Việt Nam đang có nhiều nguồn lực bị kìm hãm, trói buộc, không được giải phóng, huy động vào đầu tư phát triển nên có tâm lý túng thiếu và trông chờ vào vốn vay.
Đầu tư bằng tiền đi vay
Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội mới đây thừa nhận: “Tổng thu ngân sách nhà nước không đủ bảo đảm nguồn chi thường xuyên và trả nợ. Toàn bộ chi đầu tư đều phải dựa vào nguồn vay nợ của Chính phủ”.
Một đất nước muốn có tăng trưởng, phát triển thì phải có nguồn tiền đầu tư. Nhưng đầu tư ở Việt Nam đang trong đợi phần lớn vào vay nợ. Nhờ vay ODA, chúng ta mới làm được những công trình hạ tầng quan trọng cho phát triển như hầm Hải Vân, cầu Cần Thơ, cầu Thanh Trì, nhà ga hành khách quốc tế Tân Sơn Nhất, cầu Nhật Tân, nhà ga T2 cảng hàng không quốc tế Nội Bài…
Nhưng hiện nay, nguồn vay ODA không còn “rẻ” và dồi dào như khi Việt Nam còn là nước nghèo đói. Thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, Ngân hàng Thế giới đang xem xét chấm dứt cung cấp vốn vay ODA cho Việt Nam trong năm 2017, còn Ngân hàng phát triển Châu Á sẽ dừng cung cấp vốn vay ODA trong 1 hoặc 2 năm sau đó.
Một số quốc gia khác cũng đã dừng cho Việt Nam vay ODA như Anh, Bỉ, Đan Mạch, Tây Ban Nha… Điều đó có nghĩa, muốn vay nước ngoài, VN phải tìm đến những nguồn vốn có lãi suất cao hơn và thời gian trả nợ ngắn hơn.
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn - Giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright cho rằng, hết ODA có thể là thách thức, nhưng cũng chính là cơ hội. Cơ hội ấy trước hết là Việt Nam thoát được “bẫy chi phí”.
Chi phí đầu tư cho một dự án ODA, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, là rất cao. Chi phí này bù lại cho lãi suất thấp và kỳ hạn dài chưa hẳn đã có lợi.
“Nói tóm lại, chúng ta không nên trông đợi vào ODA nếu như không muốn nói là càng thoát ly ra khỏi ODA càng sớm thì càng tốt”, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn nhấn mạnh.
Vậy Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu ra để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới?. Đó là câu hỏi bà Victora Kwakwa, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đặt ra với VN tại Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam vào cuối năm 2015.
Câu trả lời được bà Victoria Kwakwa đề cập khi đó là Việt Nam sẽ phải dựa vào nguồn thu trong nước là chính. “Tăng cường huy động nguồn thu nội địa, tiết kiệm chi sẽ là yếu tố quan trọng giúp hoàn thành các mục tiêu phát triển mà không chịu rủi ro mất bền vững nợ”, bà Victoria Kwakwa khuyến nghị.
Tăng thu và mở rộng nguồn lực
Rõ ràng, vế đầu tiên bà Victoria Kwakwa gợi ý là “tăng thu nội địa” đã được Bộ Tài chính, Chính phủ triển khai quyết liệt. Thậm chí, các đơn vị chịu trách nhiệm nguồn thu ngân sách luôn lo lắng khi có các chính sách có thể làm giảm thu ngân sách. Điều này khiến nhiều ý kiến nghĩ đến ranh giới mong manh giữa “tăng thu” và “tận thu”.
Nhìn nhận chính sách thu thời gian qua, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: “Việc áp thu và tăng thu đang khiến cho nhiều người có cảm giác như tận thu!”.
“Tận thu ở chỗ có những khoản trước đây không phải thu, nhưng giờ người ta thu. Những khoản trước đây cho là chi phí hợp lệ, thì giờ họ bảo không hợp lệ và phải thu”, TS Nguyễn Đình Cung nói.
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn cho rằng, còn nhiều những giải pháp "thực dụng" để có thêm tiền đầu tư. Trước hết là vốn khu vực tư nhân trong nước và thứ hai là vốn nước ngoài.
Đối với vốn tư nhân trong nước, điều quan trọng là nhà nước phải giảm vai trò kinh tế của mình.
“Tôi nhấn mạnh đến vai trò kinh tế của nhà nước. Nhà nước quá ôm đồm nhiều thứ mà đáng lẽ tư nhân đã có thể làm được. Chính nhà nước đang "chèn lấn" tư nhân, khiến cho tư nhân không thể tham gia bỏ nguồn lực đầu tư, thay vào đó chỉ có thể đầu tư nhỏ để dễ rút chạy hoặc đỡ tổn thương.”, ông Tuấn lưu ý
Còn với nguồn lực như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 30 năm qua chúng ta mới chỉ thu hút được những nhà đầu tư hạng "xoàng". Quy mô các dự án FDI của chúng ta bình quân cũng chỉ 14 triệu USD là con số quá nhỏ.
Trong khi đó, với dòng vốn đầu tư gián tiếp, thị trường chứng khoán của VN hiện nay chủ yếu thu hút các nhà đầu tư cá nhân, kể cả nhà đầu tư cá nhân nước ngoài, mà thiếu đi những định chế đầu tư lớn.
Nhưng hơn hết, chuyên gia của Fulbright khẳng định: “Đúng là chúng ta đang thiếu tiền nhưng không phải là "túng thiếu" như chúng ta nghĩ”.
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn chia sẻ, nguồn lực tiềm năng của chúng ta vẫn còn nhiều, do nó bị kìm hãm, bị trói buộc, không giải phóng được nên chúng ta cảm thấy thiếu nguồn lực mà thôi.
Chẳng hạn, các DN nhà nước được giao nắm giữ một lượng lớn tài sản quốc gia như đất đai, nguồn tài nguyên, tài sản cố định, vốn tín dụng... nhưng lại không biết cách sử dụng hiệu quả.
Nhiều lô đất vàng có tiềm năng tạo ra giá trị gia tăng lớn nếu được phân bổ và sử dụng hiệu quả, thì nay chúng bị những "nhóm lợi ích" chiếm giữ hoặc tranh giành dựa trên giá trị phi thị trường.
“Nguồn lực ở đâu trên thế giới này cũng khan hiếm cả, chính vì vậy kinh tế học là phải đi giải bài toán phân bổ nguồn lực hiệu quả chứ không phải chỉ là giải bài toán huy động nguồn lực mới cho đầu tư”, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn nhấn mạnh.
Nguồn: Vietnamnet
Đầu tư bằng tiền đi vay
Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội mới đây thừa nhận: “Tổng thu ngân sách nhà nước không đủ bảo đảm nguồn chi thường xuyên và trả nợ. Toàn bộ chi đầu tư đều phải dựa vào nguồn vay nợ của Chính phủ”.
Một đất nước muốn có tăng trưởng, phát triển thì phải có nguồn tiền đầu tư. Nhưng đầu tư ở Việt Nam đang trong đợi phần lớn vào vay nợ. Nhờ vay ODA, chúng ta mới làm được những công trình hạ tầng quan trọng cho phát triển như hầm Hải Vân, cầu Cần Thơ, cầu Thanh Trì, nhà ga hành khách quốc tế Tân Sơn Nhất, cầu Nhật Tân, nhà ga T2 cảng hàng không quốc tế Nội Bài…
Các dự án đầu tư lớn cho hạ tầng hầu hết trông chờ vốn vay. |
Một số quốc gia khác cũng đã dừng cho Việt Nam vay ODA như Anh, Bỉ, Đan Mạch, Tây Ban Nha… Điều đó có nghĩa, muốn vay nước ngoài, VN phải tìm đến những nguồn vốn có lãi suất cao hơn và thời gian trả nợ ngắn hơn.
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn - Giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright cho rằng, hết ODA có thể là thách thức, nhưng cũng chính là cơ hội. Cơ hội ấy trước hết là Việt Nam thoát được “bẫy chi phí”.
Chi phí đầu tư cho một dự án ODA, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, là rất cao. Chi phí này bù lại cho lãi suất thấp và kỳ hạn dài chưa hẳn đã có lợi.
“Nói tóm lại, chúng ta không nên trông đợi vào ODA nếu như không muốn nói là càng thoát ly ra khỏi ODA càng sớm thì càng tốt”, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn nhấn mạnh.
Vậy Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu ra để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới?. Đó là câu hỏi bà Victora Kwakwa, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đặt ra với VN tại Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam vào cuối năm 2015.
Câu trả lời được bà Victoria Kwakwa đề cập khi đó là Việt Nam sẽ phải dựa vào nguồn thu trong nước là chính. “Tăng cường huy động nguồn thu nội địa, tiết kiệm chi sẽ là yếu tố quan trọng giúp hoàn thành các mục tiêu phát triển mà không chịu rủi ro mất bền vững nợ”, bà Victoria Kwakwa khuyến nghị.
Tăng thu và mở rộng nguồn lực
Rõ ràng, vế đầu tiên bà Victoria Kwakwa gợi ý là “tăng thu nội địa” đã được Bộ Tài chính, Chính phủ triển khai quyết liệt. Thậm chí, các đơn vị chịu trách nhiệm nguồn thu ngân sách luôn lo lắng khi có các chính sách có thể làm giảm thu ngân sách. Điều này khiến nhiều ý kiến nghĩ đến ranh giới mong manh giữa “tăng thu” và “tận thu”.
Nhìn nhận chính sách thu thời gian qua, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: “Việc áp thu và tăng thu đang khiến cho nhiều người có cảm giác như tận thu!”.
“Tận thu ở chỗ có những khoản trước đây không phải thu, nhưng giờ người ta thu. Những khoản trước đây cho là chi phí hợp lệ, thì giờ họ bảo không hợp lệ và phải thu”, TS Nguyễn Đình Cung nói.
Hoa Sen Vinashin, hay ụ nổi Vinalines... những biểu tượng lãnh phí của DNNN. |
Đối với vốn tư nhân trong nước, điều quan trọng là nhà nước phải giảm vai trò kinh tế của mình.
“Tôi nhấn mạnh đến vai trò kinh tế của nhà nước. Nhà nước quá ôm đồm nhiều thứ mà đáng lẽ tư nhân đã có thể làm được. Chính nhà nước đang "chèn lấn" tư nhân, khiến cho tư nhân không thể tham gia bỏ nguồn lực đầu tư, thay vào đó chỉ có thể đầu tư nhỏ để dễ rút chạy hoặc đỡ tổn thương.”, ông Tuấn lưu ý
Còn với nguồn lực như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 30 năm qua chúng ta mới chỉ thu hút được những nhà đầu tư hạng "xoàng". Quy mô các dự án FDI của chúng ta bình quân cũng chỉ 14 triệu USD là con số quá nhỏ.
Trong khi đó, với dòng vốn đầu tư gián tiếp, thị trường chứng khoán của VN hiện nay chủ yếu thu hút các nhà đầu tư cá nhân, kể cả nhà đầu tư cá nhân nước ngoài, mà thiếu đi những định chế đầu tư lớn.
Nhưng hơn hết, chuyên gia của Fulbright khẳng định: “Đúng là chúng ta đang thiếu tiền nhưng không phải là "túng thiếu" như chúng ta nghĩ”.
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn chia sẻ, nguồn lực tiềm năng của chúng ta vẫn còn nhiều, do nó bị kìm hãm, bị trói buộc, không giải phóng được nên chúng ta cảm thấy thiếu nguồn lực mà thôi.
Chẳng hạn, các DN nhà nước được giao nắm giữ một lượng lớn tài sản quốc gia như đất đai, nguồn tài nguyên, tài sản cố định, vốn tín dụng... nhưng lại không biết cách sử dụng hiệu quả.
Nhiều lô đất vàng có tiềm năng tạo ra giá trị gia tăng lớn nếu được phân bổ và sử dụng hiệu quả, thì nay chúng bị những "nhóm lợi ích" chiếm giữ hoặc tranh giành dựa trên giá trị phi thị trường.
“Nguồn lực ở đâu trên thế giới này cũng khan hiếm cả, chính vì vậy kinh tế học là phải đi giải bài toán phân bổ nguồn lực hiệu quả chứ không phải chỉ là giải bài toán huy động nguồn lực mới cho đầu tư”, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn nhấn mạnh.
Nguồn: Vietnamnet
Bình luận