lực lớn về kinh tế nhưng lại sẵn sàng vung tiền mua nhà cho bồ nhí...
“Tham nhũng bức xúc lắm rồi nhưng phòng chống lại chưa nghiêm. Đọc báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2013 thấy toàn xử lý theo kiểu đầu voi đuôi chuột” - bà Khánh gay gắt. Theo bà, người dân đang rất lo lắng và mong QH tỏ rõ chính kiến hơn nữa để giám sát, chứ không thể yếu kém từ trên xuống dưới như hiện nay.
Cho rằng cơ chế “xin - cho” là cội rễ của nhiều tiêu cực, len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống, ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) ví von: “Vinashin không ngại bằng Vina... cho!”. ĐB Dương Trung Quốc nhấn mạnh vào chức năng giám sát của QH nhưng dường như ĐBQH cứ như vô can, là người đứng ngoài cuộc. “Nếu chúng ta giám sát tốt, thực thi hết quyền hạn thì góp phần để tiêu cực không còn cơ hội nảy sinh, kể cả lãng phí, tham ô” - ông Quốc thẳng thắn.
ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) cho rằng tham nhũng, lãng phí nói nhiều nhưng vẫn bức xúc. “Các nhóm lợi ích thể hiện rõ trong đầu tư và có cả trong cách điều hành, rồi cha chung không ai khóc, lúc quy trách nhiệm thì không nêu rõ ai cả” - bà Minh nhìn nhận.
Báo động nợ công
Tham dự nhiều cuộc họp của Chính phủ xung quanh vấn đề vay nợ quốc gia, ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cho biết Việt Nam đã phải “vay để đảo nợ rồi” và những con số dư nợ công, dư nợ quốc gia đang rất báo động.
“Họp về chia miếng bánh ngân sách, tôi thấy hết sức lo lắng. Kỷ luật, kỷ cương ngân sách không nghiêm, trốn lậu thuế rất nhiều. Có những doanh nghiệp ma, thông qua hoạt động xuất nhập khẩu một ngày quay vòng “thoát” thuế tới 25 tỉ đồng. Vấn đề là hãy hành động đi!” - ông Quyền phân tích.
Là một doanh nhân đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn hiện nay, ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) nhận định báo cáo của Chính phủ “hơi lạc quan và màu hồng quá” khi chi thường xuyên cho bộ máy hành chính nhà nước quá cao, càng cố gắng cải cách hành chính thì bộ máy càng phình ra. Trong khi đó, các doanh nghiệp đang phải tự cứu mình.
Phó Chủ tịch QH, bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Bến Tre), phân tích nợ công gồm nợ Chính phủ, nợ do Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương - theo báo cáo của Chính phủ, nợ công đến năm 2015 không quá 65% là trong giới hạn cho phép. “Tuy nhiên, quan điểm của tôi là chưa an toàn. Bởi vay đến hạn phải vay đảo nợ nghĩa là đến ngưỡng chưa an toàn” - bà Ngân quan ngại.
Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, ông Vũ Viết Ngoạn (Khánh Hòa), thừa nhận cân đối ngân sách đang đứng trước thách thức lớn dẫn đến hệ lụy không những trong năm 2013 mà còn các năm sau. Tuy nhiên, ông Ngoạn trấn an về nợ công, rằng Chính phủ tiệm cận giới hạn an toàn. Ông Ngạn khuyến nghị phải xây dựng kế hoạch trung hạn thay vì theo hàng năm một thì mới làm rõ được nợ công diễn biến như thế nào.
“Nợ công năm nay giới hạn an toàn nhưng 3 năm nữa ra sao, những câu hỏi của nhiều ĐB là hợp lý vì các nước cũng đều đưa ra khoảng thời gian 3-5 năm để tính nợ công” - ông Ngoạn góp ý.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định như vậy bên lề kỳ họp Quốc hội sáng 24/10.
-Phó Thủ tướng đã ký văn bản yêu cầu Bộ Công Thương kiểm tra việc MobiFone, VinaPhone và Viettel đồng loạt tăng cước 3G. Phải chăng, ông đã thấy có dấu hiệu các nhà mạng bắt tay thao túng thị trường?
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Hiện tôi mới chỉ đạo như thế và còn chờ cơ quan chuyên môn kiểm tra, cụ thể là Cục Quản lý cạnh tranh của Bộ Công Thương. Nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm.
- Nhưng việc đồng loạt tăng giá cùng một thời điểm với mức tăng tương đương nhau cho thấy rõ ràng có dấu hiệu liên kết độc quyền?
Đúng là người dân thấy nhiều nghi vấn nên mới phản ứng việc nhà mạng có thể liên kết tăng giá. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định ngay vấn đề này mà phải chờ xác minh, kiểm tra làm rõ.
- Mức xử lý trong trường hợp phát hiện có sự “bắt tay” ép giá khách hàng là như thế nào?
Việc này pháp luật đã quy định. Nếu các nhà mạng sai phạm, sẽ chấn chỉnh và cương quyết xử lý đến nơi đến chốn. Liên kết là một trong những mặt trái của nền kinh tế thị trường. Từ lâu rồi, các nước trên thế giới đã ra những điều luật để chống lại việc này. Việt Nam cũng không ngoại lệ.
- Người dân từng ta thán về tình trạng độc quyền của giá điện, xăng dầu... Tưởng rằng viễn thông có thị trường cạnh tranh thì nay lại tái diễn cảnh độc quyền như trước đây?
Liên kết độc quyền, liên kết tăng giá dứt khoát không được phép. Vì vậy, phải tăng cường kiểm tra thường xuyên. Hiện tôi đã giao Bộ Công Thương chỉ đạo Cục Quản lý cạnh tranh khẩn trương làm rõ để thông báo cho người dân được biết.
- Nhưng Cục Viễn thông lại ấn định mức giá tăng? Liệu kết luận này có khách quan?
Thế cho nên phải kiểm tra xem Cục Viễn thông có làm không hay chỉ họp với các doanh nghiệp rồi yêu cầu kiểm soát giá cả.
- Chính phủ nhiều lần nhận định các lĩnh vực kinh tế phát triển tốt như viễn thông có sức cạnh tranh cao, tăng trưởng khá, giá cước hạ nhưng nay, xem ra viễn thông lại làm mất niềm tin?
Viễn thông đúng là thành công trong nhiều năm qua nhờ cập nhật công nghệ, có yếu tố cạnh tranh, do đó phải duy trì được phong độ này. Ngành viễn thông tiếp tục phát triển như thế nào thì đã đề cập trong đề án tái cơ cấu được Thủ tướng phê duyệt. Theo đó, ngành viễn thông phải tiếp tục bảo đảm được yếu tố cạnh tranh lành mạnh.
Theo NLĐ
Bình luận