Ngày 3/12, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố báo cáo 79 quốc gia và vùng lãnh tổ tham gia chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) năm 2018. Đánh giá được thực hiện 3 năm một lần dựa vào 3 môn Đọc hiểu, Toán và Khoa học dành cho học sinh 15 tuổi.
Đáng chú ý, Việt Nam không có tên trên bảng xếp hạng này mặc dù có tham gia. Trong hai lần đánh giá trước, nước ta xếp ở thứ hạng cao. Đến nay, Bộ GD&ĐT Việt Nam cũng chưa có thông tin gì về kết quả này.
Theo báo cáo chi tiết, lý do OECD chưa đưa Việt Nam vào xếp hạng PISA 2018 bởi dữ liệu của Việt Nam trong cơ sở dữ liệu quốc tế, trong các báo cáo "không đầy đủ", thiếu tính nhất quán trong mẫu phản hồi.
Việt Nam tham gia bảng xếp hạng PISA lần đầu tiên vào năm 2012. Thời điểm đó, nước ta xếp thứ 8 về Khoa học, thứ 17 về Toán và 19 về Đọc hiểu trên tổng số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ. Ba năm sau, trên tổng số 72 nước, Việt Nam đứng thứ 8 về Khoa học, 22 về Toán và 32 về Đọc hiểu.
Thành tích này của Việt Nam từng khiến nhiều chuyên gia ngạc nhiên do cho rằng, xếp hạng PISA thường tỷ lệ thuận với GDP.
Đánh giá khảo sát PISA năm 2018 được hoàn thành từ tháng 4 với sự tham gia của 200 hiệu trưởng, 7.000 học sinh của 200 trường. Kết quả của học sinh Việt Nam khi tham gia khảo sát này khá cao, các môn đều vượt bậc trong thang đánh giá so với lần trước.
Kết quả quả PISA 2018 cho thấy, Trung Quốc đứng đầu thế giới về cả 3 lĩnh vực Đọc hiểu, Toán và Khoa học. Bài đánh giá chỉ được thực hiện bởi học sinh tại bốn tỉnh, thành phố gồm: Thượng Hải, Giang Tô, Bắc Kinh và Chiết Giang. Kết quả này cho rằng không thể hiện chính xác trình độ của hàng chục triệu học sinh ở các tỉnh, thành phố khác.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á đứng đầu bảng là Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.
Đánh giá về kết quả PISA 2018, ông Angel Gurria - Tổng thư ký OECD cho biết: "Hầu hết các nước OECD gần như không cho thấy sự cải thiện về thành tích kể từ khi PISA được tiến hành lần đầu tiên vào năm 2000".
Bình luận