(VTC News) – Chuyên gia giáo dục cho rằng cần phải có cái nhìn toàn diện về giáo dục Việt Nam và không thể quá mừng vui trước những kết quả vừa đạt được.
Việc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xếp hạng Việt Nam đứng thứ 12 dựa trên kết quả môn Toán và Khoa học đang khiến các chuyên gia giáo dục tại Việt Nam tranh luận sôi nổi.
Một số ý kiến cho rằng cần xem xét lại phương pháp luận của bản báo cáo. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng kết quả của bản báo cáo là đánh giá khách quan, phản ánh đúng chất lượng giáo dục Việt Nam.
Bình luận về kết quả do OECD vừa công bố, TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng bản báo cáo chưa thể hiện rõ cách tiến hành nghiên cứu với đối tượng nào, sử dựng phương pháp gì.
TS Hương nhận định, đây cũng chỉ là bảng đánh giá dựa trên kết quả môn Khoa khoa học và Toán. Trong khi đó, nếu xem xét chất lượng giáo dục cần nghiên cứu toàn diện, toàn bộ các khía cạnh ở một học sinh đã tốt nghiệp.
“Những đánh giá thiên lệch kiểu này sẽ không cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh mà sẽ gây ra các ngộ nhận không đáng có”, TS Hương lưu ý.
Bảng xếp hạng của OECD được đưa ra dựa trên sự phân tích, tổng hợp kết quả điểm thi của các kỳ thi Toán và Khoa học trên cùng một tiêu chí, cùng một thang điểm so sánh chung cho cả các nước phát triển và đang phát triển.
“Liệu những tiêu chí này có đảm bảo khi đánh giá về chất lượng giáo dục của một quốc gia? Như tôi đã nói ở trên, những nghiên cứu này sẽ không bao quát và không chính xác vì chỉ tập trung cho 2 môn Toán và Khoa học”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Ở Việt Nam, môn Khoa học (science) ở các cấp học là các bộ môn khác nhau nên không thể hiện rõ trong báo cáo.
Cùng với đó, Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng đã công bố báo cáo về "nguồn vốn con người" (HC) năm 2015 ngày 13/5. Trong đó, vị trí giáo dục Việt Nam ở 2 bảng xếp hạng chênh nhau tới 66 bậc. Nhóm dưới 15 tuổi trong bảng xếp hạng của HC thì Việt Nam đứng tận vị trí số78 và vị trí số 12 của OECD.
Đánh giá về điều này, TS Hương cho rằng kết quả nêu trên cho ta thấy kỹ năng sống cũng như kỹ năng làm việc của học sinh Việt Nam không được đánh giá cao.
Học sinh Việt Nam có kiến thức nhưng khả năng lao động, biến kiến thức đã học thành nguồn lực lao động không ổn.
Kết quả nêu trên đã thể hiện được phần nào đó hiện thực của giáo dục Việt Nam.
“Kỹ năng đúng là thứ các học sinh Việt Nam còn thiếu”, TS Hương khẳng định.
Bà Hương cho rằng, những người làm giáo dục cần nhìn nhận rõ ràng là kỹ năng của học sinh Việt Nam ở mức đáng báo động. Trong khi đó, mỗi người cần hiểu rằng kỹ năng lại là điều quan trọng hơn cả mà các nhà tuyển dụng đòi hỏi ở người lao động sau này.
Phạm Thịnh
Việc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xếp hạng Việt Nam đứng thứ 12 dựa trên kết quả môn Toán và Khoa học đang khiến các chuyên gia giáo dục tại Việt Nam tranh luận sôi nổi.
Một số ý kiến cho rằng cần xem xét lại phương pháp luận của bản báo cáo. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng kết quả của bản báo cáo là đánh giá khách quan, phản ánh đúng chất lượng giáo dục Việt Nam.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xếp hạng Việt Nam đứng thứ 12 trong bảng xếp hạng giáo dục toàn cầu |
TS Hương nhận định, đây cũng chỉ là bảng đánh giá dựa trên kết quả môn Khoa khoa học và Toán. Trong khi đó, nếu xem xét chất lượng giáo dục cần nghiên cứu toàn diện, toàn bộ các khía cạnh ở một học sinh đã tốt nghiệp.
“Những đánh giá thiên lệch kiểu này sẽ không cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh mà sẽ gây ra các ngộ nhận không đáng có”, TS Hương lưu ý.
Bảng xếp hạng của OECD được đưa ra dựa trên sự phân tích, tổng hợp kết quả điểm thi của các kỳ thi Toán và Khoa học trên cùng một tiêu chí, cùng một thang điểm so sánh chung cho cả các nước phát triển và đang phát triển.
TS Vũ Thu Hương cho rằng học sinh Việt Nam đang thiếu kỹ năng trầm trọng |
Ở Việt Nam, môn Khoa học (science) ở các cấp học là các bộ môn khác nhau nên không thể hiện rõ trong báo cáo.
Cùng với đó, Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng đã công bố báo cáo về "nguồn vốn con người" (HC) năm 2015 ngày 13/5. Trong đó, vị trí giáo dục Việt Nam ở 2 bảng xếp hạng chênh nhau tới 66 bậc. Nhóm dưới 15 tuổi trong bảng xếp hạng của HC thì Việt Nam đứng tận vị trí số78 và vị trí số 12 của OECD.
Đánh giá về điều này, TS Hương cho rằng kết quả nêu trên cho ta thấy kỹ năng sống cũng như kỹ năng làm việc của học sinh Việt Nam không được đánh giá cao.
Học sinh Việt Nam có kiến thức nhưng khả năng lao động, biến kiến thức đã học thành nguồn lực lao động không ổn.
Kết quả nêu trên đã thể hiện được phần nào đó hiện thực của giáo dục Việt Nam.
“Kỹ năng đúng là thứ các học sinh Việt Nam còn thiếu”, TS Hương khẳng định.
Bà Hương cho rằng, những người làm giáo dục cần nhìn nhận rõ ràng là kỹ năng của học sinh Việt Nam ở mức đáng báo động. Trong khi đó, mỗi người cần hiểu rằng kỹ năng lại là điều quan trọng hơn cả mà các nhà tuyển dụng đòi hỏi ở người lao động sau này.
Phạm Thịnh
Bình luận