• Zalo

Việt Nam sẽ nhận tàu Kilo Hải Phòng sớm

Thế giớiThứ Hai, 08/12/2014 01:23:00 +07:00 Google News

Hiện nhà máy Admiralty chờ tàu hàng đến cảng để đưa tàu ngầm Hải Phòng lên, chở về Việt Nam từ ngày 10/12.

Thủy thủ VN hoàn tất khóa đào tạo nhanh hơn dự kiến nên tàu ngầm Hải Phòng được bàn giao chỉ sau 6 tháng kể từ lần thử nghiệm cuối.

RIA Novosti cho biết ngày 4/12, tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St. Petersburg (Nga), đại diện hải quân Việt Nam và Nga đã ký chứng nhận chấp nhận kỹ thuật tàu ngầm HQ 184 Hải Phòng (lớp Varshavyanka 636.1, NATO gọi là Kilo), chiếc tàu ngầm chạy bằng động cơ điện – diesel thứ 3 trong hợp đồng đóng 6 chiếc.
Tàu ngầm HQ 184 Hải Phòng đang chạy ở cảng St. Petersburg ngày 5/11 
Hiện nhà máy Admiralty chờ tàu hàng đến cảng để đưa tàu ngầm Hải Phòng lên, chở về Việt Nam từ ngày 10/12.

Hãng tàu chuyên chở rất có thể là Rolldock (Hà Lan) từng chở 2 tàu ngầm trước đó về Việt Nam là HQ 182 Hà Nội (cuối năm 2013) và HQ 183 TP.Hồ Chí Minh (tháng 2/2014).

Tàu ngầm HQ 184 Hải Phòng khởi đóng từ ngày 28/3/2012, hạ thuỷ ngày 28/8/2013. Ngày 28/12/2013, tàu ngầm Hải Phòng hoàn tất thử nghiệm cấp nhà máy và quay về St.Petersburg.

Đợt thử nghiệm cấp nhà máy thứ hai diễn ra từ 18 - 26/1/2014, sau đó tàu được đưa vào thử nghiệm cấp quốc gia. 
Đợt thử nghiệm cấp quốc gia đầu tiên trên biển từ ngày 2/3/2014 và đã hoàn thành tốt đẹp, tàu quay về St. Petersburg và vào ngày 14/3, Việt Nam và Nga ký chứng chỉ bàn giao kỹ thuật.

Trong thời gian các cuộc thử nghiệm, tàu Hải Phòng đã lặn 25 lần, hoạt động ở dưới mặt nước 62 giờ. Tuy nhiên tàu được bàn giao cho Việt Nam chỉ sau 6 tháng kể từ lần thử nghiệm sau cùng, có lẽ thuỷ thủ Việt Nam đã hoàn tất khoá đào tạo nhanh hơn kỳ vọng, theo trang tin RIA - Novosti.


Hiện chiếc tàu ngầm thứ tư HQ 185 Khánh Hoà (hạ thuỷ ngày 28/3/2014) đang chạy thử nghiệm. Chiếc thứ 5 HQ 185 Đà Nẵng dự kiến hạ thuỷ trong quý 1/2015, còn chiếc thứ 6 HQ 186 Bà Rịa – Vũng Tàu đã khởi đóng từ tháng 5/2014.

Được biết, quy trình đào tạo thủy thủ tàu ngầm rất khắt khe. Để trở thành thủy thủ tàu ngầm, các ứng viên thực hiện bài kiểm tra sức khỏe gồm 4 vòng rất khó khăn.

Đó là kiểm tra sức khỏe bên ngoài; xét nghiệm máy và xác định các bệnh án ban đầu; đo huyết áo, điện não, điện tâm đồ, siêu âm, nội soi và cuối cùng thí sinh phải thực hiện bài kiểm tra tiền đình (khả năng giữ thăng bằng) và khả năng chịu được áp lực lớn. Vượt qua tất cả các vòng này, ứng viên sẽ được lựa chọn.

Bên cạnh đó, huấn luyện kỹ năng chiến đấu giành lại sự sống là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhất trong chương trình đào tạo thủy thủ tàu ngầm. 
Khi tàu ngầm bị chìm do sự cố và không nổi lên được, thủy thủ có thể thoát ra khỏi tàu ở phía mũi (thông qua ông phóng lôi) và phía đuôi (thông qua nắp khoang sinh tồn).

Theo Đất Việt
Bình luận
vtcnews.vn