(VTC News) – Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Chính phủ, Bộ Quốc phòng tiếp tục giao thêm cho Viettel các dự án sản xuất vũ khí, khí tài quan trọng cho Quân đội.
Theo TTO, tại Hội nghị giao ban về tình hình tái cơ cấu DNNN trong năm 2014, nhiệm vụ năm 2015 được tổ chức sáng nay (27/12), Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Chính phủ, Bộ Quốc phòng tiếp tục giao thêm cho Viettel các dự án sản xuất vũ khí, khí tài quan trọng để tiếp tới thành lập một tổ hợp công nghiệp quốc phòng, góp phần nhiều hơn nữa vào việc hiện đại hoá quân đội, làm chủ các trang thiết bị quân sự.
Ông Hùng cho biết hiện nay việc tái cơ cấu của Tập đoàn này chủ yếu tập trung vào thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh, đổi mới, sắp xếp lại tổ chức, thay đổi cơ chế vận hành, cách quản lý nhằm kinh doanh tăng trưởng tốt hơn, hiệu quả hơn.
Được biết, năm 2014, doanh thu của Viettel đạt 197.000 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2013. Lợi nhuận trước thuế của Viettel là 42.000 tỷ đồng. Hiện nay Viettel đầu tư tại 9 quốc gia.
Trước đó, thông tin trên tờ Vietnam Plus cho biết, sau khi đã có đủ tiềm lực về kinh tế, Viettel đã chủ động mở rộng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm công nghệ cao, trong đó có rất nhiều sản phẩm phục vụ quốc phòng.
Hiện nay, Viettel đang tham gia nghiên cứu, sản xuất các thiết bị hiện đại cho ba trong bốn lĩnh vực đã được Bộ Quốc phòng chọn để đi thẳng lên hiện đại là Phòng không-Không quân, Hải quân, Thông tin liên lạc.
Viettel không xin ngân sách nhà nước mà trích 10% lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp để thực hiện việc nghiên cứu phát triển.
Việc Viettel tham gia nghiên cứu, chế tạo các thiết bị quân sự công nghệ cao đã giúp tiết kiệm được rất nhiều cho ngân sách quốc gia.
Trong năm 2013, Viettel cũng đã thử nghiệm thành công máy bay không người lái (UAV). Đây là thành tựu đáng kể không chỉ có ý nghĩa với Viettel mà cả quốc phòng Việt Nam.
Lãnh đạo Viettel cho hay, những mẫu UAV hiện tại của Viettel chế tạo là thiết bị hạng nhẹ phục vụ công tác trinh sát chiến dịch, chiến thuật, có thể trang bị cho các đơn vị bộ binh cấp trung đoàn trở lên hoặc các đảo nhỏ, căn cứ hải quân.
Trên cơ sở thành công của thiết bị này, Viettel sẽ hướng tới các thiết bị bay lớn hơn có tầm bao quát được 300-400km để tăng cường khả năng giám sát trên vùng biển Việt Nam.
Được biết, hiện Viettel cũng đã cung cấp cho Bộ Quốc phòng hàng nghìn bộ máy Thông tin vô tuyến điện sóng ngắn, sóng cực ngắn.
Các nhà khoa học và kỹ sư của Tập đoàn đã làm chủ công nghệ từ thiết kế nguyên lý, phần cứng, phần mềm điều khiển, xây dựng quy trình công nghệ sản xuất, quy trình kiểm soát chất lượng.
Kết quả này không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước mà còn mở ra khả năng chủ động sản xuất phục vụ trang bị cho Quân đội, đồng thời giữ được bí mật quân sự.
L.Uyên(tổng hợp)
Theo TTO, tại Hội nghị giao ban về tình hình tái cơ cấu DNNN trong năm 2014, nhiệm vụ năm 2015 được tổ chức sáng nay (27/12), Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Chính phủ, Bộ Quốc phòng tiếp tục giao thêm cho Viettel các dự án sản xuất vũ khí, khí tài quan trọng để tiếp tới thành lập một tổ hợp công nghiệp quốc phòng, góp phần nhiều hơn nữa vào việc hiện đại hoá quân đội, làm chủ các trang thiết bị quân sự.
Ông Hùng cho biết hiện nay việc tái cơ cấu của Tập đoàn này chủ yếu tập trung vào thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh, đổi mới, sắp xếp lại tổ chức, thay đổi cơ chế vận hành, cách quản lý nhằm kinh doanh tăng trưởng tốt hơn, hiệu quả hơn.
Viettel đã nghiên cứu chế tạo thành công máy bay không người lái. |
Được biết, năm 2014, doanh thu của Viettel đạt 197.000 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2013. Lợi nhuận trước thuế của Viettel là 42.000 tỷ đồng. Hiện nay Viettel đầu tư tại 9 quốc gia.
Trước đó, thông tin trên tờ Vietnam Plus cho biết, sau khi đã có đủ tiềm lực về kinh tế, Viettel đã chủ động mở rộng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm công nghệ cao, trong đó có rất nhiều sản phẩm phục vụ quốc phòng.
Hiện nay, Viettel đang tham gia nghiên cứu, sản xuất các thiết bị hiện đại cho ba trong bốn lĩnh vực đã được Bộ Quốc phòng chọn để đi thẳng lên hiện đại là Phòng không-Không quân, Hải quân, Thông tin liên lạc.
Viettel không xin ngân sách nhà nước mà trích 10% lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp để thực hiện việc nghiên cứu phát triển.
Việc Viettel tham gia nghiên cứu, chế tạo các thiết bị quân sự công nghệ cao đã giúp tiết kiệm được rất nhiều cho ngân sách quốc gia.
Trong năm 2013, Viettel cũng đã thử nghiệm thành công máy bay không người lái (UAV). Đây là thành tựu đáng kể không chỉ có ý nghĩa với Viettel mà cả quốc phòng Việt Nam.
Lãnh đạo Viettel cho hay, những mẫu UAV hiện tại của Viettel chế tạo là thiết bị hạng nhẹ phục vụ công tác trinh sát chiến dịch, chiến thuật, có thể trang bị cho các đơn vị bộ binh cấp trung đoàn trở lên hoặc các đảo nhỏ, căn cứ hải quân.
Clip: Vũ khí 'quái lạ' nhất sử dụng trong chiến tranh
Trên cơ sở thành công của thiết bị này, Viettel sẽ hướng tới các thiết bị bay lớn hơn có tầm bao quát được 300-400km để tăng cường khả năng giám sát trên vùng biển Việt Nam.
Được biết, hiện Viettel cũng đã cung cấp cho Bộ Quốc phòng hàng nghìn bộ máy Thông tin vô tuyến điện sóng ngắn, sóng cực ngắn.
Các nhà khoa học và kỹ sư của Tập đoàn đã làm chủ công nghệ từ thiết kế nguyên lý, phần cứng, phần mềm điều khiển, xây dựng quy trình công nghệ sản xuất, quy trình kiểm soát chất lượng.
Kết quả này không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước mà còn mở ra khả năng chủ động sản xuất phục vụ trang bị cho Quân đội, đồng thời giữ được bí mật quân sự.
L.Uyên(tổng hợp)
Bình luận