Việc Bộ Quốc phòng đề xuất với Chính phủ điều chuyển Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông về Tập đoàn Viettel đã nhận được nhiều ý kiến không đồng tình trong những ngày qua.
Đã có nhiều ý kiến từ cán bộ nhân viên, sinh viên Học viện, lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Học viện qua các thời kỳ và ý kiến của Tập đoàn VNPT cũng như từ dư luận xã hội bày tỏ sự không đồng tình với đề xuất điều chuyển này. Bộ Thông tin và truyền thông cũng đã có văn bản gửi Chính phủ đề nghị giữ nguyên Quyết định 888/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn VNPT giai đoạn 2014-2015, mới ký ngày 10/6/2014.
Để hiểu rõ câu chuyện và số phận của Học viện đang trực thuộc Bộ theo tinh thần Quyết định 888/QĐ-TTg, Báo VietNamNet đã phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son.
- Mấy ngày qua dư luận quan tâm việc Bộ Quốc phòng đề nghị đưa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông về trực thuộc Tập đoàn Viettel. Nhiều cán bộ lão thành, lãnh đạo, cán bộ nhân viên, sinh viên Học viện và dư luận xã hội đã có ý kiến thể hiện sự không thống nhất. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã có ý kiến với Chính phủ thể hiện quan điểm, vậy ý kiến Bộ trưởng trong việc này thế nào?
Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang thực hiện tái cơ cấu VNPT theo Đề án tái cơ cấu các Tập đoàn, Tổng công ty theo Quyết định 929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, thời gian qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham mưu, đề xuất cho Chính phủ làm được một số việc quan trọng như: bằng Quyết định 1746/QĐ-TTg của Thủ tướng, đã tách và đổi lại tên Tổng công ty Bưu chính Việt Nam thành Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) thành đơn vị độc lập.
Bằng Quyết định 888/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công ty thông tin di động MobiFone (VMS) được tách khỏi Tập đoàn VNPT, để thành lập Tổng công ty Viễn thông Mobifone và thực hiện lộ trình cổ phần hoá. Phần còn lại của Tập đoàn VNPT được tái cơ cấu và chuẩn bị thành lập 3 Tổng công ty trực thuộc (VNPT - Vinaphone; VNPT - Media; VNPT - Net).
Đến nay các doanh nghiệp thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông qua tái cơ cấu đều kinh doanh có hiệu quả, đạt các yêu cầu doanh thu, lợi nhuận, đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên.
Trong lộ trình đó, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc tách bạch giữa kinh doanh và hoạt động công ích, không để đơn vị sự nghiệp nằm trong doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước chỉ tập tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, sau 3 phiên họp của Thường trực, Ban cán sự đảng Chính phủ (ngày 07/8/2013; ngày 14/8/2013 và ngày 31/3/2014), Học viện Bưu chính Viễn thông được tách ra khỏi Tập đoàn VNPT để về trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông từ 1/7/2014; hai Trường Trung cấp Bưu chính viễn thông và CNTT đã được Thủ tướng Quyết định điều từ Tập đoàn VNPT bàn giao về hai tỉnh Hà Nam và Thái Nguyên. Bệnh viện Bưu điện cũng mới được Thủ tướng tách từ VNPT về trực thuộc Bộ Y tế.
Trong tháng 5 này Bộ TT&TT sẽ bàn giao Bệnh viện Bưu điện về Bộ Y tế. Trong tháng 7 tới sẽ tách Bưu điện Trung ương từ Tập đoàn VNPT thành Cục Bưu điện Trung ương thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Như vậy, thực hiện Quyết định 888/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1/7/2014 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông được tách ra từ Tập đoàn VNPT, đang được Bộ tập trung củng cố phát triển đúng với yêu cầu của Thủ tướng trong Quyết định 888/QĐ-TTg: "Chỉ đạo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hoạt động bảo đảm cân đối thu chi, không sử dụng ngân sách nhà nước".
Nghiêm túc thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang tập trung xây dựng Học viện thực sự là đơn vị sự nghiệp công lập - từng bước trở thành một trung tâm đào tạo lớn của Ngành, của đất nước trong việc đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, truyền thông cho xã hội nói chung và cho Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Viettel nói riêng. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao về quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực báo chí, xuất bản, bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin; tới đây Bộ sẽ bổ sung ngành đào tạo về báo chí, xuất bản, truyền thông đa phương tiện... cho Học viện theo tinh thần Quyết định số 1593/QĐ-TTg, ngày 9/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Sự phát triển lớn mạnh đầy ấn tượng của Viettel trong thời gian qua là niềm tự hào của Quân đội, của toàn ngành Thông tin và Truyền thông, góp phần khẳng định sự đúng đắn của mô hình Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước do Chính phủ tổ chức thực hiện.
Để phục vụ cho sự phát triển bền vững, chủ động trong đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của Tập đoàn Viettel, với đặc thù riêng có của một đơn vị Quân đội tham gia làm kinh tế. Theo đề nghị của Viettel, Thủ tướng đồng ý cho Viettel xây dựng một trung tâm nghiên cứu đào tạo. Điều đó thể hiện sự quan tâm lớn lao của Chính phủ đối với sự phát triển của Viettel trong hiện tại và tương lai.
Để thực hiện chủ trương trên có nhiều cách để làm, nhất là với một Tập đoàn mạnh về mọi mặt, trong đó phải kể đến là nguồn lực tài chính luôn là thế mạnh của Viettel so với các doanh nghiệp khác. Nên việc đề xuất xin Học viện CNBCVT về Tập đoàn Viettel cũng chỉ là một phương án có thể.
Song với phương án này vừa qua cho thấy nếu thực hiện sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư tình cảm của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong toàn Học viện nhất là các thế hệ cán bộ giáo viên đã từng đóng góp xây dựng Học viện từ những ngày đầu từ gian khó đi lên, để tạo dựng nên một cơ sở giáo dục đào tạo có bề dày truyền thống hơn 60 năm.
Có thể nói Học viện sinh ra và trưởng thành cùng quá trình xây dựng, phát triển gần 70 năm của ngành Thông tin và Truyền thông, nên dành được tình cảm và sự quan tâm của mọi người trong mấy ngày qua lẽ thường tình.
Trong suốt quá trình hình thành phát triển, nguồn nhân lực cũng như cơ sở vật chất của Học viện đều có nguồn gốc từ Tổng cục Bưu điện trước đây và sau này từ Tập đoàn VNPT mà có.
Tuy có những khó khăn nhất định, nhưng Tập đoàn VNPT không phải không có điều kiện để quản lý, tổ chức Học viện; mà Tập đoàn đã nuôi dưỡng, tạo điều kiện cho Học viện phát triển từ khi Học viện được đưa về Tập đoàn đến nay.
Chính thời gian ở trong “đội hình” của Tập đoàn VNPT, Học viện đã có vinh dự trở thành đơn vị Anh hùng thời kỳ đổi mới (tháng 3/2013).
Nhưng để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước như đã nói ở trên, Học viện được tách ra trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông để thành đơn vị sự nghiệp công lập, đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, trong đó Tập đoàn VNPT, Viettel, MobiFone, CMC, FPT... và các đơn vị khác trong ngành đều đã được Học viện cung cấp nguồn nhân lực.
Sau khi có những dòng ý kiến ngược chiều với đề xuất của Bộ Quốc phòng, tôi và Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel đã có cuộc gặp trực tiếp để trao đổi về việc này.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng đã nói Tập đoàn Viettel xin Học viện về Tập đoàn vì có nhu cầu tổ chức nghiên cứu phát triển, nhu cầu được cung cấp nguồn nhân lực qua đào tạo chất lượng cao cho các đơn vị của Tập đoàn trong nước và các đơn vị đang đầu tư ở trên 10 quốc gia khác.
Với khả năng tổ chức và thế mạnh về tài chính, Tập đoàn sẽ tập trung đầu tư để Học viện trở thành nhà trường đẳng cấp khu vực và quốc tế về đào tạo trong lĩnh vực vễn thông, công nghệ thông tin, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Viettel, cho các doanh nghiệp trong ngành và cho xã hội.
Mục tiêu của Viettel không phải lấy Học viện về cho riêng Tập đoàn, mà muốn góp sức trực tiếp xây dựng Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trở thành cơ sở nghiên cứu đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế, sau khoảng 10 năm khi Học viện mạnh rồi sẽ đề nghị tách ra trở thành đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, chứ không phải lấy về để mãi ở Viettel và chỉ phục vụ cho Tập đoàn Viettel. Điều này cũng nhằm mục đích góp phần hỗ trợ Bộ Thông tin và Truyền thông trong quản lý phát triển Học viện.
Nhưng khi gặp sự phản ứng của xã hội cũng như của cán bộ công nhân viên, sinh viên Học viện, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng đã thấy rằng đó là phản ứng rất tự nhiên, phù hợp thực tế, bắt nguồn từ tình cảm sâu nặng với Học viện - với truyền thống của Học viện luôn gắn liền với lịch sử truyền thống của ngành Thông tin và Truyền thông.
Trước chủ trương của Nhà nước như đã nêu ở trên và nguyện vọng của đông đảo cán bộ, giáo viên, sinh viên và dư luận của xã hội trong mấy ngày qua về việc này, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng đã nhận thấy và hoàn toàn đồng tình, chia sẻ với tình cảm và nguyện vọng chính đáng đó.
Và đồng chí Hùng đã nói với tôi rằng nếu Thủ tướng không quyết định theo như đề nghị của Bộ Quốc phòng thì Tập đoàn Viettel cam kết sẽ trở thành đối tác chiến lược hợp tác với Học viện, sẽ vẫn góp phần để đầu tư cho Học viện CNBCVT, để Học viện trở thành một cơ sở đào tạo đại học của Ngành có đẳng cấp trong khu vực.
Trước đây, khi Học viện mới tách từ VNPT về Bộ, tôi đã có lần trao đổi với đồng chí Hùng về việc Viettel giúp đỡ Học viện; đồng chí Hùng cũng đã nói Viettel sẵn sàng tặng cho Học viện phòng lab và các thiết bị cần thiết cho công tác đào tạo.
- Như vậy Viettel rất có thiện ý. Khi Học viện tiếp tục trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thì Viettel trở thành đối tác chiến lược của Học viện và vẫn có khả năng đầu tư phát triển, góp phần đưa Học viện trở thành cơ sở nghiên cứu, đào tạo có đẳng cấp khu vực của quốc tế. Với các điều kiện như vậy Bộ trưởng có nhận định ra sao về tương lai của Học viện?
Qua ý kiến của đồng chí Tổng Giám đốc Viettel cho ta hiểu thêm thiện chí của Viettel và thấy rằng thiện chí đó hoàn toàn phù hợp với Quyết định 888/QĐ-TTg của Thủ tướng mới ban hành chưa đầy một năm về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn VNPT.
Tôi thiết nghĩ rằng những gì hợp lý sẽ tồn tại và chắc chắn Thủ tướng Chính phủ sẽ có quyết định phù hợp nhất đối với sự tồn tại và tương lai phát triển của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Nếu Học viện vẫn được ổn định như Quyết định 888/QĐ-TTg, tôi tin tưởng rằng Lễ ký kết thoả thuận đối tác hợp tác chiến lược giữa Viettel và Học viên Công nghệ Bưu chính Viễn thông sẽ sớm được tổ chức như những gì đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Viettel đã trao đổi với tôi.
Nguồn: Vietnamnet
Đã có nhiều ý kiến từ cán bộ nhân viên, sinh viên Học viện, lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Học viện qua các thời kỳ và ý kiến của Tập đoàn VNPT cũng như từ dư luận xã hội bày tỏ sự không đồng tình với đề xuất điều chuyển này. Bộ Thông tin và truyền thông cũng đã có văn bản gửi Chính phủ đề nghị giữ nguyên Quyết định 888/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn VNPT giai đoạn 2014-2015, mới ký ngày 10/6/2014.
Để hiểu rõ câu chuyện và số phận của Học viện đang trực thuộc Bộ theo tinh thần Quyết định 888/QĐ-TTg, Báo VietNamNet đã phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son.
- Mấy ngày qua dư luận quan tâm việc Bộ Quốc phòng đề nghị đưa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông về trực thuộc Tập đoàn Viettel. Nhiều cán bộ lão thành, lãnh đạo, cán bộ nhân viên, sinh viên Học viện và dư luận xã hội đã có ý kiến thể hiện sự không thống nhất. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã có ý kiến với Chính phủ thể hiện quan điểm, vậy ý kiến Bộ trưởng trong việc này thế nào?
Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang thực hiện tái cơ cấu VNPT theo Đề án tái cơ cấu các Tập đoàn, Tổng công ty theo Quyết định 929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, thời gian qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham mưu, đề xuất cho Chính phủ làm được một số việc quan trọng như: bằng Quyết định 1746/QĐ-TTg của Thủ tướng, đã tách và đổi lại tên Tổng công ty Bưu chính Việt Nam thành Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) thành đơn vị độc lập.
Bằng Quyết định 888/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công ty thông tin di động MobiFone (VMS) được tách khỏi Tập đoàn VNPT, để thành lập Tổng công ty Viễn thông Mobifone và thực hiện lộ trình cổ phần hoá. Phần còn lại của Tập đoàn VNPT được tái cơ cấu và chuẩn bị thành lập 3 Tổng công ty trực thuộc (VNPT - Vinaphone; VNPT - Media; VNPT - Net).
Đến nay các doanh nghiệp thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông qua tái cơ cấu đều kinh doanh có hiệu quả, đạt các yêu cầu doanh thu, lợi nhuận, đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên.
Trong lộ trình đó, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc tách bạch giữa kinh doanh và hoạt động công ích, không để đơn vị sự nghiệp nằm trong doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước chỉ tập tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, sau 3 phiên họp của Thường trực, Ban cán sự đảng Chính phủ (ngày 07/8/2013; ngày 14/8/2013 và ngày 31/3/2014), Học viện Bưu chính Viễn thông được tách ra khỏi Tập đoàn VNPT để về trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông từ 1/7/2014; hai Trường Trung cấp Bưu chính viễn thông và CNTT đã được Thủ tướng Quyết định điều từ Tập đoàn VNPT bàn giao về hai tỉnh Hà Nam và Thái Nguyên. Bệnh viện Bưu điện cũng mới được Thủ tướng tách từ VNPT về trực thuộc Bộ Y tế.
Trong tháng 5 này Bộ TT&TT sẽ bàn giao Bệnh viện Bưu điện về Bộ Y tế. Trong tháng 7 tới sẽ tách Bưu điện Trung ương từ Tập đoàn VNPT thành Cục Bưu điện Trung ương thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Như vậy, thực hiện Quyết định 888/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1/7/2014 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông được tách ra từ Tập đoàn VNPT, đang được Bộ tập trung củng cố phát triển đúng với yêu cầu của Thủ tướng trong Quyết định 888/QĐ-TTg: "Chỉ đạo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hoạt động bảo đảm cân đối thu chi, không sử dụng ngân sách nhà nước".
Nghiêm túc thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang tập trung xây dựng Học viện thực sự là đơn vị sự nghiệp công lập - từng bước trở thành một trung tâm đào tạo lớn của Ngành, của đất nước trong việc đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, truyền thông cho xã hội nói chung và cho Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Viettel nói riêng. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao về quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực báo chí, xuất bản, bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin; tới đây Bộ sẽ bổ sung ngành đào tạo về báo chí, xuất bản, truyền thông đa phương tiện... cho Học viện theo tinh thần Quyết định số 1593/QĐ-TTg, ngày 9/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Sự phát triển lớn mạnh đầy ấn tượng của Viettel trong thời gian qua là niềm tự hào của Quân đội, của toàn ngành Thông tin và Truyền thông, góp phần khẳng định sự đúng đắn của mô hình Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước do Chính phủ tổ chức thực hiện.
Để phục vụ cho sự phát triển bền vững, chủ động trong đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của Tập đoàn Viettel, với đặc thù riêng có của một đơn vị Quân đội tham gia làm kinh tế. Theo đề nghị của Viettel, Thủ tướng đồng ý cho Viettel xây dựng một trung tâm nghiên cứu đào tạo. Điều đó thể hiện sự quan tâm lớn lao của Chính phủ đối với sự phát triển của Viettel trong hiện tại và tương lai.
Để thực hiện chủ trương trên có nhiều cách để làm, nhất là với một Tập đoàn mạnh về mọi mặt, trong đó phải kể đến là nguồn lực tài chính luôn là thế mạnh của Viettel so với các doanh nghiệp khác. Nên việc đề xuất xin Học viện CNBCVT về Tập đoàn Viettel cũng chỉ là một phương án có thể.
Song với phương án này vừa qua cho thấy nếu thực hiện sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư tình cảm của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong toàn Học viện nhất là các thế hệ cán bộ giáo viên đã từng đóng góp xây dựng Học viện từ những ngày đầu từ gian khó đi lên, để tạo dựng nên một cơ sở giáo dục đào tạo có bề dày truyền thống hơn 60 năm.
Có thể nói Học viện sinh ra và trưởng thành cùng quá trình xây dựng, phát triển gần 70 năm của ngành Thông tin và Truyền thông, nên dành được tình cảm và sự quan tâm của mọi người trong mấy ngày qua lẽ thường tình.
Trong suốt quá trình hình thành phát triển, nguồn nhân lực cũng như cơ sở vật chất của Học viện đều có nguồn gốc từ Tổng cục Bưu điện trước đây và sau này từ Tập đoàn VNPT mà có.
Tuy có những khó khăn nhất định, nhưng Tập đoàn VNPT không phải không có điều kiện để quản lý, tổ chức Học viện; mà Tập đoàn đã nuôi dưỡng, tạo điều kiện cho Học viện phát triển từ khi Học viện được đưa về Tập đoàn đến nay.
Chính thời gian ở trong “đội hình” của Tập đoàn VNPT, Học viện đã có vinh dự trở thành đơn vị Anh hùng thời kỳ đổi mới (tháng 3/2013).
Nhưng để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước như đã nói ở trên, Học viện được tách ra trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông để thành đơn vị sự nghiệp công lập, đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, trong đó Tập đoàn VNPT, Viettel, MobiFone, CMC, FPT... và các đơn vị khác trong ngành đều đã được Học viện cung cấp nguồn nhân lực.
Sau khi có những dòng ý kiến ngược chiều với đề xuất của Bộ Quốc phòng, tôi và Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel đã có cuộc gặp trực tiếp để trao đổi về việc này.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng đã nói Tập đoàn Viettel xin Học viện về Tập đoàn vì có nhu cầu tổ chức nghiên cứu phát triển, nhu cầu được cung cấp nguồn nhân lực qua đào tạo chất lượng cao cho các đơn vị của Tập đoàn trong nước và các đơn vị đang đầu tư ở trên 10 quốc gia khác.
Với khả năng tổ chức và thế mạnh về tài chính, Tập đoàn sẽ tập trung đầu tư để Học viện trở thành nhà trường đẳng cấp khu vực và quốc tế về đào tạo trong lĩnh vực vễn thông, công nghệ thông tin, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Viettel, cho các doanh nghiệp trong ngành và cho xã hội.
Mục tiêu của Viettel không phải lấy Học viện về cho riêng Tập đoàn, mà muốn góp sức trực tiếp xây dựng Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trở thành cơ sở nghiên cứu đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế, sau khoảng 10 năm khi Học viện mạnh rồi sẽ đề nghị tách ra trở thành đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, chứ không phải lấy về để mãi ở Viettel và chỉ phục vụ cho Tập đoàn Viettel. Điều này cũng nhằm mục đích góp phần hỗ trợ Bộ Thông tin và Truyền thông trong quản lý phát triển Học viện.
Nhưng khi gặp sự phản ứng của xã hội cũng như của cán bộ công nhân viên, sinh viên Học viện, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng đã thấy rằng đó là phản ứng rất tự nhiên, phù hợp thực tế, bắt nguồn từ tình cảm sâu nặng với Học viện - với truyền thống của Học viện luôn gắn liền với lịch sử truyền thống của ngành Thông tin và Truyền thông.
Trước chủ trương của Nhà nước như đã nêu ở trên và nguyện vọng của đông đảo cán bộ, giáo viên, sinh viên và dư luận của xã hội trong mấy ngày qua về việc này, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng đã nhận thấy và hoàn toàn đồng tình, chia sẻ với tình cảm và nguyện vọng chính đáng đó.
Và đồng chí Hùng đã nói với tôi rằng nếu Thủ tướng không quyết định theo như đề nghị của Bộ Quốc phòng thì Tập đoàn Viettel cam kết sẽ trở thành đối tác chiến lược hợp tác với Học viện, sẽ vẫn góp phần để đầu tư cho Học viện CNBCVT, để Học viện trở thành một cơ sở đào tạo đại học của Ngành có đẳng cấp trong khu vực.
Trước đây, khi Học viện mới tách từ VNPT về Bộ, tôi đã có lần trao đổi với đồng chí Hùng về việc Viettel giúp đỡ Học viện; đồng chí Hùng cũng đã nói Viettel sẵn sàng tặng cho Học viện phòng lab và các thiết bị cần thiết cho công tác đào tạo.
- Như vậy Viettel rất có thiện ý. Khi Học viện tiếp tục trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thì Viettel trở thành đối tác chiến lược của Học viện và vẫn có khả năng đầu tư phát triển, góp phần đưa Học viện trở thành cơ sở nghiên cứu, đào tạo có đẳng cấp khu vực của quốc tế. Với các điều kiện như vậy Bộ trưởng có nhận định ra sao về tương lai của Học viện?
Qua ý kiến của đồng chí Tổng Giám đốc Viettel cho ta hiểu thêm thiện chí của Viettel và thấy rằng thiện chí đó hoàn toàn phù hợp với Quyết định 888/QĐ-TTg của Thủ tướng mới ban hành chưa đầy một năm về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn VNPT.
Tôi thiết nghĩ rằng những gì hợp lý sẽ tồn tại và chắc chắn Thủ tướng Chính phủ sẽ có quyết định phù hợp nhất đối với sự tồn tại và tương lai phát triển của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Nếu Học viện vẫn được ổn định như Quyết định 888/QĐ-TTg, tôi tin tưởng rằng Lễ ký kết thoả thuận đối tác hợp tác chiến lược giữa Viettel và Học viên Công nghệ Bưu chính Viễn thông sẽ sớm được tổ chức như những gì đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Viettel đã trao đổi với tôi.
Nguồn: Vietnamnet
Bình luận