(VTC News) - Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ phân tích những khả năng xảy ra khi Việt Nam kiện Trung Quốc về lãnh hải.
Tiếp tục trả lời phỏng vấn VTC News về vấn đề Việt Nam kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế về các vấn đề Biển Đông, Tiến sĩ Trần Công Trục có nhận định: "Theo tôi, nếu chúng ta tiến hành kiện đúng thủ tục sẽ nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế như Philippines đã làm trước đây".
- Tiến sĩ có dự đoán gì về sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế sẽ nếu vụ kiện xảy ra trong khi hiện nay các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines đều phản đối các hành động ngang ngược của Trung Quốc trên các vùng biển quanh nước họ?
Theo tôi, nếu chúng ta tiến hành kiện đúng thủ tục sẽ nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế như Philippines đã làm trước đây.
Tất nhiên vẫn có những khó khăn, nhưng quốc tế sẽ nhận ra được thiện chí của Việt Nam và bất thiện chí của Trung Quốc qua đó ủng hộ việc làm của chúng ta.
Các căn cứ và hoạt động của Việt Nam không những thể hiện sự nghiêm túc khi áp dụng Công ước biển năm 1982 mà còn đồng thời cho thấy thiện chí của chúng ta, muốn giải quyết các vấn đề thông qua các phương pháp hòa bình để bảm bảo được sự ổn định trong khu vực và trên thế giới.
-Theo ông, để thắng trong vụ kiện này nếu được tổ chức Việt Nam cần làm những gì, tranh thủ những gì từ cộng đồng quốc tế?
Chúng đã chuẩn bị và phải tiếp tục hoàn thiện các căn cứ pháp lý mặt khác cũng phải tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, hiểu rõ được các bằng chứng sẽ đưa ra và thể hiện được thiện chí của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải tìm hiểu cơ chế, phương thức hoạt động của các cơ quan tài phán quốc tế, các thành viên trong đó để làm cho họ hiểu các vấn đề của chúng ta một cách rất thiện chí.
Việc vận đồng hành lang nhằm thay đen đổi trắng trong các vụ kiện cáo là không thiếu, chính vì thế Việt Nam cần hiểu rõ điều này và sẵn sàng đối phó.
- Với tư cách là cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ, xin ông đưa ra dự đoán của mình về quá trình tiến hành vụ kiện và kết quả của nó.
Nếu chúng ta chọn đúng chủ đề để kiện, được cơ quan tài phán quốc tế thụ lý và xác định được căn cứ hợp pháp của mình thì chiến thắng là hợp lý.
Nhưng cũng phải nhớ rằng các thay đổi sau khi kiện còn phụ thuộc nhiều vào phía bị đơn, chúng ta phải chuẩn bị kỹ càng mọi khả năng có thể xảy ra.
- Nga hiện là đối tác chiến lược của cả Việt Nam và Trung Quốc. Ông có cho rằng Nga sẽ thể hiện rõ quan điểm hay chỉ dừng lại ở mức kêu gọi đàm phán?
Đây là vấn đề liên quan đến cán cân quốc tế, thế cân bằng chiến lược giữa các cường quốc trên thế giới và trong khu vực. Là đối tác chiến lược của cả Việt Nam và Trung Quốc, Nga sẽ phải tính đến lợi ích của mình trước mỗi phản ứng.
Với riêng Việt Nam, Nga là một trong những đối tác hợp tác lâu đời và có nhiều lợi ích ví dụ như khai thác dầu khí trên biển.
Không những kinh tế, chính trị, ngoại giao Nga còn có quan hệ với Việt Nam về quân sự quốc phòng rất tốt đẹp.
Vì thế, tôi tin rằng Nga sẽ giúp đỡ và ủng hộ Việt Nam trong vụ kiện này. Đương nhiên chúng ta không thể đòi hỏi sự ủng hộ tuyệt đối, điều đó còn phụ thuộc vào lợi ích của Matxcơva mà họ phải tính toán.
- Bộ Ngoại giao Mỹ nói Bắc Kinh đang ngày càng ‘nguy hiểm’ khi đòi hỏi tàu cá các nước phải thông báo với họ khi vào Biển Đông. Quan điểm của Mỹ sẽ ra sao, thưa ông?
Rõ ràng Mỹ đã phản đối hết sức mạnh mẽ các động thái trên Biển Đông của Trung Quốc. Thời gian gần đây, nhiều nhà bình luận cho rằng lo ngại trước sự lớn mạnh của Bắc Kinh và sự mất cân bằng cán cân quốc tế nên Mỹ đã có phản ứng.
Theo tôi, Mỹ đang tính toán về thế căn bằng quốc tế trong khu vực này và họ cảm nhận được nếu không có hành động thiết thực, cụ thể thì sẽ gặp bất lợi cho vị trí của Mỹ ở đây.
Việt Nam rất tôn trọng vai trò của các cường quốc và muốn họ đóng góp cho giải quyết tranh chấp theo phương pháp hòa bình để đảm bảo sự ổn định, phát triển trong khu vực. Việt Nam chủ trương vì lợi ích chung của khu vực và thế giới, chúng ta kêu gọi Mỹ và các nước ủng hộ chúng ta.
Ngoài ra, chúng ta vẫn nhận ra được một số thế lực muốn lợi dụng chuyện này để vụ lợi để bắt tay nhau trên lưng chúng ta, từ đó nâng cao tinh thần cảnh giác để bảo vệ đất nước, dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ.
- Thưa ông, trước nay đã có những quốc gia nào tranh tụng trước tòa án quốc tế về lãnh hải, và tình hình lãnh hải sau phiên tòa có gì khác trước?
Kể từ sau khi Công ước biển 1982 ra đời thì Philippines là quốc gia đầu tiên kiện vấn đề biển ra các cơ quan tài phán quốc tế với nội dụng giải thích và áp dụng sai công ước chứ không phải tranh chấp lãnh thổ.
Chúng ta hy vọng rằng, với tất cả những việc làm thiện chí của mình Việt Nam sẽ nhận được sự ủng hộ của các nước trong khu vực và quốc tế.
Công ước biển 1982 là thành công của thế giới, cụ thể và đồ sộ, Việt Nam cần dùng công ước như căn cứ, chỗ dự để có thể giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Bên cạnh đó là hạn chế đi các yêu sách vô lý có thể chất chứa mầm họa gây ra các cuộc chiến tranh gây đổ máu cho nhân loại.
- Xin cảm ơn ông!
Tùng Đinh - Văn Việt (Thực hiện)
Tiếp tục trả lời phỏng vấn VTC News về vấn đề Việt Nam kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế về các vấn đề Biển Đông, Tiến sĩ Trần Công Trục có nhận định: "Theo tôi, nếu chúng ta tiến hành kiện đúng thủ tục sẽ nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế như Philippines đã làm trước đây".
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ - Ảnh: Tùng Đinh |
Theo tôi, nếu chúng ta tiến hành kiện đúng thủ tục sẽ nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế như Philippines đã làm trước đây.
Tất nhiên vẫn có những khó khăn, nhưng quốc tế sẽ nhận ra được thiện chí của Việt Nam và bất thiện chí của Trung Quốc qua đó ủng hộ việc làm của chúng ta.
Các căn cứ và hoạt động của Việt Nam không những thể hiện sự nghiêm túc khi áp dụng Công ước biển năm 1982 mà còn đồng thời cho thấy thiện chí của chúng ta, muốn giải quyết các vấn đề thông qua các phương pháp hòa bình để bảm bảo được sự ổn định trong khu vực và trên thế giới.
-Theo ông, để thắng trong vụ kiện này nếu được tổ chức Việt Nam cần làm những gì, tranh thủ những gì từ cộng đồng quốc tế?
Chúng đã chuẩn bị và phải tiếp tục hoàn thiện các căn cứ pháp lý mặt khác cũng phải tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, hiểu rõ được các bằng chứng sẽ đưa ra và thể hiện được thiện chí của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải tìm hiểu cơ chế, phương thức hoạt động của các cơ quan tài phán quốc tế, các thành viên trong đó để làm cho họ hiểu các vấn đề của chúng ta một cách rất thiện chí.
>>>Trung Quốc cấm đánh bắt, Hội nghề cá VN lên tiếng<<<
Việc vận đồng hành lang nhằm thay đen đổi trắng trong các vụ kiện cáo là không thiếu, chính vì thế Việt Nam cần hiểu rõ điều này và sẵn sàng đối phó.
- Với tư cách là cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ, xin ông đưa ra dự đoán của mình về quá trình tiến hành vụ kiện và kết quả của nó.
Nếu chúng ta chọn đúng chủ đề để kiện, được cơ quan tài phán quốc tế thụ lý và xác định được căn cứ hợp pháp của mình thì chiến thắng là hợp lý.
Đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam nhìn từ trên cao - Nguồn: An ninh Thủ đô |
Nhưng cũng phải nhớ rằng các thay đổi sau khi kiện còn phụ thuộc nhiều vào phía bị đơn, chúng ta phải chuẩn bị kỹ càng mọi khả năng có thể xảy ra.
- Nga hiện là đối tác chiến lược của cả Việt Nam và Trung Quốc. Ông có cho rằng Nga sẽ thể hiện rõ quan điểm hay chỉ dừng lại ở mức kêu gọi đàm phán?
Đây là vấn đề liên quan đến cán cân quốc tế, thế cân bằng chiến lược giữa các cường quốc trên thế giới và trong khu vực. Là đối tác chiến lược của cả Việt Nam và Trung Quốc, Nga sẽ phải tính đến lợi ích của mình trước mỗi phản ứng.
|
Không những kinh tế, chính trị, ngoại giao Nga còn có quan hệ với Việt Nam về quân sự quốc phòng rất tốt đẹp.
Vì thế, tôi tin rằng Nga sẽ giúp đỡ và ủng hộ Việt Nam trong vụ kiện này. Đương nhiên chúng ta không thể đòi hỏi sự ủng hộ tuyệt đối, điều đó còn phụ thuộc vào lợi ích của Matxcơva mà họ phải tính toán.
- Bộ Ngoại giao Mỹ nói Bắc Kinh đang ngày càng ‘nguy hiểm’ khi đòi hỏi tàu cá các nước phải thông báo với họ khi vào Biển Đông. Quan điểm của Mỹ sẽ ra sao, thưa ông?
Rõ ràng Mỹ đã phản đối hết sức mạnh mẽ các động thái trên Biển Đông của Trung Quốc. Thời gian gần đây, nhiều nhà bình luận cho rằng lo ngại trước sự lớn mạnh của Bắc Kinh và sự mất cân bằng cán cân quốc tế nên Mỹ đã có phản ứng.
Theo tôi, Mỹ đang tính toán về thế căn bằng quốc tế trong khu vực này và họ cảm nhận được nếu không có hành động thiết thực, cụ thể thì sẽ gặp bất lợi cho vị trí của Mỹ ở đây.
Cộng đồng thế giới kịch liệt lên án việc Trung Quốc đơn phương đưa ra các yêu sách trên Biển Đông - Ảnh minh họa |
Việt Nam rất tôn trọng vai trò của các cường quốc và muốn họ đóng góp cho giải quyết tranh chấp theo phương pháp hòa bình để đảm bảo sự ổn định, phát triển trong khu vực. Việt Nam chủ trương vì lợi ích chung của khu vực và thế giới, chúng ta kêu gọi Mỹ và các nước ủng hộ chúng ta.
Ngoài ra, chúng ta vẫn nhận ra được một số thế lực muốn lợi dụng chuyện này để vụ lợi để bắt tay nhau trên lưng chúng ta, từ đó nâng cao tinh thần cảnh giác để bảo vệ đất nước, dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ.
- Thưa ông, trước nay đã có những quốc gia nào tranh tụng trước tòa án quốc tế về lãnh hải, và tình hình lãnh hải sau phiên tòa có gì khác trước?
Kể từ sau khi Công ước biển 1982 ra đời thì Philippines là quốc gia đầu tiên kiện vấn đề biển ra các cơ quan tài phán quốc tế với nội dụng giải thích và áp dụng sai công ước chứ không phải tranh chấp lãnh thổ.
Chúng ta hy vọng rằng, với tất cả những việc làm thiện chí của mình Việt Nam sẽ nhận được sự ủng hộ của các nước trong khu vực và quốc tế.
Công ước biển 1982 là thành công của thế giới, cụ thể và đồ sộ, Việt Nam cần dùng công ước như căn cứ, chỗ dự để có thể giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Bên cạnh đó là hạn chế đi các yêu sách vô lý có thể chất chứa mầm họa gây ra các cuộc chiến tranh gây đổ máu cho nhân loại.
- Xin cảm ơn ông!
Tùng Đinh - Văn Việt (Thực hiện)
Bình luận