• Zalo

VietinBank - Hội nhập để thành công

Kinh tếThứ Ba, 07/04/2015 01:00:00 +07:00Google News

(VTC News) - Năm 2008, Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tiến hành cổ phần hóa; năm 2013 VietinBank hoàn tất bán cổ phần cho BTMU (trước đó là IFC) và trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất, cơ cấu cổ đông mạnh nhất.

(VTC News) - Năm 2008, Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tiến hành cổ phần hóa; năm 2013 VietinBank hoàn tất bán cổ phần cho BTMU (trước đó là IFC) và trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất, cơ cấu cổ đông mạnh nhất.


Cũng từ đây, VietinBank luôn vững vàng vị thế số 1 Việt Nam. VietinBank đang đặt mục tiêu đến năm 2017, trở thành ngân hàng tầm cỡ khu vực. Hãy nhìn lại từng nấc thang phát triển và lớn mạnh của VietinBank.

Lãnh đạo cấp cao của VietinBank và BTMU thường xuyên gặp gỡ, trao đổi để xây dựng sự phát triển bền vững và lâu dài giữa hai bên 

Tiềm lực tài chính mạnh


Với xuất phát điểm là một NHTM quốc doanh, VietinBank tự hào thực hiện thành công chuyển đổi hoạt động theo mô hình cổ phần hóa. Không những thế, quá trình này được VietinBank thực hiện nhanh, bài bản và thành công nhất trong các NHTM Nhà nước tại Việt Nam trên 2 phương diện: Tốc độ tăng vốn điều lệ nhanh; cơ cấu cổ đông đa dạng và lớn mạnh nhất Việt Nam.

Bằng nỗ lực phấn đấu vượt bậc, VietinBank đã tự chủ tăng vốn bằng nguồn lợi nhuận để lại qua các năm. Nhiều năm liền VietinBank dẫn đầu ngành về lợi nhuận. Năm 2014, lợi nhuận trước thuế  của VietinBank đạt 7.302 tỷ đồng.

TS. Lê Đức Thọ - Tổng Giám đốc VietinBank nhận Cúp Thương hiệu mạnh Việt Nam lần thứ XI

Nhận rõ cơ hội và thách thức của quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, bằng kinh nghiệm thực tiễn, VietinBank đã thực hiện tái cấu trúc đồng bộ trên mọi phương diện bao gồm: Mô hình tổ chức, con người; hệ thống cơ chế chính sách; công tác quản trị điều hành; hệ thống công nghệ thông tin... Tất cả những yếu tố này đều được VietinBank vận hành hướng tới thông lệ, chuẩn mực và hội nhập quốc tế.

Không chỉ dừng lại ở việc cổ phần hóa vào năm 2008, chính thức niêm yết và giao dịch cổ phiếu trên HOSE với mã chứng khoán CTG vào năm 2009; trên cơ sở phê duyệt của Chính phủ, VietinBank là ngân hàng TMCP Nhà nước đầu tiên có đối tác chiến lược nước ngoài. Trong năm 2011, VietinBank đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ thông qua bán 10% vốn cho đối tác nước ngoài là Công ty Tài chính Quốc tế (IFC).
Tổng Giám đốc VietinBank Lê Đức Thọ và Chủ tịch HĐQT Sailun ký hợp tác toàn diện 

Cuối năm 2012, VietinBank tiếp tục thành công trong việc ký kết các hợp đồng bán gần 20% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược là Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU), ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản và lớn thứ ba trên thế giới thuộc Tập đoàn MUFG.

Với quy mô lên tới trên 750 triệu USD, tương đương trên 15.000 tỷ đồng - đây là mức đầu tư lớn chưa từng có trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam cho một giao dịch M&A. Thương vụ này một lần nữa khẳng định vị thế, vai trò, uy tín và tầm quan trọng của VietinBank trên thị trường tài chính Việt Nam và khu vực.


Từ năm 2009 đến nay, sau 7 đợt phát hành tăng vốn, VietinBank đã nâng số vốn điều lệ từ 11.253 tỷ đồng lên 37.234 tỷ đồng và là ngân hàng có mức vốn điều lệ cao nhất trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.
VietinBank hợp tác với nhiều đối tác mạnh trong nước và quốc tế 

“Sở hữu” đối tác lớn


Tại thị trường ngân hàng Việt Nam, VietinBank được biết đến là ngân hàng hàng đầu, có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong thực thi các chủ trương chính sách của Chính phủ và NHNN. VietinBank hiện là đối tác của các tập đoàn, tổng công ty lớn của Việt Nam như Dầu Khí, Than và Khoáng sản, Xi măng, Tổng Công ty Lương thực Việt Nam, Hóa chất, Xăng dầu, Thép…

Bên cạnh đó, VietinBank đã thiết lập quan hệ với gần 1.000 định chế tài chính của 90 quốc gia trên toàn thế giới, là thành viên chính thức của tổ chức thanh toán liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), tổ chức thanh toán quốc tế về thẻ (VISA, MASTER), thành viên Hiệp hội Ngân hàng ASEAN và Hiệp hội Tài chính thuộc các nước APEC hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ…
VietinBank đang tích cực mở rộng thị phần hoạt động

Sự lớn mạnh của ngân hàng này còn thể hiện bằng khả năng thu xếp và tham gia tài trợ hàng nghìn tỷ đồng, hàng trăm triệu USD cho các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, với bất kỳ một chủ trương nào thì bao giờ VietinBank cũng là đơn vị triển khai kỹ lưỡng nhất và có hiệu quả . Riêng năm 2014, VietinBank đã triển khai 15 gói tín dụng ưu đãi trị giá 326 nghìn tỷ đồng, số dư 121 nghìn tỷ đồng, lãi suất các chương trình thấp nhất 4%, dành cho các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trên cả nước.

Quyết liệt đột phá trong công tác quản trị doanh nghiệp, quản trị công nghệ, quản trị nguồn lực, VietinBank đã vượt lên trong các ngân hàng cả nước ở tất cả các mảng: Huy động vốn tăng, đầu tư cho vay tăng, nợ xấu luôn ở mức an toàn và thấp nhất trong các ngân hàng hiện nay. Thành công của VietinBank còn là mở rộng quan hệ quốc tế, mở 2 chi nhánh tại Đức, được cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn tại Lào, Văn phòng đại diện ở Myanmar. VietinBank đang tích cực nỗ lực tìm kiếm thị trường để mở rộng sự hiện diện thương hiệu trong khu vực và trên thế giới.

Ông Nobuyuki Hirano, Chủ tịch của Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) cho biết: “VietinBank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam về nguồn vốn lẫn hoạt động; định hướng và ý thức quản trị điều hành lãnh đạo rất cao. Đó là lý do BTMU lựa chọn VietinBank để hợp tác, đầu tư”. Còn Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình thì kỳ vọng: Đến năm 2017, VietinBank không chỉ là ngân hàng hàng đầu Việt Nam mà còn phấn đấu trở thành ngân hàng tầm cỡ khu vực.


Gia Hân
Bình luận
vtcnews.vn