(VTC News) - Theo kế hoạch, ngày 16/5 VINASAT - 2 sẽ được phóng lên quỹ đạo tĩnh từ bãi phóng Kouru của Nam Mỹ, góp phần nâng cao năng lực hạ tầng viễn thông quốc gia, giữ quyền của Việt Nam trong việc sử dụng tài nguyên quỹ đạo.
Vệ tinh VINASAT-2 được sản xuất trên nền tảng khung A2100 với công nghệ hiện đại, có tuổi thọ thiết kế là 15 năm. Với 30 bộ phát đáp 36MHz trên băng tần Ku (24 bộ khai thác thương mại và 6 bộ dự phòng), VINASAT-2 có khả năng phủ sóng khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận. Dung lượng truyền dẫn của VINASAT- 2 tương đương 13.000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc khoảng 150 kênh truyền hình.
Việc thực hiện dự án VINASAT-2 nhằm hướng đến mục tiêu chiến lược của quốc gia về tăng cường năng lực hạ tầng viễn thông, đáp ứng nhu cầu sử dụng vệ tinh của thị trường trong nước và khu vực; khai thác thiệu quả nguồn tài nguyên tần số và quỹ đạo vệ tinh mà Việt Nam đã đăng ký tại vị trí 131,8 độ Đông. VINASAT-2 sẽ cùng VINASAT-1 tạo thành một hệ thống vệ tinh có khả năng dự phòng về dung lượng và giảm thiểu rủi ro giữa các vệ tinh, góp phần tăng cường độ an toàn, ổn định trong quá trình cung cấp dịch vụ; tăng cường độ an toàn cho mạng viễn thông quốc gia.
VNPT cho biết, đến thời điểm này, mọi công đoạn chuẩn bị cho việc phóng VINASAT-2 đã hoàn thành. Mới đây nhất, ngày 17/3/2012, VNPT cùng Tập đoàn Bảo hiểm Bảo việt và Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã ký hợp đồng Bảo hiểm vệ tinh VINASAT-2 với tổng trị giá 4.700 tỷ đồng.
Nâng cao vị thế Việt Nam
Như vậy, việc phóng thành công VINASAT – 2 sẽ nâng tầm Việt Nam thêm một bước trong ngành Công nghệ thông tin & Viễn thông, đồng thời khẳng định chủ quyền quốc gia trong không gian.
Trước đó, việc phóng VINASAT-1 đã đem lại những hiệu quả tích cực và rõ rệt, ngay sau khi VINASAT-1 đi vào hoạt động, một số đơn vị như VTC và VTV đã chuyển sang sử dụng tín hiệu của VINASAT-1, thay vì thuê vệ tinh của các quốc gia khác.
Trả lời phỏng vấn của báo chí, ông Lê Văn Khương – Phó TGĐ của VTC cho biết, lý do VTC chọn VINASAT-1 bởi đây là vệ tinh Việt Nam, ngoài ra VINASAT-1 còn được thiết kế và tính toán sao cho diện phủ sóng và các thông số phù hợp với địa hình và lãnh thổ Việt Nam, việc truyền dẫn cũng như chất lượng tín hiệu truyền dẫn sẽ được đảm bảo hơn so với các vệ tinh mà không được thiết kế phủ sóng cho khu vực Việt Nam.
‘Có thể nói rằng chất lượng của vệ tinh này đã vượt qua cả những chỉ tiêu tính toán. Và đặc biệt khi sử dụng vệ tinh VINASAT-1 chúng tôi nhận được sự hỗ trợ của nhà cung cấp dịch vụ rất tốt. Chúng tôi đã sử dụng các dịch vụ truyền dẫn lưu động cũng như dịch vụ truyền dẫn cố định cho dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình. Thông qua vệ tinh VINASAT-1, VTC đã triển khai được các dịch vụ truyền hình độ nét cao, truyền hình độ nét tiêu chuẩn, phục vụ cho mục đích truyền dẫn đến các trạm truyền hình mặt đất khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam cũng như phục vụ việc thu trực tiếp của từng hộ gia đình các dịch vụ này’.
Ông Nguyễn Quý Hòa, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình TP HCM cũng chia sẻ, chủ trương đưa vào sử dụng vệ tinh Việt Nam của chính phủ là tiền đề tạo môi trường cho truyền thông Việt Nam hết sức mạnh mẽ và đang có những bước phát triển hết sức tốt phục vụ công tác truyền thông cũng như tạo ra các chương trình giải trí phục vụ khán giả cả nước.
Hiện nay có thể nói không chỉ người dân Việt Nam mà cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài cũng đang được xem các chương trình Việt Nam qua vệ tinh VINASAT. HTV là một trong những đài truyền hình địa phương đầu tiên của cả nước sử dụng sử dụng dịch vụ vệ tinh VINASAT 1, và hoàn toàn hài lòng về chất lượng hình ảnh, âm thanh và các chất lượng của Vinasat 1 do công ty Viễn thông Quốc tế VTI (đơn vị triển khai vận hành VINASAT).
Hiện nhiều vùng xa của Tổ quốc cũng đã được lắp đặt trạm thu phát vệ tinh VINASAT-1 như Phú Quốc (Kiên Giang), Y Tý (Lào Cai), Mường Lát, Tèn Tằn, Hiện Kiện (Thanh Hoá)… với sự đầu tư của VNPT lên tới hàng triệu USD.
Sau thành công của Dự án phóng vệ tinh VINASAT-1 (được phóng lên quỹ đạo vào ngày 19/4/2008) như đã nói và trên cơ sở yêu cầu về tăng cường năng lực hạ tầng viễn thông quốc gia; giữ quyền của Việt Nam trong việc sử dụng tài nguyên trên quỹ đạo, từ tháng 12/2009, Dự án VINASAT-2 đã được Thủ tướng Chính phủ sớm thông qua chủ trương đầu tư và giao VNPT làm chủ đầu tư.
Sau khi phóng, VINASAT-2 và VINASAT-1 sẽ tạo thành hệ thống vệ tinh của Việt Nam, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia theo hướng hiện đại, nâng cao độ tin cậy an toàn cho mạng lưới viễn thông, thúc đẩy và phát triển các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, thương mại và các dịch vụ chuyên dùng khác.
Đây là một sự hiện mang tính dấu mốc quan trọng, bởi phát triển hệ thống vệ tinh viễn thông là một trong những định hướng phát triển hạ tầng thông tin được xác lập tại Nghị quyết 13 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Theo đó, Việt Nam cần mở rộng kết nối mạng trong nước và quốc tế thông qua việc: phát triển mạnh hệ thống kết nối đa dạng với quốc tế, hình thành siêu xa lộ thông tin trong nước và liên kết quốc tế; tiếp tục phát triển vệ tinh viễn thông, đưa vệ tinh VINASAT-2 vào hoạt động được trước năm 2015.
Phan Minh
VINASAT - 2 sẽ nằm ở vị trí 131,8 độ Đông bằng tên lửa Arian 5 của Công ty Vận tải hàng không vũ trụ Châu Âu Arianespace từ bãi phóng Kouru (Nam Mỹ), nơi đã phóng thành công vệ tinh VINASAT-1. Từ tháng 12/2009, Dự án VINASAT-2 đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua chủ trương đầu tư và giao VNPT làm chủ đầu tư và nhà cung cấp Lockheed Martin tiếp tục trở thành đối tác cung cấp vệ tinh, thiết bị trạm điều khiển và dịch vụ phóng cho vệ tinh viễn thông VINASAT-2, sau sự kiện phóng thành công VINASAT-1.
Việc phóng vệ tinh lên quỹ đạo sẽ góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam |
Vệ tinh VINASAT-2 được sản xuất trên nền tảng khung A2100 với công nghệ hiện đại, có tuổi thọ thiết kế là 15 năm. Với 30 bộ phát đáp 36MHz trên băng tần Ku (24 bộ khai thác thương mại và 6 bộ dự phòng), VINASAT-2 có khả năng phủ sóng khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận. Dung lượng truyền dẫn của VINASAT- 2 tương đương 13.000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc khoảng 150 kênh truyền hình.
Việc thực hiện dự án VINASAT-2 nhằm hướng đến mục tiêu chiến lược của quốc gia về tăng cường năng lực hạ tầng viễn thông, đáp ứng nhu cầu sử dụng vệ tinh của thị trường trong nước và khu vực; khai thác thiệu quả nguồn tài nguyên tần số và quỹ đạo vệ tinh mà Việt Nam đã đăng ký tại vị trí 131,8 độ Đông. VINASAT-2 sẽ cùng VINASAT-1 tạo thành một hệ thống vệ tinh có khả năng dự phòng về dung lượng và giảm thiểu rủi ro giữa các vệ tinh, góp phần tăng cường độ an toàn, ổn định trong quá trình cung cấp dịch vụ; tăng cường độ an toàn cho mạng viễn thông quốc gia.
VNPT cho biết, đến thời điểm này, mọi công đoạn chuẩn bị cho việc phóng VINASAT-2 đã hoàn thành. Mới đây nhất, ngày 17/3/2012, VNPT cùng Tập đoàn Bảo hiểm Bảo việt và Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã ký hợp đồng Bảo hiểm vệ tinh VINASAT-2 với tổng trị giá 4.700 tỷ đồng.
Nâng cao vị thế Việt Nam
Như vậy, việc phóng thành công VINASAT – 2 sẽ nâng tầm Việt Nam thêm một bước trong ngành Công nghệ thông tin & Viễn thông, đồng thời khẳng định chủ quyền quốc gia trong không gian.
Trước đó, việc phóng VINASAT-1 đã đem lại những hiệu quả tích cực và rõ rệt, ngay sau khi VINASAT-1 đi vào hoạt động, một số đơn vị như VTC và VTV đã chuyển sang sử dụng tín hiệu của VINASAT-1, thay vì thuê vệ tinh của các quốc gia khác.
VTC xoay chảo sang hướng đông nam - thu tín hiệu vệ tinh từ VINASAT-1 (ảnh: Khiếu Quang Bảo) |
Trả lời phỏng vấn của báo chí, ông Lê Văn Khương – Phó TGĐ của VTC cho biết, lý do VTC chọn VINASAT-1 bởi đây là vệ tinh Việt Nam, ngoài ra VINASAT-1 còn được thiết kế và tính toán sao cho diện phủ sóng và các thông số phù hợp với địa hình và lãnh thổ Việt Nam, việc truyền dẫn cũng như chất lượng tín hiệu truyền dẫn sẽ được đảm bảo hơn so với các vệ tinh mà không được thiết kế phủ sóng cho khu vực Việt Nam.
‘Có thể nói rằng chất lượng của vệ tinh này đã vượt qua cả những chỉ tiêu tính toán. Và đặc biệt khi sử dụng vệ tinh VINASAT-1 chúng tôi nhận được sự hỗ trợ của nhà cung cấp dịch vụ rất tốt. Chúng tôi đã sử dụng các dịch vụ truyền dẫn lưu động cũng như dịch vụ truyền dẫn cố định cho dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình. Thông qua vệ tinh VINASAT-1, VTC đã triển khai được các dịch vụ truyền hình độ nét cao, truyền hình độ nét tiêu chuẩn, phục vụ cho mục đích truyền dẫn đến các trạm truyền hình mặt đất khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam cũng như phục vụ việc thu trực tiếp của từng hộ gia đình các dịch vụ này’.
Vệ tinh VINASAT-2 trước khi được phóng lên quỹ đạo |
Ông Nguyễn Quý Hòa, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình TP HCM cũng chia sẻ, chủ trương đưa vào sử dụng vệ tinh Việt Nam của chính phủ là tiền đề tạo môi trường cho truyền thông Việt Nam hết sức mạnh mẽ và đang có những bước phát triển hết sức tốt phục vụ công tác truyền thông cũng như tạo ra các chương trình giải trí phục vụ khán giả cả nước.
Hiện nay có thể nói không chỉ người dân Việt Nam mà cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài cũng đang được xem các chương trình Việt Nam qua vệ tinh VINASAT. HTV là một trong những đài truyền hình địa phương đầu tiên của cả nước sử dụng sử dụng dịch vụ vệ tinh VINASAT 1, và hoàn toàn hài lòng về chất lượng hình ảnh, âm thanh và các chất lượng của Vinasat 1 do công ty Viễn thông Quốc tế VTI (đơn vị triển khai vận hành VINASAT).
Hiện nhiều vùng xa của Tổ quốc cũng đã được lắp đặt trạm thu phát vệ tinh VINASAT-1 như Phú Quốc (Kiên Giang), Y Tý (Lào Cai), Mường Lát, Tèn Tằn, Hiện Kiện (Thanh Hoá)… với sự đầu tư của VNPT lên tới hàng triệu USD.
Sau thành công của Dự án phóng vệ tinh VINASAT-1 (được phóng lên quỹ đạo vào ngày 19/4/2008) như đã nói và trên cơ sở yêu cầu về tăng cường năng lực hạ tầng viễn thông quốc gia; giữ quyền của Việt Nam trong việc sử dụng tài nguyên trên quỹ đạo, từ tháng 12/2009, Dự án VINASAT-2 đã được Thủ tướng Chính phủ sớm thông qua chủ trương đầu tư và giao VNPT làm chủ đầu tư.
Sau khi phóng, VINASAT-2 và VINASAT-1 sẽ tạo thành hệ thống vệ tinh của Việt Nam, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia theo hướng hiện đại, nâng cao độ tin cậy an toàn cho mạng lưới viễn thông, thúc đẩy và phát triển các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, thương mại và các dịch vụ chuyên dùng khác.
Đây là một sự hiện mang tính dấu mốc quan trọng, bởi phát triển hệ thống vệ tinh viễn thông là một trong những định hướng phát triển hạ tầng thông tin được xác lập tại Nghị quyết 13 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Theo đó, Việt Nam cần mở rộng kết nối mạng trong nước và quốc tế thông qua việc: phát triển mạnh hệ thống kết nối đa dạng với quốc tế, hình thành siêu xa lộ thông tin trong nước và liên kết quốc tế; tiếp tục phát triển vệ tinh viễn thông, đưa vệ tinh VINASAT-2 vào hoạt động được trước năm 2015.
Phan Minh
Bình luận