Theo hai Nghị định mới, các công ty như Google, Facebook... sẽ phải đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam và đăng ký dịch vụ, nộp thuế theo quy định. Các chuyên gia Internet đều cho rằng, thị trường Việt Nam đủ hấp dẫn và các quy định đều hợp lý để giữ chân các đại gia nước ngoài ở lại.
Theo Dự thảo 3 Nghị định 97 mới về quản lý dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng, các tổ chức, DN nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới cho người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam sẽ phải có trách nhiệm như thực hiện biện pháp bảo vệ các thông tin riêng của người sử dụng Việt Nam hay thông báo cho người sử dụng Việt Nam bằng tiếng Việt về các rủi ro và trách nhiệm tự bảo vệ thông tin cá nhân khi đăng tải và trao đổi thông tin trên Internet; đảm bảo quyền quyết định của người sử dụng Việt Nam đối với việc cho phép tổ chức, DN nước ngoài sử dụng thông tin về nhân thân của mình.
Ngoài ra, những DN này sẽ không được tự cung cấp thông tin công cộng có nội dung vi phạm các điều cấm quy định như lợi dụng việc cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam, tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mĩ tục của dân tộc...
Trường hợp thông tin vi phạm do tổ chức, cá nhân khác cung cấp, phải phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước tại Việt Nam để loại bỏ những thông tin vi phạm.
Bên cạnh đó, các tổ chức, DN nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có số lượng lớn người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam (sẽ được Bộ TT&TT đánh giá và công bố danh sách) như Facebook, Google... sẽ phải thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam, thông báo với Bộ TT&TT các thông tin bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, số fax, địa chỉ thư điện tử của người đại diện có thẩm quyền và những cam kết bằng văn bản sẵn sàng phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước tại Việt Nam loại bỏ thông tin vi phạm các điều cấm theo quy định Dự thảo Nghị định.
Còn theo Dự thảo Nghị định về Dịch vụ CNTT, các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ xuyên biên giới muốn kinh doanh tại thị trường Việt Nam phải có giấy phép theo quy định. Ngoài ra, Bộ TT&TT sẽ có văn bản hướng dẫn chi tiết quy định quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ CNTT xuyên biên giới và đại lý kinh doanh lại dịch vụ xuyên biên giới. Cuối cùng, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn chi tiết quy định về phương thức thu thuế đối với việc kinh doanh dịch vụ CNTT xuyên biên giới.
Google, Facebook... sẽ chấp nhận quy định mới của Việt Nam?
Tại buổi Tọa đàm của Hiệp hội Internet Việt Nam góp ý cho Dự thảo Nghị định về Dịch vụ CNTT, đối với quy định quản lý các dịch vụ xuyên biên giới, bên cạnh một số ý kiến cho rằng nên bắt những DN kinh doanh dịch vụ như Google, Facebook phải đặt Văn phòng đại diện, đăng ký dịch vụ tại Việt Nam và đóng thuế cho Chính phủ Việt Nam để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa DN trong nước với DN nước ngoài. Tuy nhiên, ngay lập tức có một luồng ý kiến khác đề xuất không nên quy định quá chặt chẽ, nếu bắt doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dịch vụ xuyên biên giới phải đăng ký cấp phép để Chính phủ thu được tiền thuế thì sẽ có khả năng họ thấy phức tạp quá và quyết định đóng dịch vụ tại Việt Nam. Khi đó, đối tượng người dùng trong nước sẽ bị ảnh hưởng mạnh, người sử dụng khi cần dịch vụ thì chất lượng không tốt bằng dịch vụ của DN nước ngoài.
Trao đổi với phóng viên, ông Phan Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc VTC Online, Trưởng dự án Go.vn cho biết, các quy định Dự thảo đưa ra như đặt Văn phòng đại diện, chịu chế độ kiểm duyệt... hoàn toàn hợp lý để tạo sự công bằng giữa DN nội và ngoại.
Cùng quan điểm với ông Tuấn, ông Hà Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Vinalink Media cho rằng, năm 2011, đại diện Google đã sang Việt Nam và làm việc với Bộ TT&TT. Vì thế, không loại trừ khả năng hai bên đã có trao đổi về vấn đề đó và việc Bộ TT&TT đưa ra quan điểm lần này có thể đã có sự thỏa thuận trước với Google. "Các quy định Dự thảo đưa ra cũng không quá đáng đến mức Google không thể chấp nhận được", ông Tuấn Anh cho biết thêm.
Khi được hỏi về việc có lo ngại Google, Facebook coi thị trường Việt Nam không "đủ lớn" và rút lui hay không, ông Tuấn cho rằng, theo quan điểm cá nhân, thị trường Việt Nam nằm trong Top 3 Đông Nam Á về tốc độ phát triển Internet và sẽ đủ hấp dẫn "hút" các DN ngoại ở lại.
Theo ông Tuấn Anh, doanh thu từ Google AdWords của Google năm 2011 tại Việt Nam chiếm 50% tổng quảng cáo trực tuyến Việt Nam, vì vậy Google sẽ tuân thủ một số quy định có thể trong mức "chấp nhận được" như lọc, chặn một số tin nhạy cảm trên công cụ tìm kiếm google.com.vn khi có văn bản yêu cầu, thành lập Văn phòng đại diện hay nộp thuế nhà thầu...
"Việc Google đã đặt máy chủ tại Việt Nam là minh chứng cho việc DN này có thể sẽ chấp nhận các quy định mới trong Dự thảo", ông Tuấn Anh nhấn mạnh.
Thế Phương/ICTnews
Tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp nội và ngoại
Theo Dự thảo 3 Nghị định 97 mới về quản lý dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng, các tổ chức, DN nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới cho người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam sẽ phải có trách nhiệm như thực hiện biện pháp bảo vệ các thông tin riêng của người sử dụng Việt Nam hay thông báo cho người sử dụng Việt Nam bằng tiếng Việt về các rủi ro và trách nhiệm tự bảo vệ thông tin cá nhân khi đăng tải và trao đổi thông tin trên Internet; đảm bảo quyền quyết định của người sử dụng Việt Nam đối với việc cho phép tổ chức, DN nước ngoài sử dụng thông tin về nhân thân của mình.
Ngoài ra, những DN này sẽ không được tự cung cấp thông tin công cộng có nội dung vi phạm các điều cấm quy định như lợi dụng việc cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam, tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mĩ tục của dân tộc...
Zuck cưỡi trâu tại Việt Nam |
Trường hợp thông tin vi phạm do tổ chức, cá nhân khác cung cấp, phải phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước tại Việt Nam để loại bỏ những thông tin vi phạm.
Bên cạnh đó, các tổ chức, DN nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có số lượng lớn người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam (sẽ được Bộ TT&TT đánh giá và công bố danh sách) như Facebook, Google... sẽ phải thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam, thông báo với Bộ TT&TT các thông tin bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, số fax, địa chỉ thư điện tử của người đại diện có thẩm quyền và những cam kết bằng văn bản sẵn sàng phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước tại Việt Nam loại bỏ thông tin vi phạm các điều cấm theo quy định Dự thảo Nghị định.
Còn theo Dự thảo Nghị định về Dịch vụ CNTT, các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ xuyên biên giới muốn kinh doanh tại thị trường Việt Nam phải có giấy phép theo quy định. Ngoài ra, Bộ TT&TT sẽ có văn bản hướng dẫn chi tiết quy định quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ CNTT xuyên biên giới và đại lý kinh doanh lại dịch vụ xuyên biên giới. Cuối cùng, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn chi tiết quy định về phương thức thu thuế đối với việc kinh doanh dịch vụ CNTT xuyên biên giới.
Google, Facebook... sẽ chấp nhận quy định mới của Việt Nam?
Tại buổi Tọa đàm của Hiệp hội Internet Việt Nam góp ý cho Dự thảo Nghị định về Dịch vụ CNTT, đối với quy định quản lý các dịch vụ xuyên biên giới, bên cạnh một số ý kiến cho rằng nên bắt những DN kinh doanh dịch vụ như Google, Facebook phải đặt Văn phòng đại diện, đăng ký dịch vụ tại Việt Nam và đóng thuế cho Chính phủ Việt Nam để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa DN trong nước với DN nước ngoài. Tuy nhiên, ngay lập tức có một luồng ý kiến khác đề xuất không nên quy định quá chặt chẽ, nếu bắt doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dịch vụ xuyên biên giới phải đăng ký cấp phép để Chính phủ thu được tiền thuế thì sẽ có khả năng họ thấy phức tạp quá và quyết định đóng dịch vụ tại Việt Nam. Khi đó, đối tượng người dùng trong nước sẽ bị ảnh hưởng mạnh, người sử dụng khi cần dịch vụ thì chất lượng không tốt bằng dịch vụ của DN nước ngoài.
Trao đổi với phóng viên, ông Phan Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc VTC Online, Trưởng dự án Go.vn cho biết, các quy định Dự thảo đưa ra như đặt Văn phòng đại diện, chịu chế độ kiểm duyệt... hoàn toàn hợp lý để tạo sự công bằng giữa DN nội và ngoại.
Cùng quan điểm với ông Tuấn, ông Hà Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Vinalink Media cho rằng, năm 2011, đại diện Google đã sang Việt Nam và làm việc với Bộ TT&TT. Vì thế, không loại trừ khả năng hai bên đã có trao đổi về vấn đề đó và việc Bộ TT&TT đưa ra quan điểm lần này có thể đã có sự thỏa thuận trước với Google. "Các quy định Dự thảo đưa ra cũng không quá đáng đến mức Google không thể chấp nhận được", ông Tuấn Anh cho biết thêm.
Khi được hỏi về việc có lo ngại Google, Facebook coi thị trường Việt Nam không "đủ lớn" và rút lui hay không, ông Tuấn cho rằng, theo quan điểm cá nhân, thị trường Việt Nam nằm trong Top 3 Đông Nam Á về tốc độ phát triển Internet và sẽ đủ hấp dẫn "hút" các DN ngoại ở lại.
Theo ông Tuấn Anh, doanh thu từ Google AdWords của Google năm 2011 tại Việt Nam chiếm 50% tổng quảng cáo trực tuyến Việt Nam, vì vậy Google sẽ tuân thủ một số quy định có thể trong mức "chấp nhận được" như lọc, chặn một số tin nhạy cảm trên công cụ tìm kiếm google.com.vn khi có văn bản yêu cầu, thành lập Văn phòng đại diện hay nộp thuế nhà thầu...
"Việc Google đã đặt máy chủ tại Việt Nam là minh chứng cho việc DN này có thể sẽ chấp nhận các quy định mới trong Dự thảo", ông Tuấn Anh nhấn mạnh.
Thế Phương/ICTnews
Bình luận