Sau khi chi số tiền lớn mua 2 máy bay thế hệ mới Airbus A350XWB-900 và Boeing 787-9, Vietnam Airlines phải tốn vài trăm tỷ đồng để đào tạo phi công vận hành
Các nhà chế tạo máy bay đang bước vào một kỷ nguyên mới với sự cải tiến không chỉ dừng ở việc thêm ghế, tăng khả năng chở nhiên liệu mà còn có những thay đổi lớn về thiết kế, như 2 dòng máy bay thương mại Airbus A350XWB-900 và Boeing 787-9 mà Vietnam Airlines (VNA) sắp đưa vào khai thác.
Tuyển chọn nghiêm ngặt
Cùng với sự cải tiến của nhà sản xuất, các hãng hàng không cũng phải có kế hoạch đào tạo người lái tương ứng để vận hành tốt nhất những con chim sắt thế hệ mới.
Ông Phan Xuân Đức, Phó Tổng Giám đốc VNA, cho biết không như các đợt chuyển loại khác, trong đợt tiếp nhận cùng lúc 2 máy bay thế hệ mới lần này, các phi công của hãng tỏ ra hào hứng trước sự hấp dẫn của siêu máy bay có nhiều cải tiến lớn về động cơ, tiện ích hành khách và sử dụng vật liệu hoàn toàn mới phù hợp những tiêu chí hiện đại nhất.
Trên máy bay A350-900, hành khách có thể truy cập internet và nhắn tin qua SMS. Trong ảnh: Phòng lái máy bay Airbus A350-900 Ảnh: Phương Nhung |
Hai là trong quá trình bay không có vi phạm về an toàn, kỷ luật của người lái, như vượt tốc độ cho phép, thao tác không đúng quy trình... Ba là ưu tiên những phi công được đánh giá có trình độ tốt hơn so với người cùng khóa đào tạo.
Khi đã đủ tiêu chuẩn, đa số người lái muốn chuyển lên máy bay lớn để tăng thu nhập. Đặc biệt, khi chuyển loại lên A350 và B787, không chỉ lái máy bay mới xuất xưởng, phi công còn được tiếp xúc với công nghệ máy bay mới, lái nhàn hơn mà thu nhập lại cao hơn cả chục triệu đồng mỗi tháng.
Trong đợt chuyển loại đầu tiên, chỉ có 82 phi công được gửi đi đào tạo tại Trung tâm Đào tạo của Airbus (Toulouse - Pháp) và Trung tâm Đào tạo của Boeing ở Singapore.
Đưa ra nước ngoài đào tạo
VNA cho biết trong đợt chuyển loại lên A350, các phi công đang lái A330, A321 phải qua thời gian huấn luyện tương ứng là 15-17 ngày và 21-23 ngày. Đối với phi công chưa có kinh nghiệm khai thác dòng máy bay Airbus thì bắt buộc phải qua khóa học chuyển loại toàn phần trên 30 ngày với kinh phí là 925 triệu đồng/phi công (chưa tính chi phí đi lại, ăn ở). Còn đối với phi công A330 và A321, kinh phí đào tạo tương ứng là 408 triệu đồng và 617 triệu đồng/phi công cho mỗi khóa học trong thời gian nói trên.
Đối với dòng máy bay B787-9, kinh phí đào tạo cũng không thấp hơn. Cụ thể, phi công lái B777 phải học khóa chuyển loại rút gọn trong 22 ngày với kinh phí đào tạo 625 triệu đồng/người. Riêng phi công phải chuyển loại toàn phần, kinh phí đào tạo là 878 triệu đồng/người trong 35 ngày.
Sau khi được các giáo viên của Cơ quan Quản lý hàng không dân dụng Mỹ (FAA) (phi công B787) và giáo viên của Airbus (phi công A350) kiểm tra và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa huấn luyện chuyển loại, các phi công của VNA còn tiếp tục được huấn luyện tích lũy khai thác trên máy bay.
Cụ thể, mỗi phi công chuyển loại từ B777 lên B787 và từ A330 lên A350 sẽ thực hiện từ 4-8 chặng bay dưới sự bảo trợ của giáo viên phi công Boeing và Airbus trong giai đoạn đầu khai thác (khoảng 45 ngày). Tương tự, phi công A321 lên A350 thực hiện từ 8-20 chặng, phi công A321 lên 787 thực hiện 25-40 chặng. Trong các giai đoạn tiếp theo, việc huấn luyện sẽ do giáo viên phi công của VNA đảm nhiệm.
Trong năm 2015, VNA có kế hoạch gửi đào tạo chuyển loại 62 phi công (31 tổ bay) A350 và 84 phi công (42 tổ bay) B787 với kinh phí dự kiến vài trăm tỷ đồng.
Nguồn: Người lao động
Bình luận